Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuốc tránh thai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 40: Dòng 40:
====Các dùng====
====Các dùng====


Để dễ nhớ và tránh thai có hiệu quả với thuốc thì bạn hãy nhớ 4 qui tắc số 1 sau:
Để dễ nhớ và tránh thai có hiệu quả với thuốc thì cần lưu ý 4 qui tắc sau:


:* Uống từ ngày thứ 1 của vòng kinh (ngày bắt đầu ra kinh).
:* Uống từ ngày thứ 1 của vòng kinh (ngày bắt đầu ra kinh).
Dòng 57: Dòng 57:


:* '''Quên 3 viên:''' bạn vứt vỉ đang uống đi, bắt đầu một vỉ mới. Có thể coi như bạn mới bắt đầu dùng thuốc, 7 ngày đầu tiên chưa có tác dụng, tránh giao hợp hoặc dùng bao cao su nếu giao hợp.
:* '''Quên 3 viên:''' bạn vứt vỉ đang uống đi, bắt đầu một vỉ mới. Có thể coi như bạn mới bắt đầu dùng thuốc, 7 ngày đầu tiên chưa có tác dụng, tránh giao hợp hoặc dùng bao cao su nếu giao hợp.

====Lưu ý====
====Lưu ý====
Một số chuyên gia khuyên bạn nên ngừng uống thuốc tránh thai 2 - 3 tháng trước khi quyết định thụ thai bởi vì cũng như tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng, thuốc tránh thai dạng viên gây ra sự thay đổi trong tử cung của bạn. Các chuyên gia này tin rằng nếu bạn có thai trở lại ngay sau khi ngừng thuốc, bào thai sẽ khó bám chắc vào dạ con. Điều này có nghĩa, bạn dễ có nguy cơ bị sẩy thai. Vậy nên hãy chờ cho tới khi dạ con phục hồi lại theo nhịp sinh học vốn có chứ không phải do tác động của thuốc thì hãy thụ thai.
Một số chuyên gia khuyên bạn nên ngừng uống thuốc tránh thai 2 - 3 tháng trước khi quyết định thụ thai bởi vì cũng như tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng, thuốc tránh thai dạng viên gây ra sự thay đổi trong tử cung của bạn. Các chuyên gia này tin rằng nếu bạn có thai trở lại ngay sau khi ngừng thuốc, bào thai sẽ khó bám chắc vào dạ con. Điều này có nghĩa, bạn dễ có nguy cơ bị sẩy thai. Vậy nên hãy chờ cho tới khi dạ con phục hồi lại theo nhịp sinh học vốn có chứ không phải do tác động của thuốc thì hãy thụ thai.

Phiên bản lúc 01:53, ngày 18 tháng 7 năm 2012

Thuốc tránh thai là tên gọi chỉ chung cho những loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa, ngăn chặn, phòng tránh việc hình thành bào thai khi quan hệ tình dục, đây là một trong những phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn hoặc không theo kế hoạch nhất định. Có dạng còn được sử dụng để điều hoà kinh nguyệt hay khắc phục chứng nam hóa do buồng trứng sản xuất quá nhiều androgen[1].

Phân loại

Khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp tránh thai có hiệu quả khả cao sau khi giao hợp không sử dụng một biện pháp phòng tránh nào. Tuy nhiên, không được dùng thuốc tránh thai khẩn cấp như một biện pháp tránh thai thường xuyên. Thuốc không phòng tránh được bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS[2].

Thuốc Postinor

Thuốc này đóng vỉ hai viên. Nếu bạn có sẵn thuốc thì chỉ cần uống một liều duy nhất một viên sau giao hợp trong vòng một tiếng. Tuy nhiên, nếu bạn không kịp mua thuốc trong vòng một tiếng, bạn có thể uống 1 viên trong vòng 72 giờ sau giao hợp (càng sớm càng tốt) và 1 viên nữa sau viên đầu 12 giờ.

