Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tân Châu (thị xã)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tập tin Ban_do_hanh_chinh_TX_Tan_Chau.jpg đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Jcb vì lý do: Copyright violation; see Commons:Licensing (F1).
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 37: Dòng 37:


== Hành chính ==
== Hành chính ==
[[Tập|250px|phải|nhỏ|Bản đồ hành chính thị xã Tân Châu]]
Thị xã Tân Châu có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: [[Long Phú, Tân Châu|Long Phú]], [[Long Châu, Tân Châu|Long Châu]], [[Long Hưng, Tân Châu|Long Hưng]], [[Long Sơn, Tân Châu|Long Sơn]], [[Long Thạnh, Tân Châu|Long Thạnh]] và 9 xã: [[Châu Phong, Tân Châu|Châu Phong]], [[Lê Chánh, Tân Châu|Lê Chánh]], [[Long An, Tân Châu|Long An]], [[Phú Lộc, Tân Châu|Phú Lộc]], [[Phú Vĩnh, Tân Châu|Phú Vĩnh]], [[Tân An, Tân Châu|Tân An]], [[Tân Thạnh, Tân Châu|Tân Thạnh]], [[Vĩnh Hòa, Tân Châu|Vĩnh Hòa]], [[Vĩnh Xương, Tân Châu|Vĩnh Xương]].
Thị xã Tân Châu có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: [[Long Phú, Tân Châu|Long Phú]], [[Long Châu, Tân Châu|Long Châu]], [[Long Hưng, Tân Châu|Long Hưng]], [[Long Sơn, Tân Châu|Long Sơn]], [[Long Thạnh, Tân Châu|Long Thạnh]] và 9 xã: [[Châu Phong, Tân Châu|Châu Phong]], [[Lê Chánh, Tân Châu|Lê Chánh]], [[Long An, Tân Châu|Long An]], [[Phú Lộc, Tân Châu|Phú Lộc]], [[Phú Vĩnh, Tân Châu|Phú Vĩnh]], [[Tân An, Tân Châu|Tân An]], [[Tân Thạnh, Tân Châu|Tân Thạnh]], [[Vĩnh Hòa, Tân Châu|Vĩnh Hòa]], [[Vĩnh Xương, Tân Châu|Vĩnh Xương]].



Phiên bản lúc 22:00, ngày 14 tháng 3 năm 2019

Tân Châu là một thị xã thuộc tỉnh An Giang, điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam.

Tân Châu
Thị xã
Thị xã Tân Châu
Tập tin:209 Duong Tran Hung dao, P. Long Thạnh, tx. Tân Châu, An Giang, Việt Nam - panoramio.jpg
209 Đường Trần Hưng Đạo, phường LongThạnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhAn Giang
Phân chia hành chính5 phường và 9 xã
Thành lập24 tháng 08 năm 2009
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDNguyễn Minh Hùng
Chủ tịch HĐNDNguyễn Đắc Tài
Địa lý
Diện tích175,68 km²
Dân số (2009)
Tổng cộng184.129 người
Mật độ1048 người/km²
Khác
Websitehttp://tanchau.angiang.gov.vn

Thị xã có cửa khẩu quốc tế đường sông Vĩnh Xương. Sản phẩm của thị xã là lụa Tân Châu nổi tiếng bóng láng được nhuộm màu đen bằng trái mặc nưa.

Vị trí địa lý

Nằm ở phía tây bắc tỉnh An Giang, phía Đông Bắc giáp huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp qua sông Tiền, phía Đông Nam giáp huyện Phú Tân, phía Tây Bắc giáp huyện An Phú qua Sông Hậu, phía Tây Nam giáp thành phố Châu Đốc qua Sông Hậu.

Cách TP. HCM 208 km về hướng đông, cách TP. Cần Thơ 125 km về hướng đông nam. Cách bờ biển phía đông 220 km, bờ biển phía tây 104 km.

Dân số

Dân số 184.000 người, gồm các dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm.

