Bão Cecil (1985)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bão Cecil (Rubing)
Bão số 8 năm 1985
Bão cuồng phong (Thang JMA)
Bão cuồng phong cấp 3 (SSHWS/NWS)
Bão Cecil trên vùng biển Bình Trị Thiên - Nghĩa Bình, lúc đạt cường độ mạnh nhất vào ngày 15 tháng 10 năm 1985
Hình thành12 tháng 10 năm 1985
Tan17 tháng 10 năm 1985
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
150 km/h (90 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
195 km/h (120 mph)
Áp suất thấp nhất944 mbar (hPa); 27.88 inHg
Số người chết703 người
Thiệt hại> $65 triệu (USD 1985)
Vùng ảnh hưởngPalau · Philippines · Việt Nam · Lào · Thái Lan · Myanmar
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1985

Bão Cecil,[nb 1] được biết đến tại Philippines với tên gọi Áp thấp nhiệt đới Rubing,[nb 2][1] ở Việt Nam là Cơn bão số 8 năm 1985[nb 3] là một xoáy thuận nhiệt đới rất mạnh đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ của Việt Nam vào đêm ngày 15 rạng sáng ngày 16 tháng 10 năm 1985. Cecil được xem là cơn bão lớn nhất trong 100 năm qua từng tàn phá khu vực này, và nó đã gây ra thiệt hại hết sức nặng nề.[2] Không chỉ ở Việt Nam, cơn bão cũng đã có tác động đến Philippines, LàoThái Lan; với quy mô và mức độ nhỏ hơn.

Nó hình thành từ một vùng xoáy thấp ở khu vực đảo Caroline với quy mô, hệ thống nhanh chóng di chuyển vào Biển Đông và mạnh lên thành vòng xoáy, rồi trở thành một cơn bão mạnh cấp 3 (theo thang bão Saffir-Simpson) vào ngày 15 tháng 10 trên vùng biển Bình Trị Thiên - Nghĩa Bình.[nb 4] Đêm ngày 15 rạng sáng ngày 16 tháng 10, cơn bão đổ bộ và tàn phá dữ dội tỉnh Bình Trị Thiên, tâm bão quét qua thành phố Huế, làm 703 người thiệt mạng, hàng loạt công trình bị phá hủy, hàng nghìn héc ta hoa màu bị hư hại và thiệt hại tổng ước tính khoảng ít nhất 65 triệu USD.

Cơn bão đã đi vào ký ức không thể phai nhòa của hàng triệu người dân sống hoặc đã từng sống trên mảnh đất cố đô Bình Trị Thiên, Huế. Sau cơn bão, Tổ chức Hội thảo và Phát triển Pháp đã thành lập một dự án phòng chống thiên tai và xây dựng nhà ở kiên cố cho người dân miền Trung Việt Nam và dự án này đã nhận được giải thưởng quốc tế về nhà ở của Liên Hợp Quốc vào năm 2008. Hai tám năm sau ngày bão Cecil đổ bộ, lần lượt ngày 30 tháng 9 năm 2013 và 15 tháng 10 năm 2013, hai cơn bão WutipNari cũng đã tàn phá dữ dội khu vực này.

Lịch sử khí tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Đường đi của cơn bão Cecil, một cơn bão rất mạnh tàn phá đất Huế năm 1985. Những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.
Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐ BNĐ C1 C2 C3 C4 C5

