Geena Davis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Geena Davis
Davis vào năm 2013
SinhVirginia Elizabeth Davis
21 tháng 1, 1956 (68 tuổi)
Wareham, Massachusetts, Hoa Kỳ
Nghề nghiệp
  • Nhà sản xuất
  • nữ diễn viên
Năm hoạt động1982–nay
Tổ chứcGeena Davis Institute on Gender in Media
Phối ngẫu
  • Richard Emmolo
    (cưới 1981⁠–⁠1984)
  • Jeff Goldblum
    (cưới 1987⁠–⁠1991)
  • Renny Harlin
    (cưới 1993⁠–⁠1998)
Con cái3

Virginia Elizabeth "Geena" Davis (sinh ngày 21 tháng 1 năm 1956) là một nữ diễn viên và nhà sản xuất phim người Mỹ.[1] Cô là chủ nhân của nhiều giải thưởng, bao gồm một giải Oscar và một giải Quả cầu vàng.

Sau khi học kịch nghệ tại Đại học Boston, Davis có vai diễn đầu tay trong bộ phim Tootsie (1982) và sau đấy đóng vai chính trong phim giật gân The Fly (1986), tác phẩm trở thành một trong những phim ăn khách phòng vé đầu tiên của cô. Trong khi bộ phim hài kỳ ảo Beetlejuice (1988) làm cô trở nên nổi tiếng thì phim chính kịch The Accidental Tourist (1988) lại mang về cho cô giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Cô tự chứng minh bản thân là một nữ diễn viên hàng đầu với Thelma & Louise (1991), bộ phim mà cô nhận được đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, còn bộ phim thể thao A League of their Own (1992) mang về cho cô một đề cử Quả cầu vàng. Tuy nhiên, vai diễn của Davis trong tác phẩm thất bại ở phòng vé như Cutthroat Island (1995) và The Long Kiss Goodnight (1996) (cả hai đều do chồng cô lúc ấy là Renny Harlin làm đạo diễn) dẫn đến theo một thời gian dài bước lùi và gián đoạn trong sự nghiệp của cô.

Davis đóng vai mẹ nuôi của nhân vật chính trong loạt phim Stuart Little (1999–2005) và vào vai nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ trong loạt phim truyền hình Commander in Chief (2005–2006), vai tổng thống giúp cô thắng giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim truyền hình chính kịch xuất sắc nhất. Những bộ phim sau này của cô gồm có Accidents Happen (2009) và Marjorie Prime (2017). Cô đã thể hiện vai phụ Bác sĩ Nicole Herman trong Grey's Anatomy (2014–2015, 2018) và Regan MacNeil–Angela Rance trong mùa đầu tiên của bộ phim truyền hình kinh dị The Exorcist (2017).

Năm 2004, Davis thành lập tổ chức Geena Davis Institute on Gender in Media hợp tác với ngành giải trí để làm tăng đáng kể sự hiện diện của các nhân vật nữ trên các phương tiện truyền thông. Thông qua tổ chức, cô phát động Liên hoan phim Bentonville thường niên vào năm 2015 và làm giám đốc sản xuất bộ phim tài liệu This Changes Everything vào năm 2018. Nhờ tổ chức này, cô đã được trao giải thưởng Nhân đạo Jean Hersholt do giải Oscar trao tặng vào năm 2019 và giải Governors do giải Primetime Emmy trao tặng vào năm 2022.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Davis sinh ngày 21 tháng 1 năm 1956 tại Wareham, Massachusetts.[2] Mẹ cô tên Lucille (nhũ danh Cook) là trợ lý giáo viên, còn cha cô tên William F. Davis là kỹ sư xây dựng và phó tế nhà thờ. Cả hai đều xuất thân từ các thị trấn nhỏ ở Vermont. Davis có một người anh trai tên Danforth ("Dan").[3]

