Bước tới nội dung

Đỗ Trung Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đỗ Trung Dương
Chức vụ
Nhiệm kỳ1999 – 2006
Tổng tham mưu trưởngLê Văn Dũng
Phùng Quang Thanh
Tiền nhiệmĐào Trọng Lịch
Kế nhiệmLê Hải Anh
Cục trưởng Cục Quân huấn
Nhiệm kỳ1997 – 1999
Phó cục trưởngPhạm Ngọc Lan
Tiền nhiệmNguyễn Văn Minh
Kế nhiệmNguyễn Hữu Khảm
Tư lệnh Quân đoàn 1
Nhiệm kỳ1995 – 1997
Chính ủyNguyễn Đức Sơn
Tiền nhiệmNguyễn Huy Hiệu
Kế nhiệmNguyễn Khắc Nghiên
Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng
Quân đoàn 1
Nhiệm kỳ1987 – 1993
Tư lệnhNguyễn Huy Hiệu
Kế nhiệmNguyễn Khắc Nghiên
Sư đoàn trưởng Sư đoàn 308
Nhiệm kỳ1985 – 1987
Tiền nhiệmNguyễn Hải Như
Kế nhiệmTrần Hạnh
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1945-04-15)15 tháng 4, 1945
Mất27 tháng 5, 2020(2020-05-27) (75 tuổi)
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Phục vụ trong lực lượng vũ trang
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1963 – 2005
Cấp bậc
Tặng thưởngHuân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Đỗ Trung Dương (25 tháng 4 năm 194527 tháng 5 năm 2020) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 1,[1] Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.[2][3]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Trung Dương sinh ngày 15 tháng 4 năm 1945 tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.[4] Ông nhập ngũ từ tháng 6 năm 1963 và thuộc biên chế Đại đội 7, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 102, Sư đoàn 308. Một năm sau, ông bắt đầu theo học tại Trường Hạ sĩ quan thuộc Quân đoàn 1. Từ đầu năm 1965 đến năm 1970, ông trải qua nhiều chức vụ khác nhau từ Tiểu đội trưởng đến Đại đội trưởng Đại đội 7 và Đại đội 5 thuộc Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 102. Sau 1 năm đảm nhiệm Trợ lý Tham mưu của Trung đoàn 102, đến tháng 7 năm 1971, ông trở thành Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7 thuộc Trung đoàn 102.[5][6]

Trong 6 tháng cuối năm 1972, ông theo học tại Học viện Lục quân. Trong hai năm 1973 và 1974, ông lần lượt trở thành Phó trung đoàn trưởng và Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102. Từ đầu năm 1978 đến tháng 8 năm 1980, ông liên tục theo học tại Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng (hay Trường Văn hóa Quân đội)[7]Học viện Quốc phòng. Đến tháng 9 năm 1980, ông trở thành Phó sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 308. Tháng 12 năm 1981, ông được cử sang Liên Xô theo học tại Học viện Vưstren. Sau 2 năm về nước, tháng 6 năm 1985, ông được thăng làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 308.[8]

Ông được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân đoàn 1 vào tháng 10 năm 1987 và trở thành Tư lệnh vào tháng 3 năm 1995.[9][10] Tháng 7 năm 1997, ông được điều làm Cục trưởng Cục Quân huấn và đảm nhiệm vị trí này hơn 2 năm trước khi trở thành Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam vào tháng 11 năm 1999.[11][12] Ông giữ chức vụ Phó Tổng tham mưu trưởng cho đến khi về hưu vào tháng 6 năm 2005.[13][14] Ngày 27 tháng 5 năm 2020, ông qua đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 75 tuổi.[15]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1968 1970 1973 1976 1980 1984 1988 1994 2002
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Senior Lieutenant.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Captain.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg
Cấp bậc Trung úy Thượng úy Đại úy Thiếu tá Trung tá Thượng tá Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hoàng Hà; Minh Anh (12 tháng 10 năm 2018). “Tự hào truyền thống, tiếp nối chiến công”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Phạm Hoàng Hà (11 tháng 10 năm 2018). “Viết tiếp những trang vàng "Thần tốc- Quyết thắng". Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Nguyễn Bằng (19 tháng 3 năm 2016). “Cục Quân huấn gặp mặt các thế hệ cán bộ, nhân viên nhân Kỷ niệm 70 Ngày Truyền thống”. Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “Tin buồn: Đồng chí Trung tướng Đỗ Trung Dương từ trần”. Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam. 30 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Lê Huy Toàn (1992). Trung đoàn Thủ Đô. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 2010. OCLC 43025910. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Phạm Chí Nhân (1994). Lịch sử Sư đoàn 308 Quân Tiên Phong. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 239. OCLC 43978938. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Đỗ Trung Lai (16 tháng 5 năm 2018). “Những dấu ấn của Trường Văn hóa Quân đội-Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng (1955-1990)”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ “Tin buồn”. Báo Quân đội nhân dân. 29 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ Trần Sĩ Nhạc; Hoàng Hải Hưng (1994). Lịch sử trung đoàn xe tăng 202. Hà Nội: Bộ tư lệnh Quân đoàn 1. tr. 151. OCLC 1122545719. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999). 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: biên niên sự kiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 648. OCLC 606507145. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ Hoàng Văn Hướng; Nguyễn Huy Linh (1998). Bộ tổng tham mưu, nửa thế kỷ hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 151. OCLC 607380989. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Võ Đắc Danh (15 tháng 4 năm 2002). “Ngậm ngùi U Minh Thượng”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" Bài 2: Cấp trên gần gũi, yêu thương cấp dưới”. Báo Quân đội nhân dân. 24 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ Báo Quân đội nhân dân (2005). Chuyện mới ghi ở Tây Nguyên: những tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc (1991-2004). Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 20. OCLC 876736152. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.
  15. ^ “Trung tướng Đỗ Trung Dương từ trần”. Báo Công an Nhân dân điện tử. 30 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2021.