Ngày 8 tháng 10 năm 1985, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (Jphát hiện một vùng thấTWC) p hình thành từ các đám mây đối lưu trong một khu vực áp suất thấp ở phía Nam quần đảo Caroline. Sau khi đi qua khu vực Palau vào ngày 9 tháng 10, xoáy thấp di chuyển về phía Tây Bắc và đổ bộ vào đảo Mindanao (Philippines).[3] Vượt qua miền Nam Philippines, ngày 12 tháng 10, vùng thấp tiến vào Biển Đông và được Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) theo dõi như là một áp thấp nhiệt đới.[4][nb 5] Cùng ngày, Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) đã đặt cho áp thấp nhiệt đới cái tên địa phương "Rubing".[1] JTWC cũng ban hành một "Cảnh báo về sự hình thành Xoáy thuận nhiệt đới" cho hệ thống và chỉ định số hiệu là 20W,[6] ngay sau đó thông báo 20W đã mạnh thành bão nhiệt đới và đặt tên quốc tế là Cecil.[3] Đến chiều cùng ngày, JMA đã nâng Cecil lên thành một cơn bão nhiệt đới, đánh ký hiệu quốc tế là 8521.[4] Các cơ quan lúc này đều nhận định bão sẽ đổ bộ vào miền Trung Việt Nam. Sau đó, cơn bão bắt đầu di chuyển theo hướng Tây Bắc, và đã thông báo rằng Cecil đã mạnh lên thành bão cuồng phong cấp 1 vào ngày 13 tháng 10,[3] và chiều hôm đó JMA cũng thăng cấp Cecil lên thành một cơn bão nhiệt đới dữ dội.[4] Vào cuối ngày 13 tháng 10, JTWC phát hiện cơn bão đã hình thành một con mắt.[3] Trong ngày này, PAGASA chính thức tuyên bố cơn bão đã rời khỏi vùng mà cơ quan khí tượng trên theo dõi.[1]

Đến ngày hôm sau, JMA chính thức thông báo Cecil đã mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong.[4] Vào ngày 15 tháng 10, cơ quan này tuyên bố Cecil đạt đỉnh cường độ với sức gió 80 knot (150 km/h) trong mười phút cùng áp suất thấp nhất 960 mbar (hPa).[4] JTWC thì nhận định Cecil đạt đến cấp 3 trong thang bão Saffir-Simpson; và áp suất của nó giảm xuống đến 944 mbar (hPa).[3] Tại thời điểm mạnh nhất, vị trí của bão được xác định trên vùng biển ngoài khơi Bình Trị Thiên - Nghĩa Bình thuộc miền Trung Việt Nam, mắt bão lúc này đã phát triển sắc nét.[3][7] Từ đêm hôm đó đến rạng sáng hôm sau, 16 tháng 10 (theo giờ Việt Nam), cơn bão đổ bộ vào tỉnh Bình Trị Thiên, trung tâm bão được xác định là đi qua huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị ngày nay),[8] và quét qua thành phố Huế,[9] với sức gió mạnh cấp 11, 12 (theo thang sức gió Beaufort).[3][9][10] Sau đó, Cecil đã di chuyển sang hai nước láng giềng là LàoThái Lan trước khi cả JMAJTWC lần lượt đưa ra các cảnh báo cuối cùng.[3][4] Cơn bão tan trên đất liền Myanmar vào ngày 17 tháng 10.[3]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Philippines, vùng xoáy thấp trước khi mạnh lên thành bão Cecil đã đổ bộ vào khu vực phía Đông Bắc của đảo Mindanao.[3] Nó đã gây ra mưa lớn và làm phá hủy hoặc chìm 70 tàu thuyền đánh bắt cá trong khu vực thành phố Iloilo của quốc gia này.[7]

Đêm ngày 15 tháng 10, rạng sáng ngày 16 tháng 10 năm 1985 (tức đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 tháng 9 âm lịch năm Ất Sửu), cơn bão số 8 - Cecil đã đổ bộ vào khu vực tỉnh Bình Trị Thiên,[10][11] và hoàn lưu bão đã quét qua cố đô, thành phố Huế.[12] Áp suất thấp nhất được ghi nhận trong cơn bão này khi đổ bộ Việt Nam là 959,9 mbar, ghi nhận vào 5 giờ 24 phút ngày 16 tháng 10 năm 1985 (UTC+7) tại thị trấn Đông Hà, nay là thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.[13][14] Cơn bão đã gây gió mạnh cấp 11, 12 cho khu vực Trung Trung Bộ[9] và mưa lớn, lũ lụt cho toàn bộ miền Trung của Việt Nam.[15][16][17] Tại Đồng Hới gió bão mạnh 34m/s (cấp 12), giật 40m/s (cấp 13); tại Đông Hà gió mạnh 35m/s,[14] tại Huế có gió mạnh 28m/s (cấp 10).[18] Ở cửa Thuận An, nước dâng cao lên đến 1,9 mét và tràn vào bờ.[9] Hầu hết các hộ dân sống trong vùng ngập lụt phải đi di dời ra khỏi nơi nguy hiểm.[16] Gió mạnh do bão đã gây ra mất điện, thiếu nước sạch trên diện rộng cho một số tỉnh miền Trung Việt Nam.[19]

