Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SieBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: jv:Sosialisme
n robot Dời: lv:Sociālisms
Dòng 78: Dòng 78:
[[ku:Sosyalîzm]]
[[ku:Sosyalîzm]]
[[la:Socialismus]]
[[la:Socialismus]]
[[lv:Sociālisms]]
[[lt:Socializmas]]
[[lt:Socializmas]]
[[ln:Sosialisimɛ]]
[[ln:Sosialisimɛ]]

Phiên bản lúc 22:50, ngày 6 tháng 1 năm 2010

Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế-xã hội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thể cộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn[1]. Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước. Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì chủ nghĩa xã hội có đặc tính là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được "cộng đồng hóa".

Phong trào xã hội hiện nay bắt đầu từ phong trào của giai cấp lao động trong cuối thế kỷ 19. Trong thời gian đó, cụm từ "chủ nghĩa xã hội" thường được dùng để nói về những phê phán của các nhà phê bình xã hội châu Âu khi họ phê bình về chủ nghĩa tư bản và về khái niệm sở hữu riêng. Đối với Karl Marx, người đã đóng góp một phần lớn trong việc xây dựng phong trào xã hội hiện đại, thì chủ nghĩa xã hội sẽ là một hệ thống kinh tế-xã hội sau khi một cuộc cách mạng đã nổ ra để chuyển quyền điều khiển các phương tiện sản xuất từ tay của một số ít sang tay của một tập thể. Sau đó, xã hội đó sẽ tiến sang chủ nghĩa cộng sản.

Có rất nhiều tư tưởng và phong trào được gọi, hay tự gọi, là theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng từ thế kỷ 19 đến nay, những người theo chủ nghĩa xã hội đã không thể đưa ra một tư tưởng hay một kế hoạch chung cho họ. Trái lại, những người theo chủ nghĩa xã hội tự chia họ ra nhiều nhánh khác nhau và nhiều khi đối nghịch nhau, nhất là giữa những người theo nhánh chủ nghĩa xã hội cải cách và những người theo chủ nghĩa cộng sản.

Kể từ thế kỷ 19 những người theo chủ nghĩa xã hội đã có những lối nhìn khác nhau cho chủ nghĩa này dưới góc độ của một hệ thống về cách tổ chức kinh tế. Một số người muốn quốc hữu hóa hoàn toàn các phương tiện sản xuất, trong khi những người dân chủ xã hội đề nghị chỉ quốc hữu hóa một số kỹ nghệ chính trong phạm vi của một nền kinh tế hỗn hợp giữa thị trường và nhà nước. Những người theo chủ nghĩa Stalin, kể cả những người có ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế của Liên Xô, đã kêu gọi cho một nền kinh tế tập trung được chỉ định bởi một nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất. Những người khác, trong đó có nhiều người tự gọi mình là Cộng sản tại Nam TưHungary trong thập niên 1980thập niên 1990, nhiều người Cộng sản Trung Quốc sau thời kỳ cải cách và một số nhà kinh tế học phương Tây, đã đề nghị nhiều dạng của chủ nghĩa xã hội thị trường nhằm mục đích tìm được hòa giải giữa hai lợi thế của quốc hữu hóa và của sức mạnh thị trường[2]. Trong khi đó, nhiều người trong công đoàn không tin tưởng vào hình thức chính phủ (chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ - anarcho-syndicalism; anarchy = vô chính phủ, syndicate = công đoàn), các người theo chủ nghĩa Luxemburg như Đảng Xã hội Hoa Kỳ (Socialist Party USA) cũng như nhiều thành phần của phong trào "New Left" (Cánh tả Mới) của Mỹ lại muốn phân quyền của các sở hữu cộng đồng tại trung ương để trao cho các hợp tác xã hay các hội đồng của các nhóm lao động.

Vì các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hay sử dụng các từ "xã hội chủ nghĩa" và "chủ nghĩa xã hội" để tự gọi họ nên đã có nhiều nhầm lẫn[cần dẫn nguồn]. Sự khác biệt giữa hai chủ nghĩa là: chủ nghĩa xã hội nằm giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản[cần dẫn nguồn]. Một số trường phái chủ nghĩa xã hội vẫn chấp nhận đa nguyên về kinh tế và chính trị. Chủ nghĩa này tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng chính sách thuếan sinh xã hội thay vì kinh tế tập thể bắt buộc như chế độ cộng sản.

