Sông Luộc đã có từ xa xưa, thời cổ mang tên Phổ Đà hay Đà Lỗ, gọi tắt là sông Đà. Vì ở phía Bắc có sông Đà, nên sau này sông Đà dưới xuôi gọi tên theo giáp Lục ở thượng lưu sông. Theo bản đồ hành chính thời Nguyễn của phân phủ Thái Bình, hay huyện Tiên Lữ (phủ Khoái Châu), huyện Hưng Nhân (phủ Tân Hưng)…thì sông này vẫn mang tên Lục (淥). Từ thời Đồng Khánh (1886 – 1888) về sau, chữ quốc ngữ đã được phổ cập và tại phía Bắc nước ta có sông Lục Đầu (六頭江) và một phụ lưu của sông Thương là sông Lục Nam (陸南江) nữa, nên sông Lục (淥江) từ giang phận phủ Khoái Châu - Tân Hưng về phủ Ninh Giang được gọi theo Nôm hóa là Luộc để tránh bị nhầm lẫn, vì 3 sông có tên đồng âm. Là một trong những con sông nối sông Hồng với sông Thái Bình[1][2][3][4]. Điểm đầu là ngã ba giao với sông Hồng tại Phương Trà - xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đoạn đầu của sông Luộc là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Điểm cuối là Quý Cao, xã Giang Biên, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (gặp sông Thái Bình). Sông có chiều dài 72 km; các loại tàu thuyền, xà lan có tải trọng dưới 300 tấn đều có thể vận tải trên sông cả hai mùa.
Tố Như (tức Nguyễn Du) có bài thơ về sông Phú Nông bằng chữ Nho nhắc đến nơi có sông, có núi, dãy núi này có nhiều chiến tích (vãng sự - 往事), nơi có thành quách cũ đã từng nổi tiếng một thời, nhưng nay đã hoang phế và cảnh thuyền bè buôn bán tấp nập trên bến sông này. Sông bắt nguồn từ trang Phú Nông, huyện Phù Ninh, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây tới ngã 3 sông Hạc, sau này là sông Thao, nay là sông Hồng thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mà người dịch Thảo Nguyên nhầm là sông Luộc với nội dung như sau:
Cầu Chanh (chính xác hơn là cầu Tranh); nối liền hai làng Tranh Chử - huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng với làng Tranh Xuyên cũ (nay là Thị trấn Ninh Giang) - Huyện Ninh Giang - Tỉnh Hải Dương