Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoài Nhơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Typo fixing, replaced: biển Đông → Biển Đông, chúa Nguyễn → Chúa Nguyễn using AWB
Dòng 35: Dòng 35:
Hoài Nhơn có 17 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: [[Bồng Sơn]], [[Tam Quan]] và 15 xã: [[Hoài Châu]], [[Hoài Châu Bắc]], [[Hoài Đức, Hoài Nhơn|Hoài Đức]], [[Hoài Hải]], [[Hoài Hảo]], [[Hoài Hương]], [[Hoài Mỹ]], [[Hoài Phú]], [[Hoài Sơn]], [[Hoài Tân, Hoài Nhơn|Hoài Tân]], [[Hoài Thanh, Hoài Nhơn|Hoài Thanh]], [[Hoài Thanh Tây]], [[Hoài Xuân]], [[Tam Quan Bắc]], [[Tam Quan Nam]].
Hoài Nhơn có 17 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: [[Bồng Sơn]], [[Tam Quan]] và 15 xã: [[Hoài Châu]], [[Hoài Châu Bắc]], [[Hoài Đức, Hoài Nhơn|Hoài Đức]], [[Hoài Hải]], [[Hoài Hảo]], [[Hoài Hương]], [[Hoài Mỹ]], [[Hoài Phú]], [[Hoài Sơn]], [[Hoài Tân, Hoài Nhơn|Hoài Tân]], [[Hoài Thanh, Hoài Nhơn|Hoài Thanh]], [[Hoài Thanh Tây]], [[Hoài Xuân]], [[Tam Quan Bắc]], [[Tam Quan Nam]].
==Vị trí địa lý==
==Vị trí địa lý==
Phía Bắc giáp với huyện [[Đức Phổ]] tỉnh [[Quảng Ngãi]], phía nam giáp với huyện [[Phù Mỹ]] tỉnh [[Bình Định]], phía tây giáp với 2 huyện [[Hoài Ân]] và [[An Lão, Bình Định|An Lão]], phía đông giáp [[biển Đông]].
Phía Bắc giáp với huyện [[Đức Phổ]] tỉnh [[Quảng Ngãi]], phía nam giáp với huyện [[Phù Mỹ]] tỉnh [[Bình Định]], phía tây giáp với 2 huyện [[Hoài Ân]] và [[An Lão, Bình Định|An Lão]], phía đông giáp [[Biển Đông]].


==Lịch sử==
==Lịch sử==
Dòng 112: Dòng 112:
# Di tích vụ thảm sát tại nhà thờ Thác Đá Hạ ( Định Bình - Hoài Đức).
# Di tích vụ thảm sát tại nhà thờ Thác Đá Hạ ( Định Bình - Hoài Đức).
Di tích Tôn Giáo
Di tích Tôn Giáo
# Chùa Thắng Quang:Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi ở lưng chừng núi cây Xay, xưa là ấp Hi Tường, xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn nay là thôn Hi Tường, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo tài liệu "Những ngôi chùa nổi tiếng ở Hoài Nhơn" của nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch, thì tiền thân của chùa là một thảo am được "triệu kiến" vào năm Nhâm Thân (1692) nhưng mãi đến năm Đinh Dậu (1717), dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thì ngài Minh Giác Kì Phương, đời Pháp thứ 34 Lâm tế chánh tông, mới khai sơn là Thắng Quang Tự.
# Chùa Thắng Quang:Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi ở lưng chừng núi cây Xay, xưa là ấp Hi Tường, xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn nay là thôn Hi Tường, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo tài liệu "Những ngôi chùa nổi tiếng ở Hoài Nhơn" của nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch, thì tiền thân của chùa là một thảo am được "triệu kiến" vào năm Nhâm Thân (1692) nhưng mãi đến năm Đinh Dậu (1717), dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, thì ngài Minh Giác Kì Phương, đời Pháp thứ 34 Lâm tế chánh tông, mới khai sơn là Thắng Quang Tự.
Địa chỉ Du lịch:
Địa chỉ Du lịch:



