Antonov An-32

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
An-32 "Cline"
An-32B của Peru
KiểuMáy bay vận tải
Hãng sản xuấtAntonov
Chuyến bay đầu tiên9 tháng 7-1976[1]
Tình trạngĐang hoạt động
Khách hàng chínhẤn Độ Không quân Ấn Độ
Ukraina Không Quân Ukraina
Số lượng sản xuất357
Chi phí máy bay6-9 USD (2000)[1]
Được phát triển từAntonov An-24
Antonov An-26

Antonov An-32 (tên ký hiệu của NATO: "Cline") là một máy bay vận tải quân sự hai động cơ.

Thiết kế và phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

An-32 về cơ bản là An-26 được trang bị động cơ mới, khách hàng đầu tiên là Không quân Ấn Độ đã đặt hàng loại máy bay này một phần vì duy trì mối quan hệ tốt giữa người đứng đầu Liên Xô Leonid Brezhnev và người đứng đầu Ấn Độ là Indira Gandhi. An-32 được thiết kế để bay trong bất kỳ thời tiết nào, kể cả thời tiết xấu nhất, nó có thiết kế tốt hơn so với tiêu chuẩn của An-26. Với động cơ đặt cao trên cánh cho phép đường kính cánh quạt lớn, An-32 được trang bị hai động cơ phản lực cánh quạt AI-20 công suất 5100 hp, gần như mạnh gấp đôi so với động cơ AI-24 của An-26. An-32 vì vậy có những đặc trưng cất hạ cánh ưu việt dưới những điều kiện nhiệt đới và miền núi (trên độ cao lớn), nơi không khí nóng hay không khí lõng hạn chế công suất của động cơ. Giá của An-32 vào năm 2000 là 6-9 triệu USD.[1]

Các phiên bản[sửa | sửa mã nguồn]

  • An-32: Máy bay vận tải hai động cơ.
  • An-32B: Phiên bản cải tiến.
  • An-32P Firekiller: Phiên bản cứu hỏa.
  • An-32B-100 - Phiên bản nâng cấp động cơ với hệ thống cánh quạt 6 lưỡi.
  • An-32V-200 - Phiên bản nâng cấp động cơ với hệ thống cánh quạt 6 lưỡi.
  • An-32M - Trang bị động cơ Pratt & Whitney Canada PW150A.

Các quốc gia sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia sử dụng An-32 (dân sự màu xanh lá cây)
Antonov An-32 của Không quân Afghan

Quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

An-32 hiện vẫn đang hoạt động trong lực lượng không quân một số quốc gia. Hiện nay hơn 240 chiếc vẫn đang hoạt động trên toàn thế giới. Hầu hết các quốc gia có điều kiện thời tiết xấu thường đặt mua An-32.

Dân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Đến tháng 8-2006, tổng cộng có 56 chiếc Antonov An-32 hiện đang hoạt động trong các công ty hàng không Các hãng sử dụng chính bao gồm: Air Pass (4), Alada (3), Libyan Arab Air Cargo (4), Million Air Charter (3), AERCARIBE LTDA (2), Trans-Charter (3) và Selva (4). Khoảng 29 hãng khác cũng đang sử dụng một số lượng nhỏ loại máy bay này.[4]

Thông số kỹ thuật (An-32)[sửa | sửa mã nguồn]

{Jane's All The World's Aircraft 1988-89}[5]

Đặc điểm riêng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phi đoàn: 3
  • Sức chứa: 42 hành khách/50 hành khách/24 thương binh với 36 bác sĩ
  • Chiều dài: 23.78 m (78 ft 0¾ in)
  • Sải cánh: 29.20 m (95 ft 9½ in)
  • Chiều cao: 8.75m (28 ft 8½ in)
  • Diện tích cánh: 75 m² (807 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 16.800 kg (37.038 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 24.500 kg
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 27.000 kg (59.525 lb)
  • Động cơ: 2× động cơ phản lực ZMKB Progress AI-20DM, 3.812 kW (5.112 ehp) mỗi chiếc

Hiệu suất bay[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “AeroWorldNet - Renewed AN-32 in Flight Tests (16 tháng 10 năm 2000)”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  2. ^ "", Aerospace Source Book 2007, Aviation Week & Space Technology, 15 tháng 1 2007.
  3. ^ “GAO”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  4. ^ Flight International, 3-9 tháng 10 năm 2006
  5. ^ J W R Taylor biên tập (1988). Jane's All The World's Aircraft,1988-89. Jane's Information Group. ISBN 0-7106-0867-5.

Nội dung liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có cùng sự phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Trình tự thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

An-26 - An-28 - An-30 - An-32 - An-38 - An-70 - An-71