Hành chính

Thị xã Tân Châu có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường: Long Phú, Long Châu, Long Hưng, Long Sơn, Long Thạnh và 9 xã: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Phú Lộc, Phú Vĩnh, Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Lịch sử

Sau năm 1975, địa bàn thị xã Tân Châu ngày nay thuộc huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.

Ngày 25 tháng 04 năm 1979, theo Quyết định 181-CP[1] của Hội đồng Chính phủ:

  • Sáp nhập ấp Long Châu của xã Long Phú, một phần ấp Phú An B, ấp Phú Hưng và ấp Phú Hữu của xã Phú Vĩnh vào xã Tân An.
  • Sáp nhập ấp Tân Thạnh của xã Tân An vào xã Vĩnh Hòa.
  • Chia xã Tân An thành hai xã lấy tên là xã Long An và xã Tân An.
  • Sáp nhập Cù Lao Cở Túc (tức ấp Vĩnh Thạnh) của xã Vĩnh Trường vào xã Vĩnh Hậu.
  • Sáp nhập ấp Long Hưng của xã Long Phú vào thị trấn Tân Châu
  • Thành lập ở vùng kinh tế mới Kinh Năm một xã mới lấy tên là xã Phú Lộc

Ngày 12 tháng 01 năm 1984, theo Quyết định 8-HĐBT[2] của Hội đồng Bộ trưởng:

Ngày 13-11-1991, theo Quyết định số 373-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng chia huyện Phú Châu thành hai huyện An PhúTân Châu. Huyện Tân Châu có thị trấn Tân Châu và 9 xã: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Long Phú, Phú Lộc, Phú Vĩnh, Tân An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Theo Nghị định 53/2003/NĐ-CP[3] ngày 19 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Thoại Sơn, Phú Tân, Tân Châu và thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, giao 165 ha diện tích tự nhiên và 3.484 nhân khẩu của xã Long An thuộc huyện Tân Châu về thị trấn Tân Châu quản lý.

Theo Nghị định 52/2005/NĐ-CP[4] ngày 12 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ:

  • Thành lập xã Tân Thạnh trên cơ sở 1.134 ha diện tích tự nhiên và 10.423 nhân khẩu của xã Tân An.
  • Xã Tân Thạnh có 1.134 ha diện tích tự nhiên và 10.423 nhân khẩu.
  • xã Tân An còn lại 1.086 ha diện tích tự nhiên và 9.231 nhân khẩu. Ngày 27/12/2007 Bộ Xây dựng đã tổ chức thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Tân Châu huyện Tân Châu tỉnh An Giang là đô thị loại IV

Theo Nghị quyết số 40/NQ-CP[5] ngày 24 tháng 08 năm 2009 của Chính phủ về điều chỉnh địa giới hành chính xã thuộc huyện Tân Châu, huyện An Phú, huyện Phú Tân, thành lập thị xã Tân Châu, thành lập các phường thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang:

