Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ksor Phước”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 123: Dòng 123:
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI]]
[[Thể loại:Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI]]
[[Thể loại:Họ Ksor]]
[[Thể loại:Người họ Ksor tại Việt Nam]]
[[Thể loại:Hội đồng dân tộc Việt Nam]]
[[Thể loại:Hội đồng dân tộc Việt Nam]]

Phiên bản lúc 12:44, ngày 2 tháng 5 năm 2020

Ksor Phước
Chức vụ
Nhiệm kỳ20 tháng 5 năm 2007 – 5 tháng 4 năm 2016
8 năm, 321 ngày
Tiền nhiệmTráng A Pao
Kế nhiệmHà Ngọc Chiến
Nhiệm kỳ8 tháng 8 năm 2002 – 2 tháng 8 năm 2007
4 năm, 359 ngày
Tiền nhiệmHoàng Đức Nghi (Ủy ban Dân tộc miền núi)
Kế nhiệmGiàng Seo Phử
Vị trí Việt Nam
Đại biểu Quốc hội khoá X, XI, XII, XIII
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 1997 – 5 tháng 4 năm 2016
18 năm, 260 ngày
Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai
Nhiệm kỳ28 tháng 12 năm 2000 – 2002
Tiền nhiệmLê Tâm
Thông tin chung
Sinh8 tháng 2, 1954 (70 tuổi)
Ia Trok, Ayun Pa, Gia Lai, Quốc gia Việt Nam
Dân tộcGia Rai, Tây Nguyên
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChaKsor Ní
MẹNguyễn Thị Chín
Họ hàng
  • Ksor Nham (em trai ruột)
  • KPă Phương (anh ruột)
  • KSor H'Nham (em gái ruột)
Con cáiKsor H’Bơ Khăp (Ksor Phước Hà). Ksor Gru ( Con trai).

Ksor Phước (sinh năm 1954) là một chính khách Việt Nam, dân tộc Gia Rai. Ông nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ Việt Nam (2002-2007).

Thân thế

Ông còn có tên là Kpă Bình, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1954 tại xã Ia Trok, Ayun Pa, Gia Lai.

Cha ông tên là KSor Ní, người dân tộc Gia Rai - Cán bộ tham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Sau ngày Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975, KSor Ní làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum, là Đại biểu Quốc hội người Gia Rai đầu tiên ở tỉnh Gia Lai. KSor Ní ở cùng làng và rất thân thiết với anh hùng Núp (Đinh Núp).[1]

Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Chín, người Ba Na ở tỉnh Bình Định, tập kết ra Bắc năm 1954.[1]

Cha mẹ ông sinh được 4 người con, ông là con trai thứ hai. Anh đầu của ông là ông KPă Phương, cán bộ hưu trí (2015). Em gái ông là KSor H'Nham, cán bộ hưu trí (2015). Ông có em trai út Ksor Nham, hiện là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an Việt Nam.[1]

Sự nghiệp

Thở nhỏ, ông được theo học tại Trường Dân tộc Trung ương tại Hà Nội, do ông Y Ngông Niê Kdăm làm Hiệu trưởng và cha ông, Ksor Ní làm Trưởng phòng Giáo vụ. Sau khi tốt nghiệp, ông được đưa vào học tại trường Đại học An ninh.

Ông từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai

Từ 2002-2007, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ.

Ông là đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XIIXIII.[2]

Vinh danh

  • Huân chương Chiến công hạng III

1975 - 1980 Học trường Sĩ Quan An Ninh nay là Học viện An ninh nhân dân

Gia đình riêng

Vợ chồng Ksor Phước có hai người con một trai một gái. Con gái của ông là Ksor H’Bơ Khăp (còn gọi là Ksor Phước Hà), sinh năm 1982, Thiếu tá Công an, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tỉnh Gia Lai.[3]

Tham khảo

  1. ^ a b c Ngọc Thiện (13 tháng 2 năm 2015). “Vị tướng của đại ngàn”. Báo Cảnh sát Toàn cầu, Báo Công an nhân dân điện tử. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ Thông tin đại biểu quốc hội KPă Bình
  3. ^ Lê Văn Thiếng. “Gặp ông Ksor Phước ở Tây Nguyên”. Ngày mới. 2017-12-29. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2019.

Liên kết ngoài