Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quyền lực”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:
{{Xã hội học}}
{{Xã hội học}}
{{expand}}'''Quyền lực''', được miêu tả theo khía cạnh [[khoa học xã hội]], một mặt là khả năng gây ảnh hưởng của một người hoặc một nhóm người đến hành vi và suy nghĩ của các cá nhân, các nhóm người khác với ý nghĩa là "quyền lực"; mặt khác, nó đại diện cho một vị trí của cá nhân hoặc nhóm người, là khả năng đạt được mục tiêu xác định một cách đơn phương, không chịu sự kiểm soát, áp đặt, hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của các cá nhân hoặc nhóm người khác (vd: quyền con người). Vế sau được hiểu theo tính [[pháp lý]] với ý nghĩa là "thẩm quyền", "quyền lợi" của các cá nhân và nhóm người tham gia vào một [[hệ thống]] xã hội được bảo trợ bởi một nền tảng [[pháp luật]] đã được xây dựng và đưa ra dựa theo các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là dựa trên các thỏa thuận và cam kết của những chủ thể tham gia trong xã hội ([[khế ước xã hội]]).
{{expand}}'''Quyền lực''', được miêu tả theo khía cạnh [[khoa học xã hội]], một mặt là khả năng gây ảnh hưởng của một người hoặc một nhóm người đến hành vi và suy nghĩ của các cá nhân, các nhóm người khác với ý nghĩa là "quyền lực"; mặt khác, nó đại diện cho 1 vị trí của cá nhân hoặc nhóm người, là khả năng đạt được mục tiêu xác định một cách đơn phương, không chịu sự kiểm soát, áp đặt, hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của các cá nhân hoặc nhóm người khác (vd: quyền con người). Vế sau được hiểu theo tính [[pháp lý]] với ý nghĩa là "thẩm quyền", "quyền lợi" của các cá nhân và nhóm người tham gia vào một [[hệ thống]] xã hội được bảo trợ bởi một nền tảng [[pháp luật]] đã được xây dựng và đưa ra dựa theo các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là dựa trên các thỏa thuận và cam kết của những chủ thể tham gia trong xã hội ([[khế ước xã hội]]).


Quyền lực xác định phạm vi, giới hạn của các "khả năng hành động, gây ảnh hưởng" cả về thể chất lẫn tinh thần của một người hoặc một nhóm người. Việc sử dụng thứ sức mạnh này để gây ảnh hưởng đến cá nhân, nhóm người khác, có thể mang theo những ý nghĩa tích cực cũng như tiêu cực, dựa trên mục đích, nguyên tắc, cách thức sử dụng chúng. Cần phân biệt việc "lạm quyền" và việc "vi phạm giới hạn quyền lực". Lạm dụng quyền lực là việc sử dụng quyền lực mà không tuân theo những mục đích quy định cho sự tồn tại của quyền lực. Việc vượt quá phạm vi giới hạn quyền lực là việc không tuân theo những nguyên tắc, cách thức được quy định sẵn trong quá trình sử dụng quyền lực.
Quyền lực xác định phạm vi, giới hạn của các "khả năng hành động, gây ảnh hưởng" cả về thể chất lẫn tinh thần của một người hoặc một nhóm người. Việc sử dụng thứ sức mạnh này để gây ảnh hưởng đến cá nhân, nhóm người khác, có thể mang theo những ý nghĩa tích cực cũng như tiêu cực, dựa trên mục đích, nguyên tắc, cách thức sử dụng chúng. Cần phân biệt việc "lạm quyền" và việc "vi phạm giới hạn quyền lực". Lạm dụng quyền lực là việc sử dụng quyền lực mà không tuân theo những mục đích quy định cho sự tồn tại của quyền lực. Việc vượt quá phạm vi giới hạn quyền lực là việc không tuân theo những nguyên tắc, cách thức được quy định sẵn trong quá trình sử dụng quyền lực.

Phiên bản lúc 17:07, ngày 6 tháng 8 năm 2020

Quyền lực, được miêu tả theo khía cạnh khoa học xã hội, một mặt là khả năng gây ảnh hưởng của một người hoặc một nhóm người đến hành vi và suy nghĩ của các cá nhân, các nhóm người khác với ý nghĩa là "quyền lực"; mặt khác, nó đại diện cho 1 vị trí của cá nhân hoặc nhóm người, là khả năng đạt được mục tiêu xác định một cách đơn phương, không chịu sự kiểm soát, áp đặt, hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của các cá nhân hoặc nhóm người khác (vd: quyền con người). Vế sau được hiểu theo tính pháp lý với ý nghĩa là "thẩm quyền", "quyền lợi" của các cá nhân và nhóm người tham gia vào một hệ thống xã hội được bảo trợ bởi một nền tảng pháp luật đã được xây dựng và đưa ra dựa theo các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là dựa trên các thỏa thuận và cam kết của những chủ thể tham gia trong xã hội (khế ước xã hội).