Phiên bản lúc 11:03, ngày 25 tháng 11 năm 2018

Hoài Nhơn
Huyện
Huyện Hoài Nhơn
Tập tin:Phường Bồng Sơn, Hoài Nhơn.JPG
Phường Bồng Sơn, Hoài Nhơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
TỉnhBình Định
Huyện lỵThị trấn Bồng Sơn
Trụ sở UBND6 đường 28/3, Bồng Sơn, Hoài Nhơn
Phân chia hành chính15 xã, 2 thị trấn
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDCao Thanh Thương
Địa lý
Tọa độ: 14°25′32″B 109°00′50″Đ / 14,425599°B 109,013793°Đ / 14.425599; 109.013793
Hoài Nhơn trên bản đồ Việt Nam
Hoài Nhơn
Hoài Nhơn
Vị trí huyện Hoài Nhơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích419.25 km²
Dân số (2015)
Tổng cộng342.900 người.
Mật độ816 người/km².
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chínhVN-31
Mã bưu chính593
Websitehoainhon.binhdinh.gov.vn

Hoài Nhơn là một huyện của tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Hành chính

Hoài Nhơn nằm phía bắc của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 100 km về phía bắc. Có diện tích: 412,95 km², dân số 342.900 người, trong đó nữ 174.400 người. Mật độ dân số 816 người/km².

Hoài Nhơn có 17 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: Bồng Sơn, Tam Quan và 15 xã: Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Đức, Hoài Hải, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Phú, Hoài Sơn, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Xuân, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam.

Vị trí địa lý

Phía Bắc giáp với huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp với huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định, phía tây giáp với 2 huyện Hoài ÂnAn Lão, phía đông giáp Biển Đông.

Lịch sử

Sau năm 1975, huyện Hoài Nhơn có 12 xã: Bồng Sơn, Hoài Châu, Hoài Đức, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân, Hoài Thanh, Hoài Xuân, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam.

Ngày 19-2-1986, chia xã Bồng Sơn thành thị trấn Bồng Sơn và xã Hoài Tiến.

Ngày 7-11-1986, chia xã Hoài Thanh thành hai xã lấy tên xã Hoài Thanh và xã Hoài Thắng; chia xã Tam Quan Bắc thành hai xã lấy tên xã Tam Quan Bắc và Tam Quan; chia xã Hoài Hảo thành hai xã lấy tên xã Hoài Hảo và xã Hoài Phú; chia xã Hoài Châu thành hai xã lấy tên xã Hoài Châu và xã Hoài Thuận.

Ngày 3-6-1993, xã Hoài Thắng đổi tên là xã Hoài Thanh Tây; xã Hoài Thuận đổi tên là xã Hoài Châu Bắc; xã Hoài Tiến đổi tên thành xã Bồng Sơn Tây.

Ngày 11-7-1994, thành lập xã Hoài Hải trên cơ sở thôn Kim Giao của xã Hoài Hương và thôn Diêu Quang của xã Hoài Mỹ; sáp nhập xã Bồng Sơn Tây vào thị trấn Bồng Sơn.

Ngày 26-12-1997, chuyển xã Tam Quan thành thị trấn Tam Quan.

Theo quy hoạch chung đô thị Bình Định đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì toàn bộ huyện Hoài Nhơn sẽ được nâng cấp lên thành thị xã Hoài Nhơn năm 2025 và thành phố Hoài Nhơn năm 2035, gồm 11 phường: Bồng Sơn, Hoài Đức, Hoài Tân, Hoài Thanh Tây, Hoài Hảo, Hoài Thanh, Hoài Hương, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam,, Hoài Châu Bắc và 6 xã: Hoài Châu, Hoài Hải, Hoài Mỹ, Hoài Phú, Hoài Sơn, Hoài Xuân.

Kinh tế

Hoài Nhơn có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu trồng lúa và hoa màu, gần đây Hoài Nhơn phát triển thêm ngành nghề truyền thống như dệt thảm dừa, dệt chiếu và các sản phẩm thủ công từ dừa rất được du khách yêu thích. Bên cạnh đó chủ trương mở rộng cảng cá Tam Quan đã đem lại nguồn lợi đáng kể về thủy sản cho huyện, số lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ của Hoài Nhơn lớn nhất tỉnh. Về Lâm nghiệp, huyện Hoài Nhơn được dự án Việt Đức đầu tư (dự án viện trợ không hoàn lại của chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức - KfW6) trên lĩnh vực trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên đem lại công ăn việc làm cho các hộ nông dân.

Giáo dục

Huyện Hoài Nhơn có 7 trường PTTH:

Trường PTTH Tăng Bạt Hổ, Trường PTTH Phan Bội Châu nằm ở TT Bồng Sơn.