Nếu không có loại đó, bạn có thể dùng tăng loại thuốc tránh thai thông thường loại phối hợp như: Choice, Rigevidon, Microgynon, Marve*** (Loại thuốc tránh thai chỉ có một hoóc môn dành cho phụ nữ cho con bú không dùng làm thuốc tránh thai khẩn cấp được). Liều sử dụng: Uống 4 viên trắng (viên có chứa hoóc môn) trong vòng 72 giờ kể từ khi giao hợp (càng sớm càng tốt), sau đó 12 giờ uống 4 viên trắng nữa.

Thuốc levonorgestrel (LNG)

  • Thuốc levonelle-2, norievo, plan B, postinor, postinor-2 trong thành phần có chứa 0,75mg LNG: Uống 1 viên trong vòng 8 giờ sau khi giao hợp không được bảo vệ; 8 giờ sau uống thêm 1 viên nữa.
  • Thuốc microlut, norgeston, microval chứa 0,03mg LNG: Uống 25 viên/lần trong vòng 8 giờ sau khi giao hợp không được bảo vệ; 8 giờ sau uống thêm 25 viên nữa.

Thuốc ovrrette chứa 0,375mg LNG: Uống 20 viên/lần trong vòng 8 giờ sau khi giao hợp không được bảo vệ; 8 giờ sau uống thêm 20 viên nữa.

  • Thuốc tránh thai phối hợp có chứa ethynil estradiol (EE) và levonorgestrel (LNG) hoặc norgestrel (NG), gồm các vỉ thuốc có tên:
Neogynon, noral, nordiol, ovidon, ovral... trong thành phần có chứa 50mcg EE + 0,25mg LNG hoặc 50mcg EE + 0,5mg. Uống 2 viên trong vòng 72 giờ đầu sau giao hợp không được bảo vệ; 12 giờ sau khi uống liều đầu, uống tiếp 2 viên.

Nordette, regevidon (gọi viên choice), ovral L... trong thành phần có chứa 30mcg EE + 0,15mg LNG hoặc 30mcg EE + 0,3mg NG. Uống 4 viên trong vòng 72 giờ đầu sau giao hợp không được bảo vệ, 12 giờ sau khi uống liều đầu, uống tiếp 4 viên.

Lưu ý

  • Tất cả các thuốc trên uống liều đầu càng sớm càng tốt sau quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Thuốc tránh thai khẩn cấp được coi là an toàn (hiệu quả đạt 75%) nhưng không được sử dụng như một biện pháp tránh thai thường xuyên. Trong một tháng không nên dùng quá 2 lần vì càng dùng nhiều thì hiệu quả càng giảm[2] .

  • Có tới 50% số phụ nữ dùng thuốc tránh thai khẩn cấp bị buồn nôn và nôn. Như vậy, hiệu quả của thuốc sẽ bị giảm, chưa kể các tác dụng phụ khác như kinh nguyệt không đều, rong huyết, đau đầu, chóng mặt...
  • Nếu sau khi uống bị nôn thì phải uống ngay liều khác để thay thế. Nếu sau khi uống 2 giờ mới nôn thì không cần uống bù. Nhất thiết phải uống đủ 2 liều mới có tác dụng.
  • Không dùng viên tránh thai khẩn cấp khi có thai hoặc bị dị ứng với thuốc tránh thai.

Hằng ngày

Thuốc uống tránh thai hàng ngày là loại thuốc chứa hai thứ hoocmon sinh dục nữ estrogen và progesterone. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu như: Giải pháp hoa hồng xanh, Choice, Rigevidon, Marvelon, Microgynon… Được đóng thành vỉ 21 hoặc 28 viên.

Việc uống mỗi ngày một lượng nhỏ hormone sinh dục nữ, nên giúp bạn gái duy trì lượng Hormone trong cơ thể làm cho trứng không rụng. Ngoài ra thuốc còn làm mỏng niêm mạc tử cung để trứng thụ tinh cũng không làm tổ. Thêm nữa thuốc còn làm đặc chất dịch nút cổ tử cung để chống tinh trùng đi qua và làm giảm sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng.

