Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Triều”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 65: Dòng 65:
|}}
|}}


Điều này ngoài soạn giả Kiên Giang chưa có ai xác nhận mức độ chính xác. Tuy nhiên, điều nhận thấy là mối quan hệ thân tình giữa 2 người vẫn được duy trì và tiếp nối bởi con cháu Hoa Phượng với Hà Triều cho đến tận ngày ông qua đời. Và Hoa Phượng sau đó tự viết tuồng riêng, trong đó có cộng tác với Ngọc Điệp viết tuồng "Tuyệt Tình Ca", tức "Ông Cò Quận 9" cũng rất thành công <ref name="rfa1">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/ha-trieu-hoa-phuong-nmai-05292011084040.html Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng], Ngành Mai (RFA), 29/05/2011</ref>
Điều này ngoài soạn giả Kiên Giang chưa có ai xác nhận, do đó không rõ mức độ chính xác. Tuy nhiên, điều nhận thấy là mối quan hệ thân tình giữa 2 người vẫn được duy trì và tiếp nối bởi con cháu Hoa Phượng với Hà Triều cho đến tận ngày ông qua đời. Và Hoa Phượng sau đó tự viết tuồng riêng, trong đó có cộng tác với Ngọc Điệp viết tuồng "Tuyệt Tình Ca", tức "Ông Cò Quận 9" cũng rất thành công <ref name="rfa1">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/ha-trieu-hoa-phuong-nmai-05292011084040.html Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng], Ngành Mai (RFA), 29/05/2011</ref>


Sau khi liên danh tan rã, cũng như Hoa Phượng, Hà Triều lưu lạc khắp miền Nam, viết các kịch bản cho các đoàn diễn địa phương. Ngoài ra, ông còn chuyển thể vở kịch nói ''Lá sầu riêng'' của soạn giả kịch nói Hoàng Dũng<ref>Bút danh của nghệ sĩ kịch nói [[Kim Cương (nghệ sĩ)|Kim Cương]].</ref>, với phần nhạc cải lương của [[Thế Châu]]. Vở cải lương này được dàn dựng nhiều lần, gần nhất là vào năm 2006 do [[Trung tâm Thúy Nga]] sản xuất, với ca sĩ [[Hương Lan]] trong vai chính.
Sau khi liên danh tan rã, cũng như Hoa Phượng, Hà Triều lưu lạc khắp miền Nam, viết các kịch bản cho các đoàn diễn địa phương. Ngoài ra, ông còn chuyển thể vở kịch nói ''Lá sầu riêng'' của soạn giả kịch nói Hoàng Dũng<ref>Bút danh của nghệ sĩ kịch nói [[Kim Cương (nghệ sĩ)|Kim Cương]].</ref>, với phần nhạc cải lương của [[Thế Châu]]. Vở cải lương này được dàn dựng nhiều lần, gần nhất là vào năm 2006 do [[Trung tâm Thúy Nga]] sản xuất, với ca sĩ [[Hương Lan]] trong vai chính.

Phiên bản lúc 02:48, ngày 7 tháng 4 năm 2012

Hà Triều
Nghề nghiệpsoạn giả cải lương, nhà báo
Quốc tịchViệt Nam
Tác phẩm nổi bậtđồng tác giả: Nửa đời hương phấn, Tuyệt tình ca, Con gái chị Hằng...
Giải thưởng nổi bậtgiải Thanh Tâm 1965


Hà Triều (sinh năm 1931) là nghệ danh của soạn giả cải lương Việt Nam. Ông cùng với soạn giả Hoa Phượng hợp tác sáng tác nhiều vở cải lương lừng danh sân khấu Việt Nam trong suốt 10 năm (1955-1965).

Cuộc đời và sự nghiệp

Thân thế và thời niên thiếu

Ông tên thật là Đặng Ngươn Chúc, sinh năm 1931 tại làng Vĩnh Uy, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Thuở nhỏ, do có điều kiện, ngoài việc học văn hóa, ông còn được học cơ bản về nhạc lý. Năm 14 tuổi, ông tham gia và trở thành nhạc công duy nhất chơi đàn banjoline và mandoline, đệm đàn trong các buổi biểu diễn Đoàn văn nghệ Thiếu nhi Cứu quốc Khu 9, do Trương Khương Trinh làm trưởng đoàn. Năm 17 tuổi, ông được cử theo học Trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố, đến năm 19 tuổi được phân bổ vào ngành công an[1].

