Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mỵ Châu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 18: Dòng 18:
Theo [[An Nam chí lược]] - Quyển I: ''"Cổ tích"'':
Theo [[An Nam chí lược]] - Quyển I: ''"Cổ tích"'':
:''Việt Vương thành, tục gọi là thành Khả Lũ, có một cái ao cổ, Quốc vương mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Sách'' Giao Châu Ngoại vực ký ''chép:'' "Hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc điền tùy theo [[thủy triều]] lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc dân, người cai quản dân gọi là Lạc vương, người phó là Lạc tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu". ''Vua nước Thục thường sai con đem 3 vạn binh, đi chinh phục các Lạc tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là [[An Dương Vương|An Dương vương]].
:''Việt Vương thành, tục gọi là thành Khả Lũ, có một cái ao cổ, Quốc vương mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Sách'' Giao Châu Ngoại vực ký ''chép:'' "Hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc điền tùy theo [[thủy triều]] lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc dân, người cai quản dân gọi là Lạc vương, người phó là Lạc tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu". ''Vua nước Thục thường sai con đem 3 vạn binh, đi chinh phục các Lạc tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là [[An Dương Vương|An Dương vương]].
:''Triệu Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là [[Cao Lỗ|Cao Thông]] xuống giúp An Dương vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người. Triệu Đà biết địch không lại với An Dương vương, nhân đó trú lại huyện [[Vũ Ninh (bộ)|Võ Ninh]], khiến Thái tử [[Trọng Thủy|Thủy]] làm chước tá hàng để tính kế về sau. Lúc Cao Thông đi, nói với An Dương vương rằng:'' "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước". An Dương vương có con gái tên là Mị Châu, thấy Thái tử Thủy lấy làm đẹp lòng, rồi hai người lấy nhau. Mị Châu lấy cái nỏ thần cho Thủy xem, Thủy xem rồi lấy trộm cái lẩy nỏ mà đổi đi. Về sau [[Triệu Vũ Vương|Triệu Đà]] kéo quân tới đánh thì [[An Dương Vương|An Dương vương]] bại trận, cầm cái sừng tê vẹt được nước vào biển đi trốn, nên Triệu Đà chiếm cả đất của An Dương vương. Nay ở huyện Bình Địa, dấu tích cung điện và thành trì của An Dương vương hãy còn.
:''Triệu Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là [[Cao Lỗ|Cao Thông]] xuống giúp An Dương vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người. Triệu Đà biết địch không lại với An Dương vương, nhân đó trú lại huyện [[Vũ Ninh (bộ)|Võ Ninh]], khiến Thái tử [[Trọng Thủy|Thủy]] làm chước tá hàng để tính kế về sau. Lúc Cao Thông đi, nói với An Dương vương rằng:'' "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước". ''An Dương vương có con gái tên là Mị Châu, thấy Thái tử Thủy lấy làm đẹp lòng, rồi hai người lấy nhau. Mị Châu lấy cái nỏ thần cho Thủy xem, Thủy xem rồi lấy trộm cái lẩy nỏ mà đổi đi. Về sau [[Triệu Vũ Vương|Triệu Đà]] kéo quân tới đánh thì [[An Dương Vương|An Dương vương]] bại trận, cầm cái sừng tê vẹt được nước vào biển đi trốn, nên Triệu Đà chiếm cả đất của An Dương vương. Nay ở huyện Bình Địa, dấu tích cung điện và thành trì của An Dương vương hãy còn.''

Câu chuyện về Mị Châu nổi tiếng kể từ sau khi [[Đại Việt Sử ký Toàn thư]] ghi chép, với một điển tích gọi là ''"Rải lông ngỗng"''. Tra cứu cả [[Đại Việt sử lược]] cùng [[An Nam chí lược]], hai quyển sử biên niên có niên đại thời [[nhà Trần]], đều không thấy chi tiết này, dĩ nhiên cũng đều không ghi chép kết cục của Mị Châu, và càng không có chi tiết [[An Dương vương]] giết chết Mị Châu. Cả Đại Việt sử lược cùng An Nam chí lược đều ở thời trước ''Toàn thư'' (ghi chép thời [[nhà Lê Sơ]]), nếu ''"Rải lông ngỗng"'' thực sự có và phổ biến, hoặc đáng tin, thì dĩ nhiên phải được ghi chép mới phải.
Câu chuyện về Mị Châu nổi tiếng kể từ sau khi [[Đại Việt Sử ký Toàn thư]] ghi chép, với một điển tích gọi là ''"Rải lông ngỗng"''. Tra cứu cả [[Đại Việt sử lược]] cùng [[An Nam chí lược]], hai quyển sử biên niên có niên đại thời [[nhà Trần]], đều không thấy chi tiết này, dĩ nhiên cũng đều không ghi chép kết cục của Mị Châu, và càng không có chi tiết [[An Dương vương]] giết chết Mị Châu. Cả Đại Việt sử lược cùng An Nam chí lược đều ở thời trước ''Toàn thư'' (ghi chép thời [[nhà Lê Sơ]]), nếu ''"Rải lông ngỗng"'' thực sự có và phổ biến, hoặc đáng tin, thì dĩ nhiên phải được ghi chép mới phải.



