Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vĩnh Bảo”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 21: Dòng 21:


== Lịch sử ==
== Lịch sử ==
Huyện Vĩnh Bảo được triều đình [[nhà Nguyễn]] thành lập năm 1838 trên cơ sở tách 3 tổng (Đông Am, Thượng Am, Ngải Am) thuộc huyện Vĩnh Lại sát nhập với 5 tổng (An Bồ, Viên Lang, Đông Tạ, Bắc Tạ, Can Trì) thuộc huyện Tứ Kỳ ([[Hải Dương]]).<ref>{{chú thích web | url = http://vneconomy.vn/20130807094129829P9920C9923/vinh-bao-tu-truyen-thong-toi-thanh-cong.htm | tiêu đề = Vĩnh Bảo: Từ truyền thống tới thành công | author = | ngày = | ngày truy cập = 25 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam | ngôn ngữ = }}</ref>
Huyện Vĩnh Bảo được triều đình [[nhà Nguyễn]] thành lập năm 1838 trên cơ sở tách 3 tổng (Đông Am, Thượng Am, Ngải Am) thuộc huyện Vĩnh Lại sát nhập với 5 tổng (An Bồ, Viên Lang, Đông Tạ, Bắc Tạ, Can Trì) thuộc huyện Tứ Kỳ ([[Hải Dương]]).<ref>{{chú thích web | url = http://vneconomy.vn/20130807094129829P9920C9923/vinh-bao-tu-truyen-thong-toi-thanh-cong.htm | tiêu đề = Vĩnh Bảo: Từ truyền thống tới thành công | author = | ngày = | ngày truy cập = 25 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam | ngôn ngữ = }}</ref>. Sau [[Cách mạng tháng Tám]] [[1945]] và sau năm [[1954]], huyện Vĩnh Bảo thuộc [[Kiến An (tỉnh)|tỉnh Kiến An]]. Từ năm [[1962]] đến nay, huyện Vĩnh Bảo thuộc thành phố [[Hải Phòng]], ban đầu bao gồm 19 xã như hiện nay. Năm [[1986]], thành lập [[Vĩnh Bảo (thị trấn)|thị trấn Vĩnh Bảo]] - thị trấn huyện lị của huyện này - trên cơ sở 223,8 hécta diện tích tự nhiên với 4.336 nhân khẩu của xã Tân Hưng và 28 hécta diện tích tự nhiên với 1.061 nhân khẩu của xã Nhân Hòa.


== Vị trí địa lý ==
== Vị trí địa lý ==

Phiên bản lúc 09:27, ngày 16 tháng 12 năm 2015

Vĩnh Bảo
Huyện
Huyện Vĩnh Bảo
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHải Phòng
Huyện lỵthị trấn Vĩnh Bảo
Phân chia hành chính1 thị trấn, 29 xã
Địa lý
Diện tích181 km²
Dân số
Tổng cộng191.000 người
Khác
Websitehttp://haiphong.gov.vn/Portal/Default.aspx?Organization=HVB

Vĩnh Bảohuyện trọng điểm về nông nghiệp của thành phố Hải Phòng với diện tích đất tự nhiên 181 km², dân số 191.000 người. Đây là huyện có nhiều nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng như: dệt vải, dệt thảm, chiếu cói, mây tre đan, tạc tượng, sơn mài, điêu khắc gỗ, thêu mỹ nghệ, thuốc lào....

Lịch sử

Huyện Vĩnh Bảo được triều đình nhà Nguyễn thành lập năm 1838 trên cơ sở tách 3 tổng (Đông Am, Thượng Am, Ngải Am) thuộc huyện Vĩnh Lại sát nhập với 5 tổng (An Bồ, Viên Lang, Đông Tạ, Bắc Tạ, Can Trì) thuộc huyện Tứ Kỳ (Hải Dương).[1]. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 và sau năm 1954, huyện Vĩnh Bảo thuộc tỉnh Kiến An. Từ năm 1962 đến nay, huyện Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng, ban đầu bao gồm 19 xã như hiện nay. Năm 1986, thành lập thị trấn Vĩnh Bảo - thị trấn huyện lị của huyện này - trên cơ sở 223,8 hécta diện tích tự nhiên với 4.336 nhân khẩu của xã Tân Hưng và 28 hécta diện tích tự nhiên với 1.061 nhân khẩu của xã Nhân Hòa.

Vị trí địa lý

Ở vị trí tiếp giáp giữa Hải Phòng với các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, huyện Vĩnh Bảo là một huyện giữ vai trò trọng yếu trong phát triển vùng kinh tế ngoại thành Hải Phòng. Điểm cực Đông của huyện là cửa của sông Hóa đổ vào sông Thái Bình, trước khi sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ (biển Đông), phía Tây Bắc huyện giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Tiên Lãng (Hải Phòng). Huyện có Quốc lộ 10 sang Thái Bình (hướng Tây Nam), hướng ngược lại lên phía Bắc là hướng đi trung tâm thành phố Hải Phòng qua các huyện Tiên Lãng, An Lão. Huyện Vĩnh Bảo được bao bọc kín xung quanh bởi ba con sông:

  • Sông Luộc phía Tây Bắc, là ranh giới của huyện với tỉnh Hải Dương;
  • Sông Hóa ở phía Tây Nam và Nam, gần như là ranh giới của huyện với tỉnh Thái Bình;
  • Sông Thái Bình làm ranh giới giữa huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng.

Hành chính

Huyện Vĩnh Bảo có 1 thị trấn Vĩnh Bảo và 29 xã: An Hòa, Cao Minh, Cổ Am, Cộng Hiền, Đồng Minh, Dũng Tiến, Giang Biên, Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hưng Nhân, Hùng Tiến, Liên Am, Lý Học, Nhân Hòa, Tam Cường, Tam Đa, Tân Hưng, Tân Liên, Thắng Thủy, Thanh Lương, Tiền Phong, Trấn Dương, Trung Lập, Việt Tiến, Vĩnh An, Vĩnh Long, Vĩnh Phong, Vinh Quang, Vĩnh Tiến.

Kinh tế

Kinh tế Vĩnh Bảo chủ yếu dựa vào nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Những năm gần đây với sự ra đời của cụm công nghiệp Tân Liên, vấn đề việc làm đã phần nào được giải quyết và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện. Nhưng sự thiếu thốn cơ sở vật chất khiến khu công nghiệp trở nên khó hấp dẫn các nhà đầu tư. Không những vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường từng ngày đang đe dọa đời sống người dân.

Các trường THPT

  • Trường THPT Vĩnh Bảo - Địa chỉ Thị trấn Vĩnh Bảo
  • Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - Địa chỉ Xã Lý Học
  • Trường THPT Cộng Hiền - Địa chỉ Xã Cộng Hiền
  • Trường THPT Tô Hiệu - Địa chỉ QL 10 qua địa phận xã Vĩnh An
  • Trường THPT Nguyễn Khuyến - Địa chỉ Khu phố Bắc Hải Thị trấn Vĩnh Bảo
  • Trung tâm giáo dục thường xuyên - Địa chỉ Khu phố Bắc Hải Thị trấn Vĩnh Bảo

Thư viện ảnh

Chú thích

  1. ^ “Vĩnh Bảo: Từ truyền thống tới thành công”. VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam. Truy cập 25 tháng 9 năm 2015.

Bản mẫu:Danh sách đơn vị hành chính thuộc thành phố Hải Phòng Bản mẫu:Các quận huyện thuộc Hải Phòng Bản mẫu:Huyện thị Đồng bằng sông Hồng