Bước vào sự nghiệp soạn giả

Năm 1954, ông không tập kết ra Bắc mà ở lại miền Nam sống công khai. Do chưa tìm được việc làm, ông lên Sài Gòn tìm đến nhà người trưởng đoàn cũ, bấy giờ là ký giả kịch trường Hà Huy Hà ở xóm sau nhà thờ Chợ Quán (nay là đường Phan Văn Trị, quận 5), nhờ giúp đỡ kế sinh nhai. Nhờ có nét chữ tốt, ông được giao công việc chép thơ và bản thảo kịch bản cải lương. Sẵn có máu văn nghệ, số vốn kiến thức nghệ thuật, chính trị ở trường Nguyễn Văn Tố, ông cũng tập viết bài ca lẻ (ba Nam, sáu Bắc) với đề tài có tính lịch sử cho nhạc sĩ Bảy Quới ở Đài Phát thanh Sài Gòn, và một số bài phê bình sân khấu đăng trên trang Điện ảnh kịch trường của Báo Công nhân.

Năm 1955, ông gặp lại một người bạn cũ thời kháng chiến là Lương Kế Nghiệp, lúc này cũng đang lưu lạc lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Năm 1956, ông giới thiệu bạn mình với Hà Huy Hà và được gợi ý 2 ông cùng hợp tác viết kịch bản cải lương. Ông bèn lấy nhuận bút mấy bài báo mời Lương Kế Nghiệp đi xem vở Tình tráng sĩ của đoàn Thanh Minh để tham khảo. Cả hai soạn nội dung rồi chia nhau viết, chỉ một tuần là xong, đem đưa nhà thơ Kiên Giang xem. Ông gật đầu đem đi dựng trên sân khấu Minh Chí - Việt Hùng. Ban đầu, tên vở được giám đốc kỹ thuật hãng đĩa ASIA - Thái Thụy đặt là Tình quê hương vì có nội dung chống quân Minh, sau được đổi lại là "Vì quê hương". Nhưng đến gần ngày khai trương vẫn chưa có tên soạn giả, bị hối thúc, Đặng Ngươn Chúc lấy tên mấy người em của mình ghép lại thành Hà Triều, còn Lương Thế Nghiệp đặt bút danh là Hoa Phượng cho “ướt át”. Với kịch bản đầu tay của 2 người, bút danh Hà Triều - Hoa Phượng ra đời[2].

Hai vở diễn đầu tay "Vì quê hương" và "Sau cơn gió lốc" chẳng mấy thành công. Năm 1957, soạn giả Kiên Giang được nghệ sĩ Thúy Nga mời về làm chỉ đạo nghệ thuật và lo việc tuồng tích cho đoàn. Vì thế, ông đã đặt hàng Hà Triều - Hoa Phượng viết vở khai trương. Ban đầu, kịch bản mang tên "Lối vào cung cấm", nhưng được soạn giả Kiên Giang đề nghị đổi sang dạng tình cảm kiếm hiệp Phù Tang với tên mới "Khi hoa anh đào nở", với thiết kế mỹ thuật, phác thảo mô hình tranh cảnh, âm nhạc mang âm hưởng Nhật Bản... Vở diễn được công diễn liên tục trong 4 tuần, thu được thành công rực rỡ.

Cuộc chia tay bí ẩn

Trong 10 năm (1955-1965), liên danh Hà Triều - Hoa Phượng đã viết chung khoảng 50 vở hát. Kể từ thành công của vở Khi hoa anh đào nở, nhiều vở được khán giả hoan nghênh như Tấm lòng của biển, Cô gái Đồ Long, Nửa đời hương phấn, Tần nương thất, Thái hậu Dương Vân Nga, Bóng hồng sa mạc, Khói sóng tiêu tương... nhưng thành công lớn nhất là những tuồng xã hội. Từ những kịch bản đó, nhiều nghệ sĩ đã thành danh như Thành Được, Tấn Tài, Thanh Sang, Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Thanh Tuấn, Lệ Thủy, Minh Vương, Hồng Nga, Thanh Nguyệt, Kim Ngọc… Ngoài ra, hai ông còn viết 1 vở kịch cho đoàn Thẩm Thúy Hằng là vở Sông dài và cũng được hoan nghênh nhiệt liệt.

Sự hợp tác còn mang lại kết quả bất ngờ, một cô gái nhà bên nơi 2 người ở trọ, vì mến mộ tài năng mà theo về làm vợ soạn giả Hoa Phượng. Con họ đẻ ra đặt tên theo phong thái cải lương như Nhứt Nương, Nhị Lang, Tam Lang... và gọi Hà Triều là “Ba Hai”.