Trường PTTH Nguyễn Trân, Trường PTTH Tam Quan nằm ở thị trấn Tam Quan.

Trường PTTH Lý Tự Trọng ở xã Hoài Châu Bắc.

Trường PTTH Nguyễn Du ở xã Hoài Hương.

Trường PTTH chuyên Chu Văn An ở thị trấn Bồng Sơn.

Còn có trường dạy nghề ở xã Hoài Tân, xã Hoài Châu Bắc.

Trường Trung cấp kỹ thuật công nghệ Hoài Nhơn (trung cấp nghề hoài nhơn).

Giao thông

Huyện có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua.

Tỉnh lộ 629 từ thị trấn Bồng Sơn đến An Lão.

Tỉnh lộ 630 từ cầu Dợi đến Trại giam Kim Sơn Hoài Ân.

Tỉnh lộ 639 chạy ven biển Quy nhơn- Hoài Nhơn.

Tỉnh lộ 638 đường phía tây tỉnh Chương Hòa- An Nhơn. (ĐT639B cũ)

Có 2 tuyến xe buýt:

T12 Quy Nhơn - Hoài Nhơn (Tam Quan)

T13 Hoài Nhơn (Bồng Sơn) - An Lão

Ga Bồng Sơn là ga trung chuyển khách các đoàn tàu thống nhất:

Đặc sản

Bánh tráng nước dừa, bánh tráng củ lang, và dừa nước (Tam Quan), nem - chả Bồng Sơn, hải sản tươi và khô ở Hoài Hải, bánh xèo Hoài Đức, mè sững Tam Quan, bánh đúc Hoài Thanh.

Danh lam thắng cảnh - Du lịch -Di tích lịch sử

Di tích lịch sử cấp quốc gia:

  1. Di tích đền thờ Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ ở thôn Cự Tài 1, xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; di tích từ đường Đào Duy Từ ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định và di tích lăng Đào Duy Từ thì ở thôn Phụng Du, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
  2. Di tích Cuộc biểu tình năm 1931 Cây số 7 Tài Lương ( xã Hoài Thanh Tây).
  3. Di tích Đồi Mười ( xã Hoài Châu Bắc)

Di tích lịch sử cấp tỉnh:

  1. Di tích vụ thảm sát Ngã Ba Đình ( Hoài Sơn).
  2. Di tích Mộ Cống quận công Trần Đức Hòa (Hoài Sơn).
  3. Nhà Lưu niệm Chi bộ Cửu Lợi ( Tam Quan Nam).
  4. Đi tích động Cuờm văn hòa Sa Huỳnh( Tam Quan Nam).
  5. Di tích Cấm An Sơn ( Hoài Châu).
  6. Di tích chiến thắng Chợ Cát ( Hoài Hảo)
  7. Di tích Bãi biển Lộ Diêu – Nơi cập bến tàu không số chi viện vũ khí vào khu V.
  8. Di tích chiến thắng Trụ sở ngụy quyền ( Hoài Tân).
  9. Di tích chiến thắng căn cứ Đệ Đức ( Hoài Tân).
  10. Di tích vụ thảm sát tại nhà thờ Thác Đá Hạ ( Định Bình - Hoài Đức).

Di tích Tôn Giáo

  1. Chùa Thắng Quang:Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi ở lưng chừng núi cây Xay, xưa là ấp Hi Tường, xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn nay là thôn Hi Tường, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo tài liệu "Những ngôi chùa nổi tiếng ở Hoài Nhơn" của nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch, thì tiền thân của chùa là một thảo am được "triệu kiến" vào năm Nhâm Thân (1692) nhưng mãi đến năm Đinh Dậu (1717), dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu, thì ngài Minh Giác Kì Phương, đời Pháp thứ 34 Lâm tế chánh tông, mới khai sơn là Thắng Quang Tự.

Địa chỉ Du lịch:

Hương biển - Tam quan, một trong những tiềm năng du lịch của huyện Hoài Nhơn, đền với Hương biển bạn sẽ được khám phá hải sản tươi sống và du lịch độc đáo.

Mũi Gành - Hoài Hải cũng là điểm đến của các du khách trong và ngoài tỉnh trong các ngày hội lớn trong năm

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Các huyện thị Bình Định