Cô quan tâm đến âm nhạc từ khi còn nhỏ. Cô theo học dương cầm, sáo và chơi organ đủ tốt lúc thiếu niên để trở thành nghệ sĩ chơi organ tại nhà thờ thuộc Giáo hội Cộng đồng (Congregational) của mình ở Wareham. Davis cũng là một hoạt náo viên và là đội trưởng cổ vũ vào năm cuối trung học.[4][5] Cô theo học trường trung học Wareham và là học sinh trao đổi ở Sandviken, Thụy Điển, nơi cô học thông thạo tiếng Thụy Điển.[4] Cô muốn học diễn xuất tại Đại học Boston nhưng bỏ lỡ buổi diễn thử bắt buộc trong năm ở Thụy Điển, vì thế cô bắt đầu học đại học tại Đại học New England trước khi chuyển đến Đại học Boston; cô đã không kiếm đủ tín chỉ để tốt nghiệp, bị nhận điểm "không hoàn thành" ở ít nhất một lớp và điểm F trong lớp thao tác múa.[6] Công việc đầu tiên của cô sau đại học là làm người mẫu cho ma-nơ-canh cửa sổ tại chuỗi cửa hàng Ann Taylor; sau đó cô ký hợp đồng với công ty người mẫu Zoli của New York.[7]

Trong cuốn hồi ký của mình ra mắt năm 2022, cô chia sẻ rằng anh trai mình đã đặt biệt danh Geena ngay sau khi cô chào đời để phân biệt cô với dì Virginia (có biệt danh Ginny).[8][9]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Trở nên nổi tiếng (1982–1987)[sửa | sửa mã nguồn]

Davis đang làm người mẫu khi cô được đạo diễn Sydney Pollack tuyển mộ trong bộ phim Tootsie (1982) với vai một diễn viên kịch xà phòng, cô mô tả nhân vật mình đóng là "người sẽ mặc nội y rất nhiều lần".[4][10] Đây là bộ phim có lợi nhận cao thứ hai trong năm 1982, nhận được 10 đề cử giải Oscar[11] và được xem là tác phẩm tín đồ.[12] Tiếp theo, cô giành được vai chính Wendy Killian trong bộ phim truyền hình Buffalo Bill (phát sóng từ tháng 6 năm 1983 đến tháng 3 năm 1984) và được đề tên viết kịch bản trong một tập phim.[13] Bất chấp nhận được 11 đề cử giải Emmy, tỷ suất không tốt đã làm bộ phim bị hủy chiếu sau hai mùa. Đồng thời Davis thủ vai vai khách mời trong Knight Rider, Riptide, Family Ties, Remington Steele và kế tiếp là bộ phim Sara kéo dài 13 tập của riêng cô. Trong thời gian này, cô còn đi thử vai cho bộ phim hành động/khoa học viễn tưởng The Terminator (1984) và đọc kịch bản cho vai chính Sarah Connor (chung cuộc vai diễn thuộc về Linda Hamilton). Trong phim hài hành động Fletch (1985), cô diễn cùng với Chevy Chase trong vai đồng nghiệp một phóng viên chìm của báo Los Angeles Times đang cố gắng vạch trần nạn buôn bán ma túy trên các bãi biển của Los Angeles.[13] Cô còn đóng vai chính trong phim hài kinh dị Transylvania 6-5000 với vai một ma cà rồng cuồng dâm cùng với chồng tương lai Jeff Goldblum.[13] Họ cũng đóng vai chính trong phim kinh dị khoa học viễn tưởng The Fly (1986) dựa trên truyện ngắn cùng tên năm 1957 của George Langelaan, trong đó Davis thủ vai một nhà báo khoa học và người yêu một nhà khoa học lập dị. Tác phẩm gặt hái thành công về mặt thương mại và giúp cô thành danh trong vai trò diễn viên.[14] Năm 1987, cô lại xuất hiện cùng Goldblum trong phim hài kỳ quặc Earth Girls Are Easy.[15]

Sự công nhận và tán dương của giới phê bình (1988–1992)[sửa | sửa mã nguồn]