Năm 1964, đoàn hát Dạ Lý Hương của bầu Xuân[3] ra đời. Hà Triều - Hoa Phượng được mời về cộng tác. Trên sân khấu mới này, cặp Hà Triều - Hoa Phượng lại nổi danh thêm với một loạt tuồng "chưởng": Cô gái Đồ Long, Anh hùng xạ điêu, Lệnh xé xác (chung với Tuấn Khanh), Thiên hà lang quân... Đến năm 1965, đoàn Dạ Lý Hương diễn vở xã hội Nỗi buồn con gái (hay Tần nương thất) của Hà Triều - Hoa Phượng, vở hát này được Ban tuyển chọn giải Thanh Tâm bình chọn là tuồng cải lương hay nhất trong năm với số điểm vượt xa các vở hát khác để phát giải "Vở hát đoạt giải hay nhất".

Bất ngờ, sau Nỗi buồn con gái, liên danh Hà Triều - Hoa Phượng lặng lẽ chia tay - gây nhiều thắc mắc và tiếc rẻ trong giới nghệ sĩ và khán giả mến mộ.

Trọn đời với cải lương

Nguyên nhân của sự chia tay bí ẩn này mãi đến 40 năm sau mới được soạn giả Kiên Giang tiết lộ:

Điều này ngoài soạn giả Kiên Giang chưa có ai xác nhận, do đó không rõ mức độ chính xác. Tuy nhiên, điều nhận thấy là mối quan hệ thân tình giữa 2 người vẫn được duy trì và tiếp nối bởi con cháu Hoa Phượng với Hà Triều cho đến tận ngày ông qua đời. Và Hoa Phượng sau đó tự viết tuồng riêng, trong đó có cộng tác với Ngọc Điệp viết tuồng "Tuyệt Tình Ca", tức "Ông Cò Quận 9" cũng rất thành công [5]

Sau khi liên danh tan rã, cũng như Hoa Phượng, Hà Triều lưu lạc khắp miền Nam, viết các kịch bản cho các đoàn diễn địa phương. Ngoài ra, ông còn chuyển thể vở kịch nói Lá sầu riêng của soạn giả kịch nói Hoàng Dũng[6], với phần nhạc cải lương của Thế Châu. Vở cải lương này được dàn dựng nhiều lần, gần nhất là vào năm 2006 do Trung tâm Thúy Nga sản xuất, với ca sĩ Hương Lan trong vai chính.

Tuy vẫn tiếp tục viết nhiều kịch cho đến ngày qua đời, nhưng ông không ghi được nhiều dấu ấn như lúc còn liên danh với Hoa Phượng, một phần cũng do sự thoái trào của sân khấu cải lương. Trong cuộc sống riêng tư, mãi đến hơn 60 tuổi, Hà Triều mới gặp một người vợ cùng tá túc trong căn phòng nhỏ hẹp cạnh rạp Hưng Đạo, nhưng không bao lâu thì người vợ cũng âm thầm bỏ đi. Ông tiếp tục sống cô độc dù vẫn luôn được nhiều người quan tâm ưu ái cho đến khi qua đời.

Ông qua đời ngày 13 tháng 5 năm 2003 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác phẩm

Đồng tác giả với Hoa Phượng:

  • Tấm lòng của biển
  • Cô gái Đồ Long
  • Nửa đời hương phấn
  • Tần nương thất
  • Thái hậu Dương Vân Nga
  • Bóng hồng sa mạc
  • Khói sóng tiêu tương

...

Viết riêng:

Chú thích

  1. ^ Kiên Giang, "Nhân 1 năm ngày mất soạn giả Hà Triều"
  2. ^ Các tài liệu đều chép thống nhất bút danh Hoa Phượng của soạn giả Lương Kế Nghiệp đặt để ghi nhớ tuổi học trò. Tuy nhiên, bút danh Hà Triều được hầu hết chép là tên ghép từ người em gái tên Thu Hà và người em trai (hoặc cháu trai kêu bằng bác) tên là Triều, của Đặng Ngươn Chúc (Ngô Thị Hồng Nhan, "Hoa Phượng - "Trái tim Núi Sập"). Nhưng theo soạn giả Kiên Giang dẫn theo thông tin từ một số bạn học cũ của Chúc ở Nguyễn Văn Tố, tiếp xúc trong đám tang của Hà Triều ngày 15 tháng 5 năm 2003, thì Thu Hà là bạn học cùng lớp với Chúc. Em của Thu Hà tên Triều chơi rất thân với Chúc. Thu Hà để ý Chúc nhưng Chúc nhát gái không dám mở lời. (Kiên Giang, "Nhân 1 năm ngày mất soạn giả Hà Triều").
  3. ^ nay là Phó hội trưởng Chùa Nghệ Sĩ.
  4. ^ Huỳnh Công Minh - Thiên Mộc Lan, "Những tiết lộ của soạn giả Kiên Giang về sự chia tay thầm lặng của Hà Triều và Hoa Phượng".
  5. ^ Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng, Ngành Mai (RFA), 29/05/2011
  6. ^ Bút danh của nghệ sĩ kịch nói Kim Cương.

Liên kết ngoài