Thành phố Huế ngày nay

Cơn bão số 8 đã đi vào ký ức không thể phai nhòa của hàng triệu người dân sống và đã từng sống trên mảnh đất "Thần Kinh" bởi thiệt hại của nó gây ra rất lớn, được xem là một "cơn ác mộng" đối với người dân Huế.[10][15] Họ so sánh cơn bão này với trận bão rất mạnh xảy ra vào năm Giáp Thìn, 1904.[15] Đây được xem là trận bão lớn nhất trong 100 năm qua tại khu vực này.[8][9] Tại thành phố Huế, ba nghìn cây cổ thụ bị gãy đổ, người dân ở đây xem thảm cảnh do trận bão này gây ra là "một cuộc đại tang khiến cụ Nguyễn Tuân bị sốc một thời gian dài".[15] Bão cũng đã cuốn trôi hầu hết hệ thống nò sáo[nb 6] trên khu vực hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.[20] Trụ sở của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại tỉnh Bình Trị Thiên (khu vực thuộc tỉnh Quảng Trị ngày nay) cũng đã bị cơn bão số 8 phá hủy hoàn toàn, chỉ còn khu Nhà làm việc của Chính phủ và nhà nghỉ của các Đại sứ là nguyên vẹn, những dãy nhà khác chỉ là nền móng và bia đá ghi dấu.[21]

Ngoài tỉnh Bình Trị Thiên, cơn bão cũng có những tác động lớn đến hai tỉnh lân cận khác là Nghệ TĩnhQuảng Nam-Đà Nẵng.[nb 7][22][23] Tại hai tỉnh này ghi nhận 485 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 879 ngôi nhà bị hư hỏng. Có 10,000 ha (25 mẫu Anh) hoa màu bị ngập úng, hỏng hoàn toàn cùng nhiều thiệt hại về nhân mạng.[23] Đây là cơn bão thứ hai trong chuỗi ba cơn bão tiến vào phía Bắc miền Trung trong tháng 10 năm 1985, cơn trước đó là bão Andy (bão số 7) cũng đổ bộ vào tỉnh Bình Trị Thiên.[11][24]

Tổng hợp toàn bộ thiệt hại do cơn bão gây ra tại Việt Nam như sau: 702 người thiệt mạng;[nb 8] 128 người mất tích; 560 nghìn người mất nhà; 200 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng; 70 nghìn héc ta hoa màu bị mất trắng; hàng loạt thuyền bè, trường học, bệnh viện, nhà cửa, cột điện và các công trình dân sinh khác bị sập đổ và hư hỏng hoàn toàn; nhiều di tích lịch sử văn hóa cũng bị phá hủy.[8][9][11] Thiệt hại về vật chất ước tính là ít nhất 65 triệu đô la Mỹ, nhưng con số thực sự thì nhiều hơn thế.[3][11][23] Do thiệt hại từ bão gây ra rất nặng nề, chính phủ Việt Nam đã kêu gọi những sự hỗ trợ từ quốc tế.[23][26]

Sau khi vượt qua biên giới Việt-Lào, bão đi vào đất liền địa phận Lào và sau đó là Thái Lan.[3] Hoàn lưu của cơn bão đã gây ra mưa lớn tại các nước này. Những trận mưa lớn do bão gây ra đã làm chết 1 người tại Thái Lan.[7][27]

Cứu trợ và hệ quả[sửa | sửa mã nguồn]