Davis tại lễ trao giải Oscar lần thứ 61 vào năm 1989

Đạo diễn Tim Burton đã chọn Davis đóng trong phim Beetlejuice (1988);[16] cô vào vai một trong cặp vợ chồng trẻ vừa qua đời trở thành bóng ma ám ảnh ngôi nhà cũ của họ; phim còn có sự tham gia của Alec Baldwin, Michael KeatonWinona Ryder. Phim kiếm được 73,7 triệu đô la Mỹ từ kinh phí 15 triệu đô la Mỹ, còn diễn xuất của Davis cũng như tổng thể bộ phim nhận được đa số các đánh giá tích cực.[17]

Davis nhận vai một nhân viên bệnh viện thú y và người huấn luyện chó với cậu con trai ốm yếu trong phim chính kịch The Accidental Tourist (1988), diễn cùng William HurtKathleen Turner. Nhà phê bình Roger Ebert chấm bộ phim 4 sao trên 4 sao và bình luận: "Davis (trong vai Muriel) mang đến sự gàn dở không gượng ép cho vai diễn của cô ở những cảnh như cảnh cô ngân nga một bài hát khi đang rửa bát đĩa. Nhưng cô ấy không hề đơn giản như cô đôi khi thể hiện[...]".[18] Bộ phim gặt hài thành công về mặt thương mại lẫn phê bình, và vai diễn trong phim đem về cho cô giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Davis xuất hiện với vai bạn gái của một người đàn ông đội lốt hề cướp nhà băng ở trung tâm Manhattan, trong bộ phim hài Quick Change (1990). Dựa trên cuốn sách cùng tên của Jay Cronley, đây là bản làm lại bộ phim Hold-Up (1985) của Pháp có Jean-Paul Belmondo đóng vai chính.[19] Mặc dù doanh thu phòng vé khiêm tốn,[20] Chicago Tribune nhận xét các diễn viên chính "hài hước và sáng tạo, đồng thời vẫn giữ cho nhân vật của họ có vóc dáng như thật".[21] Kế đến Davis đóng vai chính cùng Susan Sarandon trong bộ phim Thelma & Louise (1991) của Ridley Scott, họ vào vai những người bạn bắt tay vào một chuyến đi với những hậu quả khôn lường. Nhờ thành công về mặt thương mại và phê bình, dây được xem là một tác phẩm kinh điển vì đã tác động đến các bộ phim và tác phẩm nghệ thuật khác và trở thành một bộ phim nữ quyền bước ngoặt. Davis nhận được đề cử giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho vai diễn của cô.[4] Phim còn có sự góp mặt của Brad Pitt trong vai diễn đột phá của anh; trong phim anh thủ diễn một kẻ đi lang thang; trong bài phát biểu nhận giải Oscar cho nam diễn viên phụ xuất sắc nhất năm 2020, Pitt cảm ơn đạo diễn Ridley Scott và Geena Davis vì đã "trao cho tôi thử thách đầu tiên."[22]

Năm 1992, Davis diễn cùng với MadonnaTom Hanks trong phim A League of their Own với vai một cầu thủ bóng chày trong đội toàn nữ. Phim đạt vị trí số một tại phòng vé, trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ 10 trong năm ở Bắc Mỹ,[23] và mang về cho Davis đề cử giải Quả cầu vàng cho cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất.[24] Cô thủ vai một phóng viên truyền hình trong bộ phim hài Hero (cùng năm 1992) bên cạnh Dustin HoffmanAndy Garcia. Mặc dù phim thất bại ở phòng vé, Roger Ebert nhận thấy Davis "sáng sủa và thuyết phục với vai một phóng viên (câu thoại hay nhất của cô ấy, sau khi sống sót sau vụ tai nạn máy bay, là khi cô hét lên qua cửa xe cứu thương:"Đây là câu chuyện của tôi! Tôi là người nghiên cứu!")".[25]