Tiền lệ lịch sử

Trong lịch sử các tư tưởng chính trị, các nhân tố nhất định của một quan điểm chủ nghĩa xã hội hay cộng sản đã xuất hiện trước chủ nghĩa xã hội trong nửa đầu thế kỷ 19. Ví dụ, tác phẩm Cộng hòa (tiếng Hy Lạp: Πολιτεία Politeia) của Plato hay tác phẩm Utopia (Thế giới không tưởng) của Thomas More là hai dẫn chứng[3]. Phong trào Mazdak trong thế kỷ thứ 5, diễn ra ở vùng mà bây giờ là Iran, đã được tả là "có tính chất cộng sản" do đã thách thức nhiều quyền lợi của tầng lớp quý tộc và tăng lữ, đồng thời đấu tranh cho một xã hội quân bình[4]. William Morris cho rằng John Ball, một trong những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân ở Anh vào năm 1381, là người theo chủ nghĩa xã hội đầu tiên[5]. John Ball được công nhận là đã nói câu nói nổi tiếng sau đây:

"When Adam delved and Eve span, Who was then the gentleman?" (Khi Adam đào đất, và Eve quay sợi, Thì ai là chủ [để họ phải trả tiền cho] đây?[6])

Trong cuộc Nội chiến Anh vào giữa thế kỷ 17, các phong trào được mô tả là có dáng dấp xã hội chủ nghĩa gồm Phong trào san bằng (Levellers) và Phong trào đào sâu (Diggers), phong trào sau tin rằng đất đai nên được giữ chung. (to level = san bằng; to dig = đào; có nghĩa là Diggers chú trọng là phải đào sâu hơn, hay san bằng nhiều hơn, Levellers.)

Suốt thời kỳ Khai sáng trong thế kỷ 18, sự phê bình về bất bình đẳng đã xuất hiện trong tác phẩm của những nhà lý luận như Jean Jacques RousseauPháp, tác phẩm Du contrat social (Hợp đồng xã hội) của ông bắt đầu với "Con người được sinh ra tự do, và đâu đâu anh ta cũng ở trong xiềng xích"[7]. Sau Cách mạng Pháp năm 1789, François Noël Babeuf ủng hộ mục tiêu quyền sở hữu chung về đất đai và sự bình đẳng toàn diện về kinh tế và chính trị giữa các công dân.

Nguồn gốc của chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa Marx và phong trào xã hội

Quan niệm về chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Marx: (góc độ lý luận)

  • Là tổng hợp các tư tưởng phản ảnh các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột giữa giai cấp bị áp bức, bóc lột và giai cấp bóc lột đang là giai cấp thống trị.
  • Là tổng hợp các tư tưởng phản ảnh những ước mơ, nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của con người mà trước hết là những người lao động nghèo khổ về một xã hội tương lai tốt đẹp không có áp bức bóc lột.
  • Là tổng hợp những (phương pháp, cách thức, con đường) giải pháp khả thi để đi đến xã hội mong muốn đó.

Chú thích

  1. ^ "Socialism" Encyclopædia Britannica. 2006. Encyclopædia Britannica Online.
  2. ^ "Market socialism", Dictionary of the Social Sciences. Craig Calhoun, ed. Oxford University Press 2002; và "Market socialism" The Concise Oxford Dictionary of Politics. Ed. Iain McLean and Alistair McMillan. Oxford University Press, 2003. Đọc thêm "Whither Socialism?" của Joseph Stiglitz, Cambridge, MA: MIT Press, 1995 for a recent analysis of the market socialism model of mid-20th century economists Oskar R. Lange, Abba P. LernerFred M. Taylor.
  3. ^ Encyclopedia Britannica, entry on Socialism
  4. ^ The Cambridge History of Iran Volume 3, The Seleucid, Parthian and Sasanian Period, edited by Ehsan Yarshater, Parts 1 and 2, p1019, Cambridge University Press (1983)
  5. ^ Morris, William, Dream of John Ball: A King's Lesson Project Gutenberg, accessed 11 July, 2007
  6. ^ 1911 Encyclopædia Britannica Chữ "gentleman" trong câu này có nghĩa là "người chủ", người mà có thể kiếm sống bằng các nguồn thu nhập từ sự sở hữu đất đai hay tài sản. Theo như Kinh Thánh, Eve và Adam phải làm việc mệt nhọc nhưng không có chủ để phải trả tiền thuê.
  7. ^ Rousseau, Jean-Jacques, Social Contract, p2, Penguin, (1968)