Bão Wutip năm 2013, cơn bão được đánh giá mạnh ngang ngửa bão Cecil năm 1985

Từ lời kêu gọi cứu trợ của chính phủ Việt Nam,[23][26] nhiều nước trên thế giới đã quyên góp ủng hộ và cứu trợ cho quốc gia này nhằm khắc phục hậu quả bão lũ.[28] Chính quyền hai tỉnh Khăm MuộnSavannakhet của nước láng giềng Lào đã đến thăm hỏi và chia sẻ mất mát với tỉnh Bình Trị Thiên, đồng thời cũng hỗ trợ lương thực, hàng hóa, 220m³ gỗ và 10 nghìn cây tre để người dân khôi phục lại cơ sở hạ tầng cũng như là đời sống sau bão.[29] Nhật Bản đã gửi đến Việt Nam số tiền 200 nghìn đô la Mỹ để hỗ trợ chính quyền những vùng bị tàn phá bởi cơn bão khắc phục những thiệt hại.[30] Chính phủ Australia đã gửi đến Việt Nam 1000 tấn gạo nhằm giúp nhân dân ổn định đời sống. Pháp cũng đã gửi nhiều loại nước uống, quần áo, thuốc men đến các tỉnh chịu thiệt hại bởi cơn bão để khắc phục những thiếu thốn về trang thiết bị y tế cũng như đồ dùng sinh hoạt sau thiên tai.[23] Đặc biệt, Tổ chức Hội thảo và Phát triển Pháp (DWF) đã khởi xướng và triển khai "Dự án Phòng chống thiên tai, cung cấp nhà cửa" tại Việt Nam. Ban đầu dự án chỉ triển khai ở tỉnh Bình Trị Thiên, về sau lan rộng ra toàn bộ các tỉnh miền Trung của quốc gia này. Dự án kéo dài 20 năm từ năm 1989 đến 2008[31] đã nâng cao nhận thức về khí tượng thủy văn cho người dân ở khu vực trên. Hàng loạt ngôi nhà, trường học kiên cố được xây dựng lại với chi phí vào khoảng từ 40 đến 150 triệu đồng cho một công trình.[32] Năm 2008, dự án này được nhận giải thưởng quốc tế về nhà ở của Quỹ Xây dựng nhà ở xã hội (BSHF) thuộc Chương trình định cư Liên Hợp Quốc (UN-Habitat).[32][33][34]

Tại khu vực hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, người dân đã chuyển đổi nguyên vật liệu làm nò sáo từ tre sang nilon để hệ thống được kiên cố hơn, và từ đó số lượng nò sáo cũng tăng lên đáng kể, giúp làm giảm chi phí vật liệu.[20] Trong lễ cúng Cầu ngư của người dân vùng này, có phần nghi thức tưởng nhớ các nạn nhân đã thiệt mạng trong trận bão.[35] Năm 2019, nhà làm việc của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị bị tàn phá trong cơn bão Cecil đã được phục dựng lại.[36]

Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai đã sáng tác bài hát nổi tiếng: "Huế tình yêu của tôi" trong bối cảnh ngay sau khi cơn bão tàn phá Huế và đây được xem như bài hát thành công nhất của bà.[37][38]