Bước lùi, tạm ngừng diễn xuất và các vai diễn truyền hình (1993–2009)[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phim Angie (1994), Davis đóng vai một nhân viên văn phòng sống ở khu Bensonhurst của Brooklyn và mơ ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bộ phim nhận được nhiều đánh giá trái chiều từ giới phê bình, bất chấp nhiều lời khen dành cho Davis[26] và thất bại về mặt thương mại. Trong bản phát hành phim Speechless (1994), Davis tái hợp với Michael Keaton để thể hiện những nhà văn mất ngủ yêu nhau cho đến khi họ nhận ra rằng cả hai đang viết bài phát biểu cho các ứng viên đối thủ trong cuộc bầu cử ở New Mexico. Bất chấp những đánh giá tiêu cực và doanh thu phòng vé khiêm tốn, cô đã nhận được đề cử giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất cho màn thể hiện của mình.[27]

Davis vào năm 2004

Davis hợp tác với chồng cô lúc bấy giờ là đạo diễn Renny Harlin cho các bộ phim Cutthroat Island (1995) và The Long Kiss Goodnight (1996), Harlin hy vọng rằng chúng sẽ biến cô thành một ngôi sao phim hành động. Trong khi The Long Kiss Goodnight đạt được thành công khiêm tốn, Cutthroat Island lại thất bại về mặt phê bình lẫn thương mại và từng bị Sách kỷ lục Guinness liệt vào hãng ngũ "những bom xịt phòng vé lớn nhất".[28] Bộ phim được xem là yếu tố góp phần vào sự sụp đổ hình tượng một ngôi sao bảo chứng của Davis. Cô ly hôn với Harlin vào năm 1998 và nghỉ hai năm "dài bất thường" để suy nghĩ về sự nghiệp của mình, theo The New York Times.[29] Cô ấy xuất hiện với vai Eleanor Little trong bộ phim hài gia đình được đón nhận nồng nhiệt Stuart Little (1999), cô tái thể hiện vai này các phần phim tiếp theo là Stuart Little 2 (2002) và Stuart Little 3: Call of the Wild (2005).[30][31]

Vào giữa và cuối thập niên 1990, sự nghiệp điện ảnh của Davis ít được chú ý hơn và sự tán dương của giới phê bình cũng giảm dần. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2016 với Vulture, cô kể lại: "Các vai diễn phim thực sự bắt đầu cạn kiệt khi tôi bước vào độ tuổi 40. Nếu bạn nhìn vào IMDb, cho đến tuổi ấy, tôi đã diễn khoảng một phim mỗi năm. Trong suốt những năm 40 của mình, tôi diễn một phim là Stuart Little. Tôi có nhận được những lời mời, nhưng không có gì hấp dẫn hay thú vị như ở độ tuổi 30 của tôi. Tôi hoàn toàn bị hủy hoại và hư hỏng. Ý tôi là, tôi được đóng vai cả một thuyền trưởng cướp biển! Tôi được đóng mọi loại vai, ngay cả khi bộ phim thất bại."[32]

Davis đóng chính trong bộ sitcom The Geena Davis Show, được phát sóng một mùa trên ABC trong mùa truyền hình Hoa Kỳ 2000–01.[33] Cô tiếp tục thủ vai chính trong bộ phim truyền hình Commander in Chief của ABC với vai nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ.[34] Trong khi vai diễn này đã đem về cho cô giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên chính phim truyền hình chính kịch xuất sắc nhất vào năm 2006, thì bộ phim lại bị hủy chiếu sau mùa đầu tiên; Davis thừa nhận cô ấy đã bị "rất sốc" bởi việc hủy chiếu phim trong một cuộc phỏng vấn năm 2016. "Tôi vẫn chưa vượt qua được chuyện đó. Tôi thực sự muốn phim được chiếu tiếp. Đó là vào tối thứ Ba đối diện với House, không hề lý tưởng chút nào. Nhưng chúng tôi là chương trình mới hay nhất vào mùa thu năm đó. Sau đó vào tháng 1, chúng tôi đối đầu với American Idol. Họ nói, 'Tỷ suất sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy chúng ta nên dời lịch phát sóng toàn bộ chương trình của bạn tránh Idol và đưa nó trở lại vào tháng Năm. Tôi còn dành rất nhiều thời gian và công sức để đưa phim lên một đài khác, song không làm được".[32] Cô còn được đề cử một giải Emmygiải SAG cho nữ diễn viên chính phim truyền hình chính kịch xuất sắc. Cô được trao giải Lucy cho phụ nữ trong điện ảnh năm 2006.[35]