Quyền lực xác định phạm vi, giới hạn của các "khả năng hành động, gây ảnh hưởng" cả về thể chất lẫn tinh thần của một người hoặc một nhóm người. Việc sử dụng thứ sức mạnh này để gây ảnh hưởng đến cá nhân, nhóm người khác, có thể mang theo những ý nghĩa tích cực cũng như tiêu cực, dựa trên mục đích, nguyên tắc, cách thức sử dụng chúng. Cần phân biệt việc "lạm quyền" và việc "vi phạm giới hạn quyền lực". Lạm dụng quyền lực là việc sử dụng quyền lực mà không tuân theo những mục đích quy định cho sự tồn tại của quyền lực. Việc vượt quá phạm vi giới hạn quyền lực là việc không tuân theo những nguyên tắc, cách thức được quy định sẵn trong quá trình sử dụng quyền lực.

Nguồn gốc

Với cách hiểu ý nghĩa của từ quyền lực trong bối cảnh của xã hội loài người trong giai đoạn phát triển mang tính cộng đồng và có nhiều thay đổi bởi sự phân công lao động diễn ra mạnh mẽ ta có thể truy dẫn nguồn gốc của quyền lực dưới các nguồn sau:

  1. Từ góc độ quản lý hóa, cơ khí hóa: Thuật ngữ quyền lực được đặt ra bởi khả năng chi phối, tác động của ý chí người bằng các tiếp xúc vật lý trực tiếp lên các bộ phận hay toàn thể của máy móc hoặc các thiết bị cơ khí mà theo sự phân chia của chủ nghĩa Mác gồm ba bộ phận chính. Ở trường hợp này là sự tác động đến bộ phận điều khiển.
  2. Từ góc độ sự phối hợp lao động của tập thể người, có thể hiểu nguồn gốc của quyền lực đến từ sự phân chia các nhóm người trong xã hội bởi sự phân công lao động mà người này và người kia không thể làm việc một cách đơn lẻ nên cần có sự phối hợp giữa các các thể đơn lẻ, tuy vậy việc phân công ra một người đặc biệt có "công việc" riêng là quản lý người khác và phối hợp hành động của những người khác là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên nhưng ở xã hội người hành vi này mang những tính chất riêng biệt. Cụ thể người được phân công làm việc quản lý người khác phải có "quyền lực" tức khả năng thao túng nhóm người hoặc cá thể người thực hiện một công việc theo ý chí của mình, từ đây quyền lực được ra đời.
  3. Từ góc độ pháp luật, chính trị, có thể hiểu bản thân con người có những lợi ích khác nhau. Người nông dân cần đất đai để trồng trọt, người thương gia cần những mối hàng quen thuộc để bán hàng hóa của mình...cứ tiếp diễn như vậy xã hội phân chia thành những giai cấp có lợi ích khác nhau, tuy vậy có những giai đoạn những nhóm giai cấp trên có lợi ích mâu thuẫn nhau, đối lập nhau, điều này dẫn đến một tình trạng căng thẳng tột độ trong lòng xã hội mà cần có bên thứ ba đứng ra giải quyết. Và theo đó các nhóm mâu thuẫn trao quyền lực tức công cụ để giải quyết bất đồng giữa họ cho bên thứ ba. Bên thứ ba ấy chính là nhà nước mà theo khế ước xã hội họ tự nhường một số quyền của mình để nhà nước thực hiện thay.
  4. Từ góc độ đám đông, ta có thể hiểu quyền lực phát sinh từ tâm lý người do quá trình phản ánh thế giới hiện thực dẫn đến đám người này có cùng một cảm giác đối với một cá nhân do năng lực của chính cá nhân đó hay sự lần tưởng của đám đông. Điều này có thể lý giải bởi sự thông tin không cân xứng theo đó người có quyền lực là người nắm giữ thông tin.

Phân loại

Với cách hiểu nguồn gốc quyền lực từ góc độ pháp luật, chính trị có thể phân loại quyền lực thành 4 nhóm:

  1. Quyền lực kinh tế
  2. Quyền lực chính trị
  3. Quyền lực tư tưởng
  4. Quyền lực tri thức

Tham khảo