Dù những thiệt hại do bão gây ra rất nặng nề, nhưng cái tên "Cecil" không bị khai tử và được sử dụng lại vào các mùa bão năm 1989,[39] 1990,[40] 1993.[41] 28 năm sau ngày bão Cecil đổ bộ Trung Trung Bộ, lần lượt ngày 30 tháng 915 tháng 10 năm 2013, Bão WutipBão Nari cũng đã tàn phá khu vực này, gây thiệt hại nặng nề.[42][43] Đặc biệt, cơn bão Wutip được giới chuyên gia Việt Nam đánh giá mạnh ngang ngửa với bão Xangsane năm 2006[42] và bão Cecil năm 1985.[44]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú
  1. ^ Trước năm 2000, tên bão được đặt bởi Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC).
  2. ^ Rubing là tên địa phương được đưa ra bởi Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA).
  3. ^ Là số hiệu của một cơn bão khi vào vùng theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam (NCHMF).
  4. ^ Ngày nay, Bình Trị Thiên chia thành Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; Nghĩa Bình chia thành Quảng NgãiBình Định.
  5. ^ Cơ quan Khí tượng Nhật BảnTrung tâm Khí tượng Chuyên ngành Khu vực chính thức của vùng Tây Bắc Thái Bình Dương.[5]
  6. ^ Là một nghề thủ công của người dân vùng hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.
  7. ^ Ngày nay, Nghệ Tĩnh chia thành Nghệ An, Hà Tĩnh; Quảng Nam-Đà Nẵng chia thành Đà NẵngQuảng Nam.
  8. ^ Một báo cáo khác cho thấy cơn bão này làm đến 798 người thiệt mạng.[25]
Nguồn
  1. ^ a b c Michael Papua (2008). “PAGASA TROPICAL CYCLONES 1963-1988 [within the Philippine Area of Responsibility (PAR)]”. Typhoon2000. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập 5 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ “ENGINEERING FOR MITIGATING NATURAL HAZARDS DAMAGE” (PDF). Thông cáo hội nghị khí hậu Mỹ-châu Á tháng 12 năm 1987. Truy cập 5 tháng 9 năm 2015.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l “1985 Annual Tropical Cyclone Season” (PDF). Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2018. Truy cập 1 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ a b c d e f “1980-1989: Best Track Data Text”. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2014. Truy cập 1 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ “Annual Report on Activities of the RSMC Tokyo – Typhoon Center 2000” (PDF). Cơ quan khí tượng Nhật Bản. tháng 2 năm 2001. tr. 3. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ Kenneth R. Knapp; Michael C. Kruk; David H. Levinson; Howard J. Diamond; Charles J. Neumann (2010). 1984 Holly (1984225N18142). The International Best Track Archive for Climate Stewardship (IRACS): Unifying tropical cyclone best track data (Bản báo cáo). Bulletin of the American Meteorological Society. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ a b c “Meteorological Result of 1985” (PDF). Cơ quan Khí tượng Hồng Kông. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ a b c “Quyết định số 1088-QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 15 tháng 6 năm 2015 về việc phòng chống thiên tai tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Công báo tỉnh Thừa Thiên Huế (bản quyết định trích trang 10). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập 5 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ a b c d e f Theo sách Dư địa chí tỉnh Thừa Thiên Huế (2005). “Các hiện tượng thời tiết đặc biệt”. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập 5 tháng 9 năm 2015.
  10. ^ a b c Trương Quốc Cần (tháng 3 năm 2011 – tháng 2 năm 2014). “Cuốn Bài học từ những trải nghiệm (PDF). Ủy ban nhân dân thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập 5 tháng 9 năm 2015.
  11. ^ a b c d Nguyễn Ngọc Trai (chủ biên) (16 tháng 10 năm 2010). “Tạp chí Khoa Học Công nghệ Quảng Bình số 4,5” (PDF). Sở khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình. Truy cập 2 tháng 8 năm 2015.
  12. ^ Võ Quê (15 tháng 8 năm 2010). “Nhớ mùa bão 1985”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập 2 tháng 8 năm 2015.
  13. ^ Nguyễn Đức Ngữ 1999, tr. 53
  14. ^ a b Phạm Vũ Anh 1987, tr. 13
  15. ^ a b c d Đan Duy (29 tháng 9 năm 2011). “Chờ bão”. Báo Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập 28 tháng 5 năm 2016.
  16. ^ a b Quang Dũng, Phùng Tuấn Anh (1 tháng 11 năm 2005). “Công tác Cứu hộ nhìn từ Huế”. Trung tâm phòng chống HIV Việt Nam. Truy cập 3 tháng 8 năm 2015.
  17. ^ “Climate Change Impacts in Huong River Basin and Adaptation in its Coastal District Phu Vang, Thua Thien Hue Province”. (bằng tiếng Anh). ngày 30 tháng 3 năm 2011. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.
