Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ruộng bậc thang Mù Cang Chải”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thay tập tin Terraces_(Unsplash).jpg bằng tập tin Terraces_in_Che_Cu_Nha_commune,_Mu_Cang_Chai_(Unsplash).jpg (được thay thế bởi CommonsDelinker vì lí do: File renamed: Criterion 2 (meaning
Dòng 4: Dòng 4:
[[File:KHAU PHẠ MÙA NƯỚC ĐỔ - panoramio.jpg|nhỏ|250px|Bên [[Đèo Khau Phạ]], giữa [[Cao Phạ]] và [[Púng Luông]], mùa nước đổ]]
[[File:KHAU PHẠ MÙA NƯỚC ĐỔ - panoramio.jpg|nhỏ|250px|Bên [[Đèo Khau Phạ]], giữa [[Cao Phạ]] và [[Púng Luông]], mùa nước đổ]]
[[File:Khau Phạ Pass, Vietnam (Unsplash).jpg|nhỏ|250px|Bên [[đèo Khau Phạ]]]]
[[File:Khau Phạ Pass, Vietnam (Unsplash).jpg|nhỏ|250px|Bên [[đèo Khau Phạ]]]]
[[File:Terraces (Unsplash).jpg|nhỏ|250px|[[Chế Cu Nha]]]]
[[File:Terraces in Che Cu Nha commune, Mu Cang Chai (Unsplash).jpg|nhỏ|250px|[[Chế Cu Nha]]]]
'''Ruộng bậc thang Mù Cang Chải''' là những [[ruộng bậc thang]] nằm trên các sườn núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia với diện tích khoảng 2.200 ha ở huyện [[Mù Cang Chải]], [[Yên Bái]]. Năm 2007, 500 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã [[La Pán Tẩn]], [[Chế Cu Nha]], [[Dế Xu Phình]] được xếp hạng là [[Danh sách Di tích quốc gia Việt Nam|di tích quốc gia]] như là một trong những danh thắng độc đáo bậc nhất tại Việt Nam.
'''Ruộng bậc thang Mù Cang Chải''' là những [[ruộng bậc thang]] nằm trên các sườn núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia với diện tích khoảng 2.200 ha ở huyện [[Mù Cang Chải]], [[Yên Bái]]. Năm 2007, 500 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã [[La Pán Tẩn]], [[Chế Cu Nha]], [[Dế Xu Phình]] được xếp hạng là [[Danh sách Di tích quốc gia Việt Nam|di tích quốc gia]] như là một trong những danh thắng độc đáo bậc nhất tại Việt Nam.



Phiên bản lúc 19:40, ngày 1 tháng 11 năm 2020

Ruộng bậc thang ở Lìm Mông, Cao Phạ
Ruộng bậc thang ở La Pán Tẩn
Sáng sớm ở Chế Cu Nha
Bên Đèo Khau Phạ, giữa Cao PhạPúng Luông, mùa nước đổ
Bên đèo Khau Phạ
Chế Cu Nha

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải là những ruộng bậc thang nằm trên các sườn núi, lớp nọ gối tiếp lớp kia với diện tích khoảng 2.200 ha ở huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Năm 2007, 500 ha diện tích ruộng bậc thang thuộc 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình được xếp hạng là di tích quốc gia như là một trong những danh thắng độc đáo bậc nhất tại Việt Nam.

Mù Cang Chải đẹp nhất trong năm vào hai dịp, khi những thửa ruộng vào mùa đổ nước (khoảng tháng 5 tháng 6, là thời điểm người dân đắp đập, ke bờ, dẫn nước vào ruộng để chuẩn bị cày ải, gieo mạ và cấy lúa)[1] và vào mùa lúa chín (khoảng tháng 9 tháng 10)[2].

Năm 2018, Tuần Văn hóa - Du lịch Mường Lò và Lễ hội khám phá Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải sẽ diễn ra từ ngày 21 đến ngày 25/9.

Địa lý

Mù Cang Chải là một huyện nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái. Phía bắc giáp huyện Văn Bàn (Lào Cai), phía nam giáp huyện Mường La (Sơn La), phía tây giáp huyện Than Uyên (Lai Châu) và phía đông là huyện Văn Chấn. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển.[3] Và để đến được huyện này thì phải qua đèo Khau Phạ, một trong những con đèo ngoạn mục nhất của núi rừng Tây Bắc. Địa hình núi cao và vô cùng hiểm trở do địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình của toàn huyện là 40 độ, có nơi lên tới 70 độ.