Thuốc có hiệu quả tránh thai rất cao, khoảng 99% đảm bảo an toàn, giúp hai bạn yên tâm khi sinh hoạt tình dục. Thuốc chỉ có tác dụng tránh mang thai nhưng không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có cả HIV/AIDS.

Các dùng

Để dễ nhớ và tránh thai có hiệu quả với thuốc thì cần lưu ý 4 qui tắc sau:

  • Uống từ ngày thứ 1 của vòng kinh (ngày bắt đầu ra kinh).
  • Ngày uống 1 viên.
  • Uống vào 1 giờ nhất định.
  • Uống liền 1 mạch, hết vỉ này sang vỉ khác đến khi không có nhu cầu tránh thai nữa ( đó là vỉ 28 viên). Đối với vỉ 21 viên thì bạn uống thứ tự theo mũi tên in trên vỉ, hết vỉ thì nghỉ 7 ngày rồi uống vỉ tiếp theo.

Trong quá trình sử dụng thuốc, đôi khi bạn có thể quên uống một viên thuốc. Trong trường hợp này, khả năng có thai không lớn. Tuy nhiên, để đề phòng, bạn hãy làm đúng như sau:

  • Quên 1 viên: khi nhớ ra, bạn uống viên đó ngay, viên sau uống vào đúng giờ uống thông thường. Trong vòng 48 tiếng sau đó, bạn nên tránh giao hợp hoặc nếu giao hợp thì dùng bao cao su. Sau đó bạn uống tiếp vỉ thuốc như bình thường.
  • Quên 2 viên: uống bù ngay hai viên khi nhớ ra, viên tiếp theo uống vào giờ thông thường. Nếu có giao hợp, bạn nên dùng bao cao su cho đến khi uống hết vỉ thuốc.
  • Quên 3 viên: bạn vứt vỉ đang uống đi, bắt đầu một vỉ mới. Có thể coi như bạn mới bắt đầu dùng thuốc, 7 ngày đầu tiên chưa có tác dụng, tránh giao hợp hoặc dùng bao cao su nếu giao hợp.

Lưu ý

Một số chuyên gia khuyên bạn nên ngừng uống thuốc tránh thai 2 - 3 tháng trước khi quyết định thụ thai bởi vì cũng như tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng, thuốc tránh thai dạng viên gây ra sự thay đổi trong tử cung của bạn. Các chuyên gia này tin rằng nếu bạn có thai trở lại ngay sau khi ngừng thuốc, bào thai sẽ khó bám chắc vào dạ con. Điều này có nghĩa, bạn dễ có nguy cơ bị sẩy thai. Vậy nên hãy chờ cho tới khi dạ con phục hồi lại theo nhịp sinh học vốn có chứ không phải do tác động của thuốc thì hãy thụ thai.

Một số bác sĩ lại cho rằng chỉ cần 1 - 2 tháng là vòng kinh đã trở lại bình thường (như vốn có của cơ thể); một số quan điểm khác lại cho rằng hormon trong viên thuốc sẽ bị loại trừ khỏi cơ thể hoàn toàn ngay khi kỳ kinh mới bắt đầu vì vậy nếu có bầu ngay thì cũng thật là điều đáng mừng.

Trước đây, khi liều lượng hormon trong thuốc tránh thai ở mức cao hơn thì chúng ta có cơ sở để lo lắng rằng việc có bầu trong khi uống thuốc hay vừa ngừng uống thuốc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng nào về sự bất thường của thai nhi. Bé của bạn sẽ không gặp bất cứ sự đe dọa nào nếu bạn mang bầu trong khi uống thuốc hay ngay sau khi vừa ngưng thuốc.

Tác dụng phụ

Biện pháp tránh thai dựa trên tác động tới hormone thường đi kèm các tác dụng phụ, có thể chỉ là gây một chút khó chịu hoặc cũng có khi quá tệ khiến bạn thấy cơ thể có những thay đổi rõ rệt[3].