  • Huyện Tân Châu
    • Điều chỉnh 347 ha diện tích tự nhiên và 1.062 nhân khẩu của xã Phú Lộc, huyện Tân Châu vào xã Phú Hữu thuộc huyện An Phú quản lý.
    • Điều chỉnh 513 ha diện tích tự nhiên và 1.415 nhân khẩu của xã Phú Lộc, huyện Tân Châu vào xã Vĩnh Lộc thuộc huyện An Phú quản lý.
    • Điều chỉnh 319 ha diện tích tự nhiên và 455 nhân khẩu của xã Phú Vĩnh thuộc huyện Tân Châu vào xã Phú Long thuộc huyện Phú Tân quản lý.
    • Điều chỉnh 182 ha diện tích tự nhiên và 152 nhân khẩu của xã Lê Chánh thuộc huyện Tân Châu vào xã Phú Hiệp thuộc huyện Phú Tân quản lý.
    • Điều chỉnh toàn bộ 1.361 ha diện tích tự nhiên và 13.382 nhân khẩu của xã Long Sơn thuộc huyện Phú Tân vào huyện Tân Châu quản lý.
    • Điều chỉnh 364 ha diện tích tự nhiên và 9.072 nhân khẩu của xã Phú Hiệp thuộc huyện Phú Tân vào xã Châu Phong thuộc huyện Tân Châu quản lý.
    • Điều chỉnh 160 ha diện tích tự nhiên và 211 nhân khẩu của xã Phú Long thuộc huyện Phú Tân về xã Long Phú thuộc huyện Tân Châu quản lý.
  • Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Tân Châu có 17.568,46 ha diện tích tự nhiên và 184.129 nhân khẩu, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Lộc, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân Thạnh, Tân An, Long An, Châu Phong, Phú Vĩnh, Lê Chánh, Long Phú, Long Sơn và thị trấn Tân Châu.
    • Phú Lộc còn lại 1.473 ha diện tích tự nhiên và 4.312 nhân khẩu
    • Châu Phong có 2.143 ha diện tích tự nhiên và 26.351 nhân khẩu
    • Phú Vĩnh còn lại 1.452 ha diện tích tự nhiên và 12.466 nhân khẩu.
    • Lê Chánh còn lại 1.503 ha diện tích tự nhiên và 9.245 nhân khẩu.
    • Long Phú có 1.211 ha diện tích tự nhiên và 15.558 nhân khẩu.
    • Long Sơn có 1.361 ha diện tích tự nhiên và 13.382 nhân khẩu.
  • Thành lập thị xã Tân Châu
    • Chuyển huyện Tân Châu thành thị xã Tân Châu (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thị trấn Tân Châu và các xã: Phú Lộc, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân Thạnh, Tân An, Long An, Châu Phong, Phú Vĩnh, Lê Chánh, Long Phú, Long Sơn).
    • Thị xã Tân Châu có 17.568,46 ha diện tích tự nhiên và 184.129 nhân khẩu.
    • Địa giới hành chính thị xã Tân Châu: Đông giáp tỉnh Đồng Tháp theo sông Tiền; Tây giáp huyện An Phú và thị xã Châu Đốc theo sông Hậu; Nam giáp huyện Phú Tân; Bắc giáp quận Lecdec tỉnh Kandal Vương quốc Campuchia.
    • Thành lập phường Long Thạnh thuộc thị xã Tân Châu trên cơ sở điều chỉnh 363 ha diện tích tự nhiên và 16.427 nhân khẩu của thị trấn Tân Châu; 47 ha diện tích tự nhiên và 3.675 nhân khẩu của xã Long Sơn thuộc huyện Phú Tân chuyển về. Phường Long Thạnh có 410 ha diện tích tự nhiên và 20.102 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Long Hưng thuộc thị xã Tân Châu trên cơ sở điều chỉnh 103 ha diện tích tự nhiên và 14.226 nhân khẩu của thị trấn Tân Châu. Phường Long Hưng có 103 ha diện tích tự nhiên và 14.226 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Long Châu thuộc thị xã Tân Châu trên cơ sở điều chỉnh 222,9 ha diện tích tự nhiên và 7.993 nhân khẩu còn lại của thị trấn Tân Châu; 358,30 ha diện tích tự nhiên và 3.690 nhân khẩu của xã Long An. Phường Long Châu có 581,20 ha diện tích tự nhiên và 11.683 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Long Sơn thuộc thị xã Tân Châu trên cơ sở 1.314 ha diện tích tự nhiên và 9.707 nhân khẩu còn lại của xã Long Sơn, huyện Phú Tân điều chỉnh về. Phường Long Sơn có 1.314 ha diện tích tự nhiên và 9.707 nhân khẩu.
    • Thành lập phường Long Phú thuộc thị xã Tân Châu trên cơ sở toàn bộ 1.211 ha diện tích tự nhiên và 15.558 nhân khẩu của xã Long Phú (trong đó có 160 ha diện tích tự nhiên và 211 nhân khẩu của xã Phú Long, huyện Phú Tân điều chỉnh về). Phường Long Phú có 1.211 ha diện tích tự nhiên và 15.558 nhân khẩu.
  • Sau khi thành lập thị xã Tân Châu và các phường thuộc thị xã Tân Châu:
    • Long An còn lại 1.123,47 ha diện tích tự nhiên và 11.264 nhân khẩu.
    • Thị xã Tân Châu có 17.568,46 ha diện tích tự nhiên và 184.129 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Long Châu, Long Hưng, Long Phú, Long Sơn, Long Thạnh và các xã: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Phú Lộc, Phú Vĩnh, Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Theo quy hoạch chung đô thị An Giang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ thị xã Tân Châu sẽ được nâng cấp lên thành thành phố Tân Châu, gồm 9 phường: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Long Châu, Long Hưng, Long Phú, Long Sơn, Long Thạnh, Phú Vĩnh và 5 xã: Phú Lộc, Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương.

Giáo dục

Trường THPT Tân Châu,Phường Long Thạnh

Trên địa bàn TX có 5 trường THPT:

  • Trường THPT Tân Châu (P.Long Thạnh)
  • Trường THPT Đức Trí (P. Long Thạnh)
  • Trường THPT Châu Phong (X. Châu Phong)
  • Trường THPT Nguyễn Quang Diêu (X. Tân An)
  • Trường THPT Vĩnh Xương (X. Vĩnh Xương)

Phát triển đô thị

Cổng chào mừng
Một đoạn bờ kè sông Tiền

Đến năm 2019 đã định hướng phát triển thị xã Tân Châu thành đô thị loại III (trực thuộc tỉnh); trong đó, Khu vực nội thị (Trung tâm thị xã hiện nay) sẽ là nơi phát triển các loại hình dịch vụ thương mại, thương cảng, công nghiệp chế biến, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu... gồm các phường: Long Thạnh, Long Hưng, Long Phú, Long Châu, Long Sơn và phát triển thêm một phần các xã vào trung tâm đô thị. Cụ thể như xã Tân An,Long An, Vĩnh Xương,Châu Phong,... đồ án định hướng đây là cửa ngõ của đô thị hướng ra biên giới, vì vậy sẽ phát triển các khu công nghiệp chế biến nông sản dọc kênh Xáng. Xã Long An sẽ phát triển Khu công nghiệp Nam kênh Xáng và khu trung tâm xã hiện hữu. Đối với xã Phú Vĩnh, đây là đầu mối giao thông thủy bộ cặp kênh Thần Nông; cửa ngõ đô thị trung tâm về phía Châu Đốc (đường N1 và tỉnh lộ 953). Nơi đây sẽ phát triển các trạm, trại, trung tâm nghiên cứu khoa học, phục vụ cho sự phát triển lâu dài của thị xã. Riêng xã Vĩnh Xương, cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương đóng vai trò xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Xã Châu Phong là nơi phát triển các loại hình dịch vụ du lịch làng nghề của bà con dân tộc Chăm, phát triển các loại hình dịch vụ ẩm thực, lưu trú, nghề dệt thổ cẩm kết hợp du lịch trên sông. Về Khu vực ngoại thị, đồ án quy hoạch các xã gồm: Lê Chánh, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Phú Lộc và phần của các xã Tân An, Long An, Phú Vĩnh, Châu Phong.

Về định hướng phát triển không gian đến năm 2020, sẽ định hướng đô thị Tân Châu phát triển theo 2 trục chính gồm trục ngang (phát triển theo đường N1 và đường Tỉnh 953 - từ thành phố Châu Đốc đến trung tâm TX hiện hữu. Khu trung tâm có khoảng: 100.000 dân và khu đô thị bờ Đông sông Châu Đốc (xã Châu Phong) có khoảng: 25.000 dân). Đối với Trục dọc, đô thị sẽ phát triển theo đường Tỉnh 952, từ trung tâm hiện hữu đến Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương có khoảng 20.000 đến 25.000 dân… Ngoài định hướng phát triển đô thị và không gian chung, Đồ án quy hoạch còn đưa ra định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2035, việc thiết kế các đô thị khu vực đặc biệt như trục đường mới (cặp đường Nguyễn Văn Linh), khu thương cảng thị xã, khu dịch vụ du lịch Châu Phong, khu thương mại và dịch vụ cửa khẩu Vĩnh Xương cùng những định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, định hướng quy hoạch hệ thống cấp nước….

Kinh tế

Tân Châu có truyền thống thương mại lâu đời, trước năm 1975 là quận trù phú bậc nhất ở Miền Nam Việt Nam. Hiện đã trở thành thị xã, một trục trong tam giác phát triển của tỉnh An Giang bao gồm Long Xuyên - Châu Đốc - Tân Châu.

Thương mại

Chợ Tân Châu, Phường Long Thạnh

Tân Châu có đường biên giới dài 6,33 km tiếp giáp với tỉnh Candan của Campuchia cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo những lợi thế riêng cho việc phát triển kinh tế thương nghiệp. Những chính sách ưu đãi đặc biệt của khu thương mại công nghiệp như sau:

  • Hàng hóa,dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu thương mại công nghiệp Tân Châu được miễn thuế nhập khẩu, không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Các hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu, không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • Các loại hàng hóa gia công,tái chế,lắp ráp có sử dụng nguyên liệu,linh kiện nhập khẩu thì chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện cấu thành trong sản phẩm hàng hóa.
  • Các nhà đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo cùng nhiều ưu đãi đặc biệt khác.

Du lịch

Bình minh tại bờ sông Tân Châu

Ngoài những điều kiện thuận lợi về giao thông đường thủy, khi con đường cao tốc xuyên Á hoàn thành, Tân Châu sẽ nằm trên con đường đưa khách du lịch từ Campuchia qua Việt Nam và ngược lại. Nắm bắt những lợi thế đó,thị xã đã bắt đầu khai thác và quảng bá các thế mạnh về du lịch của mình, đó là những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm như lễ hội văn hóa Tân Châu,lễ hội Mùa nước nổi, lễ hội văn hóa dân tộc Chăm...kết hợp với du lịch sinh thái,nghỉ dưỡng.

Văn hóa xã hội

Giao thông

Hiện nay,Thị Xã Tân Châu có 3 tuyến tỉnh lộ đi ngang qua: Tỉnh Lộ 952 nối Tân Châu - Cửa Khẩu Quốc tế Vĩnh Xương; Tỉnh Lộ 953 nối Tân Châu - Châu Đốc;Tỉnh Lộ 954 nối Tân Châu - Phú Tân.

Ngày 31/8/2015 tại xã Long An TX Tân Châu đã khởi công Cầu Tân An bắc qua Kênh Xáng nối liền với xã Tân An.Đây là tuyến giao thông huyết mạch nối thị xã Tân Châu-An Giang của Việt Nam với thủ đô Phnom Penh của Vương quốc Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương.Cầu Tân An và đường dẫn cấp 4 đồng bằng, được thiết kế bêtông cốt thép dự ứng lực vĩnh cửu, dài 612m, rộng 12m, tải trọng thiết kế 33 tấn, tĩnh không thông thuyền 11m, chiều rộng khoang thông thuyền 75m... Tổng dự án cầu và đường dẫn cầu Tân An là gần 572 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh.Dự kiến cầu hoàn thành trong tháng 12/2017.tạo điều kiện hàng hóa của tỉnh An Giang cùng các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước thông thương vào thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á qua cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.Ngày/12/2015, tại phường Vĩnh Mỹ, Tp. Châu Đốc, tỉnh An Giang, Bộ GTVT tổ chức Lễ khởi động Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Châu Đốc, tỉnh An Giang, Dự án xây dựng cầu Châu Đốc có tổng chiều dài 3,26 km, trong đó cầu Châu Đốc dài 667m, rộng 12m cho xe siêu trường, siêu trọng lưu thông; điểm đầu nối vào Quốc lộ 91 tại Km113+071, phường Vĩnh Mỹ, Châu Đốc và điểm cuối tại khu vực giao với đường tỉnh 953, thị xã Tân Châu. Dự kiến, tổng vốn đầu tư dự án là 931 tỉ đồng,xây dựng cầu Châu Đốc thay thế phà Châu Giang hiện tại là cần thiết, tạo sự liên kết giao thông, từng bước hoàn chỉnh dự án tuyến N1 theo quy hoạch, thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực. Cầu Châu Đốc sau khi hoàn thành nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cho thị xã biên giới Tân Châu và Thành phố Châu Đốc, từng bước góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông phục vụ cho khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương đang được đầu tư phát triển; đồng thời phục vụ đắc lực cho công tác an ninh quốc phòng bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Tương lai Thị Xã Tân Châu sẽ có:QL.N1: Từ cầu Tân Châu đến ranh tỉnh Kiên Giang dài 67,3 km. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV với 2 làn xe.

- QL.80B: Dự kiến mở mới và nâng cấp từ các tuyến ĐT.942, ĐT.952, ĐH. Kênh Thần Nông (Huyện Phú Tân). Điểm đầu ranh Đồng Tháp, điểm cuối cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, dài 74,7 km. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III với 2 làn xe, hoàn thành sau 2020

Di tích - Thắng cảnh

Chùa Núi Nổi:Nằm cách thị xã Tân Châu (An Giang) khoảng 9 km, núi Nổi thuộc xã Tân Thạnh TX Tân Châu nằm giữa đồng rộng mênh mông, vào mùa nước lũ, ngọn núi như bồng bềnh trên mặt nước. Vị thế kỳ lạ khiến nơi đây quanh năm thu hút khách du lịch đến chiêm bái, viếng cảnh…

Chùa Giồng Thành, tên chữ Long Hưng tự, thuộc P. Long Sơn, TX Tân Châu, là một ngôi cổ tự danh tiếng của tỉnh An Giang; và là một di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận, xếp hạng cấp Quốc gia vào ngày 12tháng 12 năm 1986 tại Việt Nam.Chùa Giồng Thành tọa lạc trên một khu đất rộng, nhiều cây cối tươi tốt, cách đường lộ nhựa Phú Tân - Tân Châu và hữu ngạn sông Cái Vừng (một đoạn của sông Tiền) khoảng 300m, và chỉ cách Trung tâm Thị Xã Tân Châu 3 km.

Quá trình hình thành

Tân Châu được hình thành vào năm 1757, ban đầu chỉ là đạo quân đồn trú gọi là đạo Tân Châu. Vị trí của đạo quân này trước nằm ở cù lao Giêng (thuộc huyện Chợ Mới ngày nay). Tân Châu là quận lớn nhất của tỉnh Châu Đốc nhưng do quá trình chia tách (năm 1929 tách ra quận Hồng Ngự), năm 1968 (tách một phần để lập huyện Phú Tân), nên Tân Châu trở thành huyện có diện tích nhỏ nhất tỉnh An Giang (không kể Long XuyênChâu Đốc).

Vào năm 1975, Tân Châu từng là tỉnh lỵ của tỉnh Long Châu Tiền.

Ngày 27/12/2007 Bộ Xây dựng đã tổ chức thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Tân Châu huyện Tân Châu tỉnh An Giang là đô thị loại IV

Tân Châu trở thành thị xã theo Nghị quyết 40/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2009 của chính phủ, trên cơ sở toàn bộ 17.568,46 ha diện tích tự nhiên và 184.129 nhân khẩu của huyện Tân Châu với 12 xã, thị trấn hiện có.

Thị Xã Tân Châu định hướng lên đô thị loại III vào năm 2020

Danh nhân & Người nổi tiếng

Chú thích

Tham khảo

  • Sách "Tân Châu Xưa" của tác giả Nguyễn Văn Kiềm

Bản mẫu:Các huyện thị thuộc tỉnh An Giang Bản mẫu:Các thị xã của Việt Nam