  18. ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 2021, tr. 53
  19. ^ Wedel, Paul (22 tháng 10 năm 1985). “More than 600 Vietnamese feared dead in typhoon”. United Press International.
  20. ^ a b Theo Tạp chí thủy sản. “Những thay đổi trong công nghệ khai thác thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”. Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập 4 tháng 9 năm 2015.
  21. ^ Gia Huy (20 tháng 7 năm 2016). “Thăm di tích Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị”. Văn phòng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2016. Truy cập 15 tháng 7 năm 2019.
  22. ^ “Office of US Foreign Disaster Assistance: Disaster History Report” (PDF). Tổ chức cứu trợ thiên tai Hoa Kỳ. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2015. Truy cập 9 tháng 9 năm 2015.
  23. ^ a b c d e f Tổ chức cứu trợ nhân đạo UN (23 tháng 10 năm 1985). “Viet Nam Typhoon/Floods Oct 1985 UNDRO Situation Reports 1-5”. ReliefWeb. Truy cập 4 tháng 9 năm 2015.
  24. ^ Spielman, Peter (19 tháng 10 năm 1985). “108 People Reported Killed in Series of Asian Storms”. Associated Press.
  25. ^ “Country Disaster Response Handbook: Vietnam” (PDF). Tổ chức nhân đạo quốc tế về thiên tai. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2015. Truy cập 9 tháng 9 năm 2015.
  26. ^ a b “Plane and Train Crash” (PDF). UNDRO. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập 5 tháng 9 năm 2015.
  27. ^ Spielman, Peter (19 tháng 10 năm 1985). “Asians Storms Kill 84, Leave Thousands Homeless”. Associated Press.
  28. ^ Hữu Thu, Bảo Hân (21 tháng 11 năm 2011). “Thoát kiếp nổi trôi”. Tạp chí Sông Hương. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2015. Truy cập 9 tháng 9 năm 2015.
  29. ^ “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007) - Kỳ 34: Hợp tác giữa các địa phương và hợp tác biên giới. Báo Hậu Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2015. Truy cập 15 tháng 10 năm 2015.
  30. ^ “Japan Aiding Vietnam”. Báo Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2015. Truy cập 9 tháng 9 năm 2015.
  31. ^ “Bản tin giảm nhẹ thiên tai tháng 11 năm 2008” (PDF). Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Việt Nam. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập 6 tháng 9 năm 2015.
  32. ^ a b “Dự án phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại về nhà ở do bão gây ra ở miền Trung Việt Nam" với "Giải thưởng quốc tế về nhà ở năm 2008”. Báo Xây dựng Việt Nam. Truy cập 3 tháng 8 năm 2015.
  33. ^ “Ông tây chống bão”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập 28 tháng 5 năm 2016.
  34. ^ Theo Thông tấn xã Việt Nam (8 tháng 11 năm 2008). “Dự án nhà chống bão miền Trung tại Huế được tặng giải thưởng quốc tế về nhà ở năm 2008”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập 28 tháng 5 năm 2016.
  35. ^ “Lễ hội Cầu ngư trong tín ngưỡng của người dân vùng đầm phá”. Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Huế. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập 4 tháng 9 năm 2015.
  36. ^ Văn Thắng (25 tháng 3 năm 2019). “Phục dựng nguyên bản nhà làm việc của Bộ Ngoại giao tại Quảng Trị”. Tỉnh ủy Quảng Trị. Truy cập 15 tháng 7 năm 2019.
  37. ^ a b Nguyễn Hữu Quý (14 tháng 11 năm 2014). “Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai: Trò chuyện với bóng mình”. Báo Văn nghệ Công an nhân dân Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập 8 tháng 9 năm 2015.
  38. ^ Báo Pháp luật xã hội. “Phía sau sự sáng tạo Trương Tuyết Mai và... những cơn bão”. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập 4 tháng 9 năm 2015.
  39. ^ Cpt. John D. Pickle (1990). “1989 Annual Tropical Cyclone Season” (PDF). Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2013. Truy cập 5 tháng 9 năm 2015.
  40. ^ Cpt. John D. Pickle (1991). “1990 Annual Tropical Cyclone Report” (PDF). Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2015. Truy cập 29 tháng 10 năm 2015.
  41. ^ Cpt. John D. Pickle (1994). “1993 Annual Tropical Cyclone Season” (PDF). Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 5 tháng 9 năm 2015.
  42. ^ a b Hương Thu (4 tháng 10 năm 2013). “Bão Wutip tàn phá miền Trung như thế nào”. VnExpress. Truy cập 2 tháng 8 năm 2015.
  43. ^ Nhóm phóng viên (15 tháng 10 năm 2013). “Bão Nari tàn phá miền Trung”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 8 tháng 8 năm 2015.
  44. ^ Phan Văn Vĩnh. “Bão qua nhìn lại”. Tổng công ty điện lực miền Trung Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2015. Truy cập 10 tháng 8 năm 2015.
Tài liệu

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]