Bước tới nội dung

Quan hệ nhân quả

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhân quả)

Quan hệ nhân quả (còn được gọi là nhân quả, hay nguyên nhân và kết quả) là sự ảnh hưởng trong đó một sự kiện, diễn biến, trạng thái, hay một sự vật (nguyên nhân) đóng góp vào sự xảy ra hoặc hình thành của một sự kiện, diễn biến, trạng thái, hay sự vật khác (kết quả). Nguyên nhân có thể chịu trách nhiệm một phần hoặc toàn phần cho kết quả, và kết quả có thể phụ thuộc một phần hay toàn phần vào nguyên nhân. Tuy nhiên, nói chung một quá trình thường có nhiều nguyên nhân,[1] hay còn gọi là các tác nhân của nó, và đều xảy ra ở trong quá khứ của nó. Một kết quả cũng có thể trở thành một nguyên nhân hay tác nhân của nhiều kết quả khác nữa, đều xảy ra trong tương lai của nó. Một số học giả coi khái niệm nhân quả là tiên nghiệm siêu hình so với khái niệm không gian và thời gian.[2][3][4]

Quan hệ nhân quả là một sự trừu tượng hóa diễn tả cách thế giới vận hành.[5] Do là một khái niệm cơ bản, nhân quả thường được dùng để giải thích các khái niệm khác về sự diễn biến, thay vì nó được giải thích bởi những khái niệm khác cơ bản hơn. Bởi điều này, có thể cần đến bước nhảy trực giác để có thể nắm bắt được nó.[6][7] Theo đó, nhân quả cũng thường được hiểu ngầm trong logic và cấu trúc của ngôn ngữ hàng ngày.[8]

Quan hệ nhân quả vẫn là một chủ đề quan trọng trong triết học đương đại.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Compare: Bunge, Mario (1960) [1959]. Causality and Modern Science. Nature. 187 (xuất bản 2012). tr. 123–124. Bibcode:1960Natur.187...92W. doi:10.1038/187092a0. ISBN 9780486144870. S2CID 4290073. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2018. Multiple causation has been defended, and even taken for granted, by the most diverse thinkers [...] simple causation is suspected of artificiality on account of its very simplicity. Granted, the assignment of a single cause (or effect) to a set of effects (or causes) may be a superficial, nonilluminating hypothesis. But so is usually the hypothesis of simple causation. Why should we remain satisfied with statements of causation, instead of attempting to go beyond the first simple relation that is found?
  2. ^ Robb, A. A. (1911). Optical Geometry of Motion. Cambridge: W. Heffer and Sons Ltd. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ Whitehead, A.N. (1929). Process and Reality. An Essay in Cosmology. Gifford Lectures Delivered in the University of Edinburgh During the Session 1927–1928. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 9781439118368.
  4. ^ Malament, David B. (tháng 7 năm 1977). “The class of continuous timelike curves determines the topology of spacetime” (PDF). Journal of Mathematical Physics. 18 (7): 1399–1404. Bibcode:1977JMP....18.1399M. doi:10.1063/1.523436. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  5. ^ Mackie, J.L. (2002) [1980]. The Cement of the Universe: a Study of Causation. Oxford: Oxford University Press. tr. 1. ... it is part of the business of philosophy to determine what causal relationships in general are, what it is for one thing to cause another, or what it is for nature to obey causal laws. As I understand it, this is an ontological question, a question about how the world goes on.
  6. ^ Whitehead, A.N. (1929). Process and Reality. An Essay in Cosmology. Gifford Lectures Delivered in the University of Edinburgh During the Session 1927–1928, Macmillan, New York; Cambridge University Press, Cambridge UK, "The sole appeal is to intuition."
  7. ^ Cheng, P.W. (1997). “From Covariation to Causation: A Causal Power Theory”. Psychological Review. 104 (2): 367–405. doi:10.1037/0033-295x.104.2.367.
  8. ^ Copley, Bridget (27 tháng 1 năm 2015). Causation in Grammatical Structures. Oxford University Press. ISBN 9780199672073. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2016.

Tham khảo khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]