Davis là diễn viên người Mỹ duy nhất được chọn tham gia phim Accidents Happen (2009) do Úc sản xuất, cô hóa thân thành một người mẹ nghiêm khắc và lắm lời. Cô kể rằng đó là niềm vui lớn nhất mà cô ấy từng có trên phim trường, đồng thời cảm nhận được tình bạn và kết nối sâu sắc với những diễn viên nhí đóng vai con trai cô.[36] Do Brian Carbee viết kịch bản và dựa trên thời thơ ấu và niên thiếu của chính ông, bộ phim nhận được số suất chiếu hạn chế tại rạp và các ý kiến trái chiều từ giới phê bình. Variety nhận thấy phim được "dẫn dắt bởi một Geena Davis dũng cảm", mặc dù có một "kịch bản nhầm lẫn lạm dụng với khôn ngoan".[37]

Mở rộng chuyên môn (2010–nay)[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một thời gian dài làm việc ngắt quãng, Davis thường mạo hiểm dấn thân diễn xuất trên truyền hình và thông qua tổ chức Geena Davis Institute on Gender in Media, sự nghiệp của cô đã được mở rộng ở thập niên 2010. Năm 2012, cô đóng vai bác sĩ tâm lý trong phim truyền hình ngắn tập Coma, dựa trên tiểu thuyết Coma năm 1977 của Robin Cookbộ phim chuyển thể năm 1978. Cô đóng vai một nữ giám đốc sản xuất điện ảnh quyền lực trong phim hài In a World... (2013) được giới phê bình đánh giá cao (đây là tác phẩm đạo diễn đầu tay của Lake Bell).[38] Bell nhận thấy yêu thích nhất đoạn hội thoại duy nhất của Davis trong phim và gọi đó là "khoảnh khắc trình bày nổi bật" của mình.[38]

Năm 2014, Davis lồng tiếng cho bản tiếng Anh bộ phim hoạt hình Omoide no Marnie của Studio Ghibli, khi cô bị thu hút bởi những câu chuyện phong phú và sử dụng nhiều nhân vật nữ của bộ phim.[39] Cô đóng vai phụ Bác sĩ Nicole Herman, một bác sĩ phẫu thuật bào thai đang công tác với khối u não đe dọa tính mạng, trong mùa thứ 11 của Grey's Anatomy (2014–15). Năm 2015, Davis phát động một liên hoan phim thường niên được tổ chức tại Bentonville, Arkansas, để làm nổi bật tính đa dạng trong điện ảnh, chấp nhận những bộ phim có điểm nhấn là phụ nữ và người thiểu số trong dàn diễn viên và đoàn phim. Liên hoan phim Bentonville đầu tiên diễn ra từ ngày 5–9 tháng 5 năm 2015.[40] Davis xuất hiện với vai mẹ một ngôi sao truyền hình bán nổi tiếng trong phim hài Me Him Her (2016).

Trong bộ phim truyền hình The Exorcist (2016), dựa trên phim điện ảnh cùng tên năm 1973, Davis đảm nhận vai Regan MacNeil trưởng thành, cô đổi tên mình thành Angela Rance để tìm kiếm sự bình yên và ẩn danh sau thử thách khi còn nhỏ. The Exorcist là một tác phẩm thành công với giới phê bình và khán giả. Năm 2017, Davis đóng vai chính trong phim chuyển thể Marjorie Prime cùng với Jon Hamm, cô thủ vai con gái của một ông lão 85 tuổi trải qua những triệu chứng đầu tiên của bệnh Alzheimer,[41] và xuất hiện trong vai vị thần tưởng tượng của một đứa trẻ 13 tuổi thừa cân trong phim hài Don't Talk to Irene. Vanity Fair viết rằng nữ diễn viên đã đánh cắp "mọi cảnh" trong Marjorie Prime,[42] trong khi Variety nhận xét với vai diễn trong Don't Talk to Irene: "Không có gì phải bàn cãi về độ ngầu phi thường của Geena Davis—sự thật được tôn vinh trong chính thời trang nhận thức của Don't Talk to Irene, một thể loại phim tuổi mới lớn quen thuộc có đặc điểm nổi bật nhất là sự hiện diện của nữ diễn viên".[43]