Huyện không có một con sông lớn nào mà chỉ có hàng chục khe suối bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn tạo thành hệ thống khe suối dày đặc dài hàng chục kilomet. Trong khi khí hậu mang tính chất tiểu vùng rõ rệt, với đặc tính ôn đới chia thành hai mùa là mùa khô và mùa mưa, mát mẻ về mùa hè và lạnh về mùa đông. Mù Cang Chải có tới 6 tháng mùa khô khiến cỏ cây xơ xác cộng với mùa đông giá lạnh nên gần như không.

Lịch sử

Châu Mù Cang Chải được thành lập vào ngày 18 tháng 10 năm 1955 thuộc khu tự trị Thái Mèo. Nơi đây có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời với gần 90% dân số là người Mông, còn lại là người Thái, người Kinh. Đồng bào Mông thường cư trú ở những sườn núi cao từ 800 đến 1.700 mét, với kinh nghiệm làm ruộng bậc thang và một số nghề thủ công truyền thống như: rèn đúc, dệt vải bằng sợi lanh, làm đồ trang sức…Văn hoá canh tác ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc Mông ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su Phình đã biến tên Mù Cang Chải (nghĩa là làng cây khô) thành đồi ruộng tươi xanh đầy sức sống. Những thửa ruộng bậc thang lớp nọ gối lớp kia vươn cao lên trời. Mùa gặt ở Mù Căng Chải thường rơi vào mùa thu, tức là khoảng tháng 9-10.

Mô tả

Những thửa ruộng bậc thang có ở nhiều nơi tại núi rừng Tây Bắc và cả ở Đông Bắc. Chúng được sử dụng để canh tác trên khu vực đồi núi, và cũng là biện pháp để giữ được nước cung cấp cho đồng ruộng một cách hiệu quả. Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải thu hút đông khách du lịch cũng như các nhiếp ảnh gia bởi vẻ đẹp không lẫn vào đâu được. Một di sản văn hóa do những người dân tộc bản địa tạo nên qua nhiều thế hệ. Đến Mù Cang Chải, đâu đâu cũng thấy những thửa ruộng bậc thang xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp các quả đồi. Địa hình nơi đây là núi cao bị chia cắt bởi những khe suối, vực sâu và trập trùng là những rừng thông bạt ngàn. Cảnh quan những ruộng bậc thang hình mâm xôi, rừng, khe suối... tầng tầng, lớp lớp xếp lên nhau vô cùng ngoạn mục.[4]

Chẳng những thế mà trang web When On Earth đã thốt lên rằng, "đây quả là vẻ đẹp tinh tế và hút hồn nhất, và có lẽ độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới"[5].

Vào năm 2015, bảo tàng Yên Bái đã tổ chức thám sát khu vực bãi đá cổ ở Mù Cang Chải, nằm trong danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Điều thú vị là ngoài những hình ruộng bậc thang thì trên các phiến đá còn có rất nhiều hình thù khác nhau thể hiện khát vọng của người xưa về vùng đất khắc nghiệt Tây Bắc. Có ai ngờ rằng những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ này đã được hình thành từ bản thiết kế do người xưa cách đây vài thế kỷ tạo nên (300-400 năm tuổi). Các phiến đá nằm xen lẫn giữa ruộng bậc thang, bên đường và quanh các thôn bản tại các xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Lao Chải, Dế Xu Phình nhưng tập trung nhiều nhất ở Tàng Ghênh thuộc xã Lao Chải. Thống kê sơ bộ có khoảng 20 tảng đá đơn lẻ có khối lượng từ 2–50 m3 đều nằm ở những vị trí thoáng, có thể hướng ra khắp bốn phương trời. Các hình dạng của đá bao gồm hình tháp, hình núi, rùa và cả hình trang giấy mở ra, trong khi hình khắc trên phiến đá chủ yếu là ruộng bậc thang, chim hạc, ngựa trời, bản đồ thiên văn, âm dương ngũ hành cùng nhiều ký tự có thể là chữ viết cổ xưa.[6]

Hiện nay, nhằm tôn vinh di tích danh thắng này và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Mông, nâng cao ý thức bảo tồn di sản, tuần lễ văn hóa, du lịch Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải đã được tổ chức từ năm 2015 với nhiều hoạt động gồm chọi dê, hội giã cốm, hội chợ ẩm thực cùng nhiều hoạt động văn hóa khác.

Tham khảo