Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuy Phước”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 61: Dòng 61:
{{tham khảo}}
{{tham khảo}}


{{Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Tuy Phước}}
{{Danh sách xã, phường, thị trấn (Bình Định)}}
{{Các huyện thị Bình Định}}
{{Các huyện thị Bình Định}}
{{Huyện thị Nam Trung Bộ}}
{{Huyện thị Nam Trung Bộ}}

Phiên bản lúc 07:26, ngày 16 tháng 12 năm 2015

Tuy Phước
Huyện
Huyện Tuy Phước
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
TỉnhBình Định
Phân chia hành chính2 thị trấn và 11 xã
Địa lý
Diện tích216,77 km²
Dân số (2005)
Tổng cộng185.974 người

Tuy Phước là một huyện của Việt Nam, nằm trong tỉnh Bình Định,

Thông tin chung

Phía tây giáp với huyện Vân Canh, phía đông và bắc là Thị xã An Nhơn, huyện Phù Cát, và Thành phố Quy Nhơn ở phía đông và nam.

Huyện có diện tích là 216,77 km². Dân số là 185.974 người (2005).

Trong huyện có 13 đơn vị hành chính cấp xã gồm các thị trấn Tuy Phước, Diêu Trì và 11 xã: Phước An, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Hưng, Phước Lộc, Phước Nghĩa, Phước Quang, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Thuận.

Địa hình của huyện là địa hình đồng bằng tích tụ ven sông và đồng bằng duyên hải ở phía đông huyện. Đầm Thị Nại ở phía Đông huyện.

Tuy Phước là huyện thuần nông, trồng lúa, màu, rau câu, mía, cây ăn quả, chăn nuôi bò, gia cầm, cá, tôm, đánh bắt và chế biến hải sản. Công nghiệp kém phát triển, chủ yếu là sản xuất xi măng, đá xây dựng, khai thác cao lanh.

Về giao thông có các tuyến quốc lộ 1A, 19, đường sắt Thống Nhất chạy qua.

Trước đây huyện Tuy Phước thuộc phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định; từ năm 1976, thuộc tỉnh Nghĩa Bình; năm 1986, xã Phước Thạnh được sáp nhập vào thành phố Quy Nhơn (sau chia thành 2 phường Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu thuộc thành phố Quy Nhơn); từ năm 1989, trở lại thuộc tỉnh Bình Định; năm 2005, xã Phước Mỹ được sáp nhập về thành phố Quy Nhơn.

Văn hóa lịch sử

Tuy Phước là vùng đất có truyền thống văn hóa, là nơi sản sinh ra các nhân vật văn hóa như ông tú Nguyễn Diêu, danh nhân văn hóa Đào Tấn, nhà thơ Xuân Diệu...

Nhân dân Tuy Phước sớm có mặt trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Từ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX cho đến các phong trào đòi dân sinh, dân chủ những năm 1936-1939, phong trào chống Nhật, Pháp và giành chính quyền 1939-1945, Tuy Phước đã đóng góp vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc với những cái tên: Đào Doãn Địch, Lê Tuyên, Võ Trứ... Đặc biệt, sự ra đời của chi bộ Đềpô Diêu Trì vào tháng 9-1939 - chi bộ cộng sản đầu tiên của công nhân Diêu Trì cũng như toàn ngành đường sắt Bình Định do đồng chí Nguyễn Đình Thụ làm bí thư - đã đánh dấu bước trưởng thành của phong trào công nhân xe lửa Diêu Trì và ghi nhận sự phát triển vượt bậc phong trào cách mạng của nhân dân Tuy Phước.

Trong kháng chiến chống Mỹ, với điều kiện của vùng ven đô, bất chấp máy chém và bom đạn tàn khốc, biết bao khó khăn và tổn thất tưởng chừng không gượng nổi, Tuy Phước từ tay không vùng lên diệt ác phá ấp chiến lược, không chỉ dẫn đầu trong phong trào Đồng Khởi mở màn ở đồng bằng Bình Định mà còn đi đầu trong cuộc đọ sức quyết liệt với quân Mỹ và chư hầu. Khu Đông Tuy Phước là căn cứ địa vững chắc, là nơi xuất phát những đội trinh sát, đặc công hoạt động ở nội thành Quy Nhơn. Trong thời kỳ này đã xuất hiện những tấm gương chiến đấu ngoan cường và lập công xuất sắc, đó là các liệt sĩ: Đào Thị Hoa, Nguyễn Thị Danh, Lê Đình Long…

Và bây giờ, khi chiến tranh lùi xa hơn 40 năm, Tuy Phước đã và đang trong cuộc hành trình tiến về phía trước với rất nhiều cơ hội và thử thách.

Tham khảo

Bản mẫu:Danh sách xã, phường, thị trấn (Bình Định) Bản mẫu:Các huyện thị Bình Định Bản mẫu:Huyện thị Nam Trung Bộ