Phiên bản lúc 10:03, ngày 2 tháng 1 năm 2021

Am thờ Công chúa Mị Châu tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Mị Châu (chữ Hán: 媚珠), cũng viết là Mỵ Châu, là một nhân vật truyền thuyết rất nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương Thục Phán, người đã đánh bại quân Tần xâm lược, ép Vua Hùng nhường ngôi cho mình và khai sinh ra nước Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam.

Câu chuyện truyền thuyết về Mị Châu gắn liền với sự tích "Rải lông ngỗng dẫn đường cho Trọng Thủy", một điển tích qua đó Mị Châu đã để lộ thông tin quân sự cho chồng là Trọng Thủy, dẫn đến thất bại toàn diện của Âu Lạc trước quân đội của Triệu Đà.

Trong nhận thức văn hóa ngày nay, Mị Châu thường được xem là một hình tượng nhân vật nữ làm hủy hoại cơ nghiệp lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến thương cảm dành cho Mị Châu vì là nạn nhân của một mưu đồ chính trị.

Sự tích

Cổ thư

Đền CuôngDiễn Châu, Nghệ An.

Hai cuốn sách có niên đại thời nhà TrầnĐại Việt sử lượcAn Nam chí lược có những ghi chép vắn tắt về câu chuyện của Mị Châu. Ghi chép về Mị Châu trong cả hai quyển này đều có điểm chung là không có câu chuyện rải lông ngỗng.

Theo Đại Việt sử lược - Quyển I: "Những biến đổi đầu tiên":

Cuối đời nhà Chu [Trung Quốc], Hùng vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay. Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương vương, rồi không cùng với nhà Chu thông hiếu nữa. Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng Vương đóng đô ở Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xưng là Võ Vương [lại gọi Võ Hoàng].
Lúc bấy giờ An Dương vương có thần nhân là Cao Lỗ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra mười mũi tên, dạy quân lính muôn người. Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy [tức Trọng Thủy] xin sang làm con tin để thông hiếu. Sau (An Dương vương) đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo. Cao Lỗ bỏ đi; con gái vua là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được xem cái nỏ thần, nhân đó phá hư cái lẫy nỏ rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh sang đánh. Quân kéo đến, An Dương vương lại như xưa là dùng nỏ thần thì nỏ đã hư gãy, quân lính đều tan rã.
Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê đi xuống nước. Mặt nước cũng vì ngài mà rẽ ra. Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu.

Theo An Nam chí lược - Quyển I: "Cổ tích":

Việt Vương thành, tục gọi là thành Khả Lũ, có một cái ao cổ, Quốc vương mỗi năm lấy ngọc châu, dùng nước ao ấy rửa thì sắc ngọc tươi đẹp. Sách Giao Châu Ngoại vực ký chép: "Hồi xưa, chưa có quận huyện, thì Lạc điền tùy theo thủy triều lên xuống mà cày cấy. Người cày ruộng ấy gọi là Lạc dân, người cai quản dân gọi là Lạc vương, người phó là Lạc tướng, đều có ấn bằng đồng và dải sắc xanh làm huy hiệu". Vua nước Thục thường sai con đem 3 vạn binh, đi chinh phục các Lạc tướng, nhân đó cử giữ đất Lạc mà tự xưng là An Dương vương.
Triệu Đà cử binh sang đánh. Lúc ấy có một vị thần tên là Cao Thông xuống giúp An Dương vương, làm ra cái nỏ thần, bắn một phát giết được muôn người. Triệu Đà biết địch không lại với An Dương vương, nhân đó trú lại huyện Võ Ninh, khiến Thái tử Thủy làm chước tá hàng để tính kế về sau. Lúc Cao Thông đi, nói với An Dương vương rằng: "Hễ giữ được cái nỏ của ta, thì còn nước, không giữ được thì mất nước". An Dương vương có con gái tên là Mị Châu, thấy Thái tử Thủy lấy làm đẹp lòng, rồi hai người lấy nhau. Mị Châu lấy cái nỏ thần cho Thủy xem, Thủy xem rồi lấy trộm cái lẩy nỏ mà đổi đi. Về sau Triệu Đà kéo quân tới đánh thì An Dương vương bại trận, cầm cái sừng tê vẹt được nước vào biển đi trốn, nên Triệu Đà chiếm cả đất của An Dương vương. Nay ở huyện Bình Địa, dấu tích cung điện và thành trì của An Dương vương hãy còn.

