Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trầm Tử Thiêng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 8: Dòng 8:
| tên thật = Nguyễn Văn Lợi
| tên thật = Nguyễn Văn Lợi
| ngày sinh = [[1 tháng 10]] năm [[1937]]
| ngày sinh = [[1 tháng 10]] năm [[1937]]
| nơi sinh = [[Đại Lộc]], [[Quảng Nam]], [[Việt Nam]]
| nơi sinh = [[Đại Lộc]], [[Quảng Nam]], [[Đông Dương thuộc Pháp]]
| ngày mất = {{ngày mất và tuổi|2000|1|25|1937|10|1}}
| ngày mất = {{ngày mất và tuổi|2000|1|25|1937|10|1}}
| nơi mất = [[Anaheim, California]], [[Hoa Kỳ]]
| nơi mất = [[Anaheim, California]], [[Hoa Kỳ]]

Phiên bản lúc 04:13, ngày 21 tháng 11 năm 2019

Trầm Tử Thiêng
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhNguyễn Văn Lợi
Sinh1 tháng 10 năm 1937
Đại Lộc, Quảng Nam, Đông Dương thuộc Pháp
Mất25 tháng 1, 2000(2000-01-25) (62 tuổi)
Anaheim, California, Hoa Kỳ
Thể loạiTình khúc 1954-1975, nhạc vàng
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Bài hát tiêu biểuBài hương ca vô tận, Đưa em vào hạ, Mười năm yêu em, Trộm nhìn nhau, Thư xuân hải ngoại

Trầm Tử Thiêng (1937 - 2000) là một nhạc sĩ lớn của dòng tình khúc 1954-1975 ở trong nước và cả sau này ở hải ngoại.

Cuộc đời

Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng trên giấy tờ ghi ông sinh năm 1940.[cần dẫn nguồn] Trầm Tử Thiêng bắt đầu ca hát từ năm lên 10 ở các thôn quê miền Nam Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1949.[cần dẫn nguồn] Sau đó ông lên Sài Gòn tiếp tục học và tham gia hoạt động âm nhạc ở các học đường và các đoàn thể trẻ.[cần dẫn nguồn]

Năm 1958 Trầm Tử Thiêng tốt nghiệp trường Sư phạm và bắt đầu dạy học.

Năm 1966, Trầm Tử Thiêng nhập ngũ, thuộc Cục Tâm lý chiến thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thời gian này ông viết các bản nhạc về lính Quân Lực Việt Nam Cộng hòa như: "Quân trường vang tiếng gọi", "Đêm di hành", "Mưa trên poncho". Sự kiện Tết Mậu Thân 1968, Trầm Tử Thiêng viết bài "Chuyện một chiếc cầu đã gãy" nói về cầu Trường Tiền bị giật sập. Năm 1970 ông viết "Tôn Nữ còn buồn" về trận bão tàn phá miền Nam. Ngoài ra, ông cũng tham gia vào phong trào Du ca Việt Nam.

Từ năm 1970, Trầm Tử Thiêng làm việc trong ngành Phát thanh Học đường cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau nhiều lần vượt biên không thành, ông bị tù cải tạo một thời gian. Sau đó, ông đến Hoa Kỳ và định cư tại Little Saigon, tiểu bang California năm 1985. Ông là cố vấn ban chấp hành Hội Ký giả Việt Nam Hải ngoại 2 nhiệm kỳ 1996 - 2000.[cần dẫn nguồn] Cuối năm 1999, ông cùng các bạn văn nghệ sĩ sáng tác lập Thư viện Việt Nam tại Little Saigon.[cần dẫn nguồn]

Tại Hoa Kỳ, cộng tác với Mây Productions, Hollywood Night và trung tâm Asia, Trầm Tử Thiêng đã cùng Trúc Hồ sáng tác nhiều ca khúc cho thể loại nhạc đồng ca như: "Bước chân Việt Nam", "Việt Nam niềm nhớ", "Một ngày Việt Nam", "Tình đầu thời áo trắng", "Cám ơn anh"... và những tình khúc như "Cơn mưa hạ", "Đêm", "Đã qua thời mong chờ". Một bài hát khác của ông là "Đêm nhớ về Sài Gòn" viết 1987 cũng được nhiều người biết đến.

Tháng 8 năm 1996, Trầm Tử Thiêng viết ca khúc "Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng" nhân sự kiện một làng Việt Nam được xây dựng ở Philippines dành cho người Việt lưu vong. Bài hát nổi tiếng với tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly.