Nhức đầu, chóng mặt, đau thắt vùng ngực

Nếu gặp những hiện tượng như trên, chị em không phải quá lo lắng. Hãy bình tĩnh. Những tác dụng phụ này dường như sẽ tự nhiên biến mất sau một thời gian bạn dùng thuốc.

Nếu về lâu dài mà không thấy khá hơn, chị em nên ngưng dùng biện pháp hiện tại và đến khám bác sĩ ngay.

Buồn nôn

Cảm giác buồn nôn khi dùng biện pháp tránh thai là rất phổ biến. Phản ứng này cũng sẽ tự biến mất, nhưng có thể sẽ phải sau một vài tháng.

Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai dạng uống, và bạn cảm giác khó chịu, buồn nôn, hãy thử dùng loại thuốc này cùng với thực phẩm xem sao. Có thể mùi vị của các món ăn sẽ làm bạn quên đi cảm giác buồn nôn khi uống thuốc.Còn nếu bạn đặt vòng hoặc dùng miếng vá mà cũng thấy buồn nôn thì tốt nhất bạn nên chuyển sang dùng biện pháp khác.

Xuất huyết không ngừng

Theo GS, tiến sĩ Hutcherson thì: “Tôi nghĩ rằng, tác dụng phụ này khiến chị em cảm thấy khó chịu và bực mình hơn cả so với các tác dụng phụ khác. Bởi, nó rất khôn lường.

Cũng theo giáo sư, các biện pháp như uống thuốc tránh thai vào cùng thời điểm trong ngày hoặc biện pháp cấy ghép chỉ có progestin khi niêm mạc tử cung quá mỏng sẽ hạn chế hơn khả năng chảy máu này. Nhưng mặt khác, có thể bạn sẽ thấy nguyệt san của mình ít đi, hoặc có khi thậm chí còn biến mất hẳn.

Trong những trường hợp thấy có xuất huyết, chị em nên đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng thêm các loại thuốc kháng viêm hoặc bổ sung estrogen[3] .

Giảm ham muốn

Nếu khi áp dụng các loại biện pháp tránh thai mà vẫn gặp phải tác dụng phụ là giảm nhu cầu hoặc ham muốn “chuyện ấy”, chị em nên tìm những cách thức thay đổi, cả về “công thức” cho “chuyện ấy” lẫn biện pháp tránh thai đang dùng[3] .

Theo Tiến sĩ Hutcherson, với một vài chị em gặp phải tình trạng như trên, hãy chuyển sang dùng loại thuốc tránh thai có nhiều androgen (giống testosterone), chắc chắn sẽ lấy lại được ham muốn và khắc phục đời sống chăn gối đang nhàm chán của mình.

Còn nếu thay đổi thuốc uống mà không có tác dụng gì, chị em nên đi kiểm tra sức khỏe để có thể chọn biện pháp hoàn toàn khác trước đây nhưng phù hợp với mình hơn.

Tính khí thất thường

Nếu bạn chắc chắn rằng, chính các biện pháp tránh thai bạn dùng khiến bạn căng thẳng, tâm lý không ổn định và tính khí thất thường chứ không phải bất kì nguyên nhân nào khác thì tốt nhất bạn nên tìm một phương pháp khác không liên quan đến hormone[3] .

Theo kinh nghiệm của tiến sĩ Hutcherson thì một khi phụ nữ đã gặp trầm cảm với một loại thuốc tránh thai liên quan đến hormone trong cơ thể thì dù có thay đổi sang biện pháp khác vẫn liên quan đến hormone thì cũng không giúp được gì. Vì tất cả các phương pháp nội tiết tố có khả năng gây ra những vấn đề giống nhau.

Do vậy, nếu chị em nào vẫn muốn dùng cá loại thuốc tránh thai, nhưng lại gặp tác dụng phụ như này thì có thể nên dùng thêm thuốc chống trầm cảm để có kết quả tốt đẹp hơn.

Chú thích