Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Kỉnh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hoạt động trong ngành ngoại giao: sửa khoảng trắng trước dấu chấm, phẩy, replaced: , → , using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 47: Dòng 47:
Năm 1957 ông được bầu làm Chủ tịch danh dự Hội Quốc tế ngữ bảo vệ hòa bình Việt Nam. Hội Quốc tế ngữ Bảo vệ Hòa bình – tiền thân của Hội Quốc tế ngữ Esperanto Việt Nam thành lập ngày 21-1-1957 với tên đầy đủ là “Hội Quốc tế ngữ Bảo vệ Hòa bình Việt Nam” (VPEA: Vjetnama Pacdefenda Esperantista Asocio).<ref name="vea.vn">http://vea.vn/view/1550_tham-mo-dong-chi-nguyen-van-kinh-mot-trong-cac-nha-sang-lap-hoi-quoc-te-ngu-viet-nam.htm</ref>
Năm 1957 ông được bầu làm Chủ tịch danh dự Hội Quốc tế ngữ bảo vệ hòa bình Việt Nam. Hội Quốc tế ngữ Bảo vệ Hòa bình – tiền thân của Hội Quốc tế ngữ Esperanto Việt Nam thành lập ngày 21-1-1957 với tên đầy đủ là “Hội Quốc tế ngữ Bảo vệ Hòa bình Việt Nam” (VPEA: Vjetnama Pacdefenda Esperantista Asocio).<ref name="vea.vn">http://vea.vn/view/1550_tham-mo-dong-chi-nguyen-van-kinh-mot-trong-cac-nha-sang-lap-hoi-quoc-te-ngu-viet-nam.htm</ref>


Khi về nước ông làm Phó [[Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]], Bí thư Đảng Đoàn các tổ chức đoàn kết và hữu nghị.
Khi về nước ông làm Phó [[Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]], Bí thư Đảng Đoàn Các tổ chức đoàn kết và hữu nghị.


Từ 1974 – 1978, ông là Chủ tịch và từ 1980 – 1981, là Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam – Liên Xô.
Từ 1974 – 1978, ông là Chủ tịch và từ 1980 – 1981, là Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam – Liên Xô.
Dòng 69: Dòng 69:
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1]]
[[Thể loại:Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III]]
[[Thể loại:Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh]]
[[Thể loại:Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh]]
[[Thể loại:Trung ương Cục miền Nam]]
[[Thể loại:Trung ương Cục miền Nam]]

Phiên bản lúc 07:05, ngày 20 tháng 12 năm 2013

Nguyễn Văn Kỉnh (1916 - 1981) là nhà cách mạng hoạt động trong lĩnh vực tuyên huấn, nhà ngoại giao Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, khóa III, người hai lần làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn vào năm 1945 và 1954, Phó bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Phó Ban Tuyên huấn Trung ương, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô, Phó ban Đối ngoại Trung ương.

Ông có bí danh là Thượng Vũ, Trung Nam, anh Tư Kỉnh.

Ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Sài Gòn trong một gia đình trí thức có quốc tịch Pháp, học trường Huỳnh Công Phát.

Hoạt động báo chí cách mạng

Ông tham gia cách mạng năm 1932. Năm 1933, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu cử vào Xứ ủy Nam Kỳ, tổ chức và lãnh đạo Hội Liên hiệp Thanh niên Sài Gòn.

Ông tham gia hoạt động báo chí là cây viết báo lớn: báo Thanh Niên Đỏ (năm 1932), báo L’Avant Garde, Dân Chúng (trong Mặt trận Dân chủ 1937 - 1939), báo Giải Phóng (1941), báo Cứu Quốc của Việt Minh (1945), tạp chí Mácxít, báo Thống Nhất, báo Nhân Dân Miền Nam (kháng chiến chống Pháp).

Năm 1935, bị Pháp bắt, kết án 1 năm tù, sau chuyển thành 18 tháng án treo.

Năm 1936, tham gia vận động phong trào Đông Dương Đại hội. Năm 1939, ủy viên Liên khu tỉnh ủy Miền Đông.

Ông tham gia Ban lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ. Tại cuộc hội nghị Xứ ủy Nam kỳ mở rộng vào hạ tuần tháng 1-1941 ở xã Đa Phước huyện Cần Giuộc để kiểm điểm nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Nam kỳ và chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa lần thứ hai, ông được bầu vào cơ quan lãnh đạo đầu não của Xứ ủy Nam kỳ, trực tiếp phụ trách công tác tuyên huấn và tờ báo “Giải phóng” - cơ quan tuyên truyền của Xứ ủy.[1]

Cơ quan của báo “Giải phóng” được thiết lập tại Hố Bần thuộc vùng ven đô thành phố Sài Gòn. Báo ra được 11 số – từ ngày 22-1-1941 đến 16-7-1941 thì tạm ngưng, vì Nguyễn Văn Kỉnh bị địch bắt lần thứ tư vào đầu tháng 8-1941 và bị kết án tử hình cùng với 157 đồng chí khác đã tham gia cuộc khởi nghĩa Nam kỳ. Sau đó, một số người được giảm xuống án tù chung thân - trong số này có Nguyễn Văn Kỉnh.

Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, ông thoát khỏi nhà tù trở về Sài Gòn hoạt động. Ông được bổ sung vào Xứ ủy Nam Kỳ phụ trách tuyên truyền kiêm Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn từ tháng 5/1945, ông đã góp phần quan trọng trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn.

Lãnh đạo quân dân Nam Bộ trong Kháng chiến chống Pháp

Ngày 06/01/1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam đại diện tỉnh Hà Tiên.

Sau ngày Nam Bộ Kháng chiến 23/9/1945, ông hoạt động chủ yếu ở Nam Bộ hoạt động chủ yếu về công tác tuyên huấn.[cần dẫn nguồn]. Năm 1947 khi thành lập Xứ ủy Nam Bộ do ông Lê Duẩn làm Bí thư, ông được bầu làm Phó Bí thư thường trực Xứ ủy Nam Bộ cùng với ông Nguyễn Đức Thuận.[2] Ông còn là Giám đốc trường Đảng nổi tiếng của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - trường Trường Chinh tại chiến khu Đồng Tháp Mười. Ông có biệt danh là anh Tư hay Tư Kỉnh.

Tại Đại hội lần thứ hai của Đảng năm 1951, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, là một trong sáu thành viên tham gia thành lập Trung ương Cục miền Nam cùng với các ông Lê Đức Thọ, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, được giao phụ trách Văn phòng Trung ương Cục.[3]. Trung ương Cục miền Nam là một bộ phận trong Bộ Tham mưu chiến đấu tối cao của Đảng, hoạt động ở chiến trường xa Trung ương và Hồ Chí Minh, đảm đương trách nhiệm nặng nề là lãnh đạo quân dân ta ra sức đánh bại đội quân viễn chinh xâm lược Pháp trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ ở miền cực Nam đất nước.

Ông dùng bút danh Trung Nam (viết tắt của Trung ương Cục miền Nam) để viết báo trong những năm kháng chiến. Với cương vị Phó Bí thư thường trực Xứ ủy Nam Bộ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, ông thường ký tên trong công văn, giấy tờ báo cáo công điện gởi ra Trung ương, cũng như cho các cơ quan Quân, Dân, Chính, Đảng ở các cấp.

Ông không bao giờ tự nói về mình, luôn toát lên phong cách của một con người hiền hậu, khiêm tốn, vui vẻ, gần gũi. Ông gần cán bộ đến mức mỗi khi tiếp xúc không ai có cảm giác mối quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa cấp trên và cấp dưới. Ông sống tự nhiên, không bao giờ kiểu cách, phô trương.

Về phương pháp công tác, vì ông là ủy viên thường trực của Xứ ủy rồi của T.Ư Cục nên cán bộ các ban, ngành, sở, đoàn thể thường xuyên đến xin ý kiến ông. Ông luôn chăm chú nghe, trao đổi, giải thích, tiếp thu rồi chỉ đạo rất sâu sắc, toàn diện, từ công tác người Hoa, Cao Đài, Hòa Hảo, trí thức, địa chủ yêu nước, công tác của công đoàn, nông hội, thanh niên, phụ nữ, Công giáo, người Khơme[4]

Năm 1954, ông làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, sau đó tập kết ra Bắc, làm Phó ban Tuyên huấn Trung ương.

Tại đại hội lần thứ ba của Đảng năm 1960, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoạt động trong ngành ngoại giao

Từ năm 1955 đến 1974 ông chuyển sang ngành ngoại giao, được Đảng và Nhà nước tín nhiệm cử giữ các chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam thứ hai tại Liên Xô trong thời gian 10 năm từ năm 1956 đến năm 1966,[5](đại sứ Việt Nam tại Liên Xô đầu tiên là ông Nguyễn Lương Bằng, người kế nhiệm là ông Nguyễn Thọ Chân) và Rumani, Anbani, phụ trách Ủy ban đoàn kết Á - Phi và Mỹ Latinh.

Năm 1957 ông được bầu làm Chủ tịch danh dự Hội Quốc tế ngữ bảo vệ hòa bình Việt Nam. Hội Quốc tế ngữ Bảo vệ Hòa bình – tiền thân của Hội Quốc tế ngữ Esperanto Việt Nam thành lập ngày 21-1-1957 với tên đầy đủ là “Hội Quốc tế ngữ Bảo vệ Hòa bình Việt Nam” (VPEA: Vjetnama Pacdefenda Esperantista Asocio).[6]

Khi về nước ông làm Phó Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng Đoàn Các tổ chức đoàn kết và hữu nghị.

Từ 1974 – 1978, ông là Chủ tịch và từ 1980 – 1981, là Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam – Liên Xô.

Do bị bệnh nặng ông mất ngày 26/10/1981 tại Hà Nội, thọ 65 tuổi. An táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Mai Dịch, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.[6]

Vinh danh

Với những công lao to lớn đã đóng góp với Đảng, với dân, Nguyễn Văn Kỉnh xứng đáng được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương như: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 1981, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2005[7]

Năm 2012 Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lấy tên ông đặt cho một con đường tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2. Đó là đường số 3 dự án 174 ha, phường Thạnh Mỹ Lợi, từ đường A dự án 174 ha đến đường H dự án 174 ha, dài 1.750m.[8]

Nguồn tham khảo