Ngày 25 tháng 1 năm 2000, Trầm Tử Thiêng mất tại trung tâm y tế Anaheim Tây. Trong chương trình Paris By Night tưởng niệm ông do trung tâm nhạc Thúy Nga tổ chức, Khánh Ly đã hát lại ca khúc "Mây hạ" cùng tiếng hát của ông được ghi âm trước đó.

Năm 2007, Trung tâm Asia thực hiện cuốn Bước chân Việt Nam để vinh danh nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ.

Tác phẩm

  • Ai biểu anh làm thinh
  • Ai đón em vào xuân
  • Bài hương ca vô tận
  • Bài nhã ca thứ nhất
  • Bài tình ca mùa đông
  • Bài vinh thăng cho một loài chim
  • Bài xuân này xin hát quanh năm
  • Bên em đang có ta (sáng tác với Trúc Hồ)
  • Bên này biển
  • Bảy ngàn đêm góp lại
  • Biển tối
  • Biệt khúc
  • Bước chân Việt Nam (sáng tác với Trúc Hồ)
  • Cách biệt
  • Cám ơn anh (sáng tác với Trúc Hồ)
  • Chợt nghĩ về hai nơi
  • Chuyện một chiếc cầu đã gãy
  • Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng
  • Cơn mưa hạ (sáng tác với Trúc Hồ)
  • Cõi nghìn trùng
  • Con quốc Việt Nam
  • Đêm hạnh ngộ
  • Đã qua thời mong chờ (sáng tác với Trúc Hồ)
  • Đêm nhớ về Sài Gòn
  • Đêm trên quê hương
  • Đò dọc
  • Đời không như là mơ
  • Đưa em vào hạ
  • Dứt bão bắt đầu nước mắt
  • Em có còn trở lại
  • Gởi em hành lý
  • Gửi người ở lại
  • Hành ca trên nông trường oan nghiệt
  • Hành khúc cho quê hương
  • Hạnh phúc ta, hạnh phúc người
  • Hẹn nhau năm 2000 (sáng tác với Trúc Hồ)
  • Hãy vui lên (khi lòng còn biết buồn)
  • Hòa bình ơi! Việt Nam ơi!
  • Hỏi Huế có thường không
  • Hối tiếc
  • Kinh khổ
  • Lời chúc đầu xuân
  • Lời tạ từ
  • Lời tiền thân của cát
  • Lời vỗ về cho ngày sầu muộn
  • Mai kia hòa bình
  • Mây hạ
  • Mẹ Hậu Giang
  • Mộng sầu
  • Một đời áo mẹ, áo em
  • Một ngày Việt Nam (sáng tác với Trúc Hồ)
  • Một sớm mai về
  • Một thời để nhớ
  • Một thời uyên ương
  • Mùa xuân không đợi
  • Mùa xuân trên cao
  • Mưa trên Poncho
  • Mười năm yêu em
  • Ngày chưa nguôi yêu dấu
  • Nghìn đêm như một
  • Người hùng cô đơn
  • Người em Ngọc Thụy
  • Người mang tên Cô Đơn
  • Người ở lại đưa đò
  • Người tình mùa hạ
  • Người vợ nghèo
  • Như gió như mây
  • Những con đường trắng (thơ Tô Kiều Ngân)
  • Những ngày chưa nguôi yêu dấu
  • Phố nhỏ tình người
  • Quên hay nhớ
  • Quê hương ngày em lớn
  • Rồi hai mươi năm sau (đồng sáng tác với Tấn An)
  • Ru nắng
  • Ta hát tình thương về biển Đông
  • Thầm thì
  • Thư xuân hải ngoại
  • Thuở em hờn tủi
  • Tình đầu một thời áo trắng
  • Tình khúc sau cùng
  • Tôn Nữ còn buồn
  • Tống biệt hành
  • Trả lời thư em
  • Trên đỉnh yêu thương
  • Trộm nhìn nhau
  • Trong cơn hy vọng
  • Tuyết và người hùng
  • Từ đó đến nay
  • Từ tiếng hát tiếp nối
  • Tuổi trẻ lên đường
  • Tưởng không còn nhìn thấy nhau
  • Tưởng niệm
  • Vang vang tình Việt Nam
  • Vùng trước mặt
  • Việt Nam về trong nỗi nhớ (sáng tác với Trúc Hồ)
  • Yêu dấu chưa nguôi

Chú thích

Tham khảo