Câu chuyện về Mị Châu nổi tiếng kể từ sau khi Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi chép, với một điển tích gọi là "Rải lông ngỗng". Tra cứu cả Đại Việt sử lược cùng An Nam chí lược, hai quyển sử biên niên có niên đại thời nhà Trần, đều không thấy chi tiết này, dĩ nhiên cũng đều không ghi chép kết cục của Mị Châu, và càng không có chi tiết An Dương vương giết chết Mị Châu. Cả Đại Việt sử lược cùng An Nam chí lược đều ở thời trước Toàn thư (ghi chép thời nhà Lê Sơ), nếu "Rải lông ngỗng" thực sự có và phổ biến, hoặc đáng tin, thì dĩ nhiên phải được ghi chép mới phải.

Chuyện rải lông ngỗng

Câu chuyện Mị Châu với sự tích "Rải lông ngỗng" sớm nhất thấy ở Lĩnh Nam chích quái. Cuốn sách này là một cuốn kỳ thư chuyên ghi chép những câu chuyện quỷ dị, đa phần chỉ là truyền thuyết, không phải là sử liệu thực sự. Niên đại của cuốn sách này không rõ ràng, nhưng chắc chắn là phải gần thời Lê Sơ, có lẽ được soạn vào thời thuộc Minh.

Nội dung câu chuyện có ở trong Lĩnh Nam chích quái - "Kim Quy truyện", sự tích về thần Kim Quy:

Dường như các sử quan thời nhà Lê, khi tu soạn Đại Việt Sử ký Toàn thư, đã thấy câu chuyện này và quyết định đưa vào mục "Kỷ nhà Thục". Trong bản kỷ này, câu chuyện được viết lại gần như y hệt, kể cả sự tích "Rải lông ngỗng".

Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, "Kỷ nhà Thục - An Dương Vương":

Về năm mất, Sử ký của Tư Mã Thiên lại viết rằng phía Tây nước Âu Lạc bị Triệu Đà đánh bại ngay sau khi Lữ Thái hậu chết, mà Lữ Thái hậu chết năm 180 TCN, vì thế một số sách báo ngày nay cũng viết Âu Lạc sụp đổ năm 179 TCN. Suy ra Mị Châu có thể mất năm 179 TCN. Tuy vậy, có khả năng câu chuyện về nàng và bản thân Mị Châu chỉ là sản phẩm tưởng tượng của người đời sau, nên chuyện năm mất ra sao cũng đã không còn quan trọng.

Nhận định

Về sự việc này, sử thần Ngô Sĩ Liên có nhận xét:

Tham khảo

  1. ^ Thần giáng đất Sần: Tả truyện chép rằng thần hiện ở đất Sần thuộc nước Quắc, Quắc công sai quan đến làm lễ tế, được thần ban cho ruộng đất.
  2. ^ Đá biết nói: Tả truyện ghi việc năm thứ 8 đời Lỗ Ai công, ở đất Nguy Du nước Tấn có hòn đá biết nói.
  3. ^ Tức nàng Cảo Nương, con gái Triệu Quang Phục.
  4. ^ Bá Hữu: tức Lương Tiêu, đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu bị chết oan, thường hiện hồn về quấy nhiễu. Sau, Tử Sản cho con Bá Hữu là Lương Chỉ làm quan, hồn Bá Hữu mới thôi không báo oán nữa (Tả truyện, q.13).

Xem thêm