Năm 2018, Davis trở lại Grey's Anatomy với vai Bác sĩ Nicole Herman trong mùa thứ 14 của chương trình,[44] và làm giám đốc sản xuất bộ phim tài liệu This Changes Everything, trong đó cô cũng được phỏng vấn về kinh nghiệm của mình trong ngành. Phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto, nơi phim được vinh danh ở ngôi á quân đầu tiên cho Giải lựa chọn của khán giả: Phim tài liệu.[45] Năm 2019, cô tham gia lồng tiếng cho vai Huntara trong phim She-Ra and the Princesses of Power,[46] và làm giám đốc sản xuất chương trình giáo dục Mission Unstoppable của CBS thông qua tổ chức của cô.[47] Cùng năm đó, cô tham gia dàn diễn viên của GLOW trong vai Sandy Devereaux St. Clair, một cựu vũ công trung sắc trở thành giám đốc giải trí của Khách sạn và Sòng bạc Fan-Tan.[48] Năm 2022, hình ảnh của Davis được sử dụng cho nhân vật Poison Ivy trong loạt truyện tranh Batman '89 của DC Entertainment, lấy bối cảnh giữa các sự kiện của Batman Returns (1992) và The Flash (2023).[49]

Tháng 10 năm 2022, HarperOne xuất bản cuốn sách Dying of Politeness: A Memoir của Davis về hành trình của cô từ thời thơ ấu với nữ tính và tổn thương truyền thống của New England cho đến "táo bạo" của nữ quyền, mỗi lần một vai, trên màn ảnh và trong thế giới thực.[50][51]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Hôn nhân và gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Davis và chồng cũ Reza Jarrahy vào năm 2009

Davis bắt đầu hẹn hò với chủ nhà hàng Richard Emmolo vào tháng 12 năm 1977 và chuyển đến sống cùng anh sau đó một tháng.[52] Hai người kết hôn vào ngày 25 tháng 3 năm 1981, nhưng ly thân vào tháng 2 năm 1983 rồi ly dị vào ngày 27 tháng 6 năm 1984.[53] Sau đó, cô ấy hẹn hò với Christopher McDonald (bạn diễn tương lai của Thelma & Louise); hai người đã đính hôn trong một thời gian ngắn.[54]

Năm 1985, cô gặp chồng thứ hai là nam diễn viên Jeff Goldblum trên phim trường Transylvania 6-5000. Cặp đôi kết hôn vào ngày 1 tháng 11 năm 1987 và đóng chung trong hai bộ phim nữa: The FlyEarth Girls Are Easy. Davis đệ đơn ly hôn vào tháng 10 năm 1990,[55] và vụ ly hôn được hoàn tất một năm sau.[56] Năm 2022, Davis kể với People rằng mối quan hệ của hai người "là một chương kỳ diệu trong đời tôi."[57]

Vệ sĩ Gavin de Becker là bạn trai của Davis vào đầu thập niên 1990.[58] Sau 5 tháng tán tỉnh, cô kết hôn với nhà làm phim Renny Harlin vào ngày 18 tháng 9 năm 1993. Anh làm đạo diễn cô trong các phim Cutthroat IslandThe Long Kiss Goodnight. Davis đệ đơn ly hôn vào ngày 26 tháng 8 năm 1997, một ngày sau khi trợ lý riêng của cô là Tiffany Browne[59] hạ sinh một đứa trẻ mà Harlin làm cha.[60] Cuộc ly hôn được hoàn tất vào tháng 6 năm 1998.

Năