Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Công Tạn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Kolega2357 (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Thay thể loại Mất 2014 bằng Mất năm 2014
Dòng 129: Dòng 129:


[[Thể loại:Sinh 1935]]
[[Thể loại:Sinh 1935]]
[[Thể loại:Mất 2014]]
[[Thể loại:Mất năm 2014]]
[[Thể loại:Người Thái Bình]]
[[Thể loại:Người Thái Bình]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X]]

Phiên bản lúc 04:09, ngày 25 tháng 9 năm 2019

Nguyễn Công Tạn
Chức vụ
Nhiệm kỳ29 tháng 9 năm 1997 – 12 tháng 8 năm 2002
4 năm, 317 ngày
Nhiệm kỳ21 tháng 10 năm 1995 – 
Nhiệm kỳ16 tháng 2 năm 1987 – 21 tháng 10 năm 1995
Thông tin chung
Sinh1935
Thái Sơn, huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Mất1 tháng 11, 2014(2014-11-01) (78–79 tuổi)
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Công Tạn (1935 - 1 tháng 11 năm 2014) là một chính khách Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hà Tây.[1]

Ông quê tại xã Thái Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Hoạt động trong ngành nông nghiệp

Ông tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, công tác chủ yếu trong ngành nông nghiệp.

Năm 1958 - 1960: Sau khi tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc, ông công tác tại Vụ Trồng trọt, Bộ Nông lâm.

Năm 1960 - 1964: ông là cán bộ giảng dạy, Trưởng bộ môn Học viện Nông lâm, Bí thư chi bộ, Phó Bí thư Liên chi ủy; được bầu Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Ðoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (năm 1961).

Năm 1964 - 1966: ông học sau đại học tại Trung Quốc, làm Trưởng đoàn lưu học sinh Việt Nam, Bí thư chi bộ.

Trong những năm 60 và 70, ông là Thường vụ Trung ương Đoàn TNCSHCM, đi tiên phong trong phong trào thanh niên "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang" chống Mỹ cứu nước, tập hợp lực lượng trẻ đi xây dựng Khu kinh tế đầu tiên của Đoàn Thanh niên, khai sơn phá thạch, khẩn hoang ở vùng rừng Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ).

Năm 1966 - 1970: ông làm Trưởng đoàn chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp tại tỉnh Hòa Bình; Phó Bí thư Ðảng ủy, Phó trưởng Ty Nông nghiệp Hòa Bình.

Năm 1971: ông làm Phó Giám đốc rồi Giám đốc, Phó Bí thư Ðảng ủy Khu kinh tế Thanh niên Vĩnh Phú.

Năm 1977: ông làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cây trồng, Bộ Nông nghiệp; Phó Bí thư Ðảng ủy Tổng cục.

Khi về Bộ Nông nghiệp (1978), ông làm Thứ trưởng phụ trách sản xuất tiên phong trong phần việc xây dựng vùng kinh tế mới ở miền Trung, miền Nam và khai hoang vùng Tây Nguyên, Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên… góp phần giải quyết mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và phân bổ lại lực lượng lao động, lực lượng sản xuất, khôi phục kinh tế nông nghiệp sau chiến tranh [2]

Năm 1982 ông chuyển công tác về Thành phố Hà nội giữ các chức vụ: Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà nội [3] (1983), Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội [4](1986).

Tại các Đại hội Đảng VI (1986), VII (1991), VIII (1997) ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1987 ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm [5] và sau đó là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tiên (1995) khi sáp nhập các bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Lâm nghiệp, Thủy lợi. Năm 1997 ông giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đến năm 2002.

Trong những năm 1990, 2000, ông là chủ biên của những chương trình lớn như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển kinh tế trang trại; chương trình rau, hoa, quả; chương trình giống quốc gia; chương trình thủy sản; chương trình trồng 5 triệu ha rừng; chương trình thủy lợi và thoát lũ ở ĐBSCL; chương trình khuyến nông

Ông là nhà quản lý hàng đầu trong ngành nông nghiệp Việt Nam, trưởng thành từ các cương vị: Giám đốc Khu kinh tế thanh niên, lãnh đạo cấp sở, thành phố, cấp bộ, cấp Chính phủ, tham gia Trung ương Đảng, Quốc hội. Ông đã từng trải qua lãnh đạo ngành nông nghiệp các thời kỳ kế hoạch tập trung bao cấp sang Đổi mới, sang thị trường và hội nhập; chứng kiến và góp phần xây dựng những mốc tiến hóa trong nông nghiệp nước ta: Chỉ thị 100 (1981), Nghị quyết 10 (1988), xóa bỏ tem phiếu, sổ gạo, được Liên Hợp quốc tặng giải thưởng Thiên Niên kỷ cho Việt Nam về An ninh lương thực quốc gia và xóa đói giảm nghèo

Ông là Trưởng ban soạn thảo Luật Đất đai năm 1993, chủ trì xây dựng Luật Tài nguyên nước, Luật Phát triển rừng, Luật Đê điều, Luật Thú y, Luật Bảo vệ thực vật.

Ngoài ra ông còn là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung quốc [6].

Sau khi nghỉ hưu ông thành lập trường Đại học Thành Tây tại quận Hà Đông, Hà Nội và luôn quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2007 ông làm Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành nghề nông thôn (Varisme).[7].

Ngày 1 tháng 11 năm 2014, ông qua đời tại tại Bệnh viện T.Ư quân đội 108, Hà Nội.[8][9][10]

Tang lễ nguyên PTT Nguyễn Công Tạn được tổ chức vào thứ bảy, 8 tháng 11.[8]

Ông có con trai là kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Trường Thắng, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp (Vigecam) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tham khảo

  1. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa X”. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ “Nguyễn Công Tạn - Nhà quản lý nông nghiệp hàng đầu”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. 3 tháng 11 năm 2014. Truy cập 14 tháng 2 năm 2015.
  3. ^ “Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố Hà Nội”. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.
  4. ^ “Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố Hà Nội”. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.
  5. ^ Trung ương
  6. ^ http://www.vietpeace.org.vn/region/region_detail.aspx?id1=14&id2=80
  7. ^ http://varisme.org.vn/detail_message.asp?lang=1&fold=959&SubCatID=959&msgID=2950&tr=0&dr=0
  8. ^ a b “Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn từ trần - Chính trị - Xã hội - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 4 tháng 11 năm 2014. Truy cập 4 tháng 11 năm 2014.
  9. ^ “Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn từ trần”. Báo Đất Việt. Truy cập 4 tháng 11 năm 2014.
  10. ^ “Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn qua đời”. Báo đời sống & pháp luật Online. Truy cập 4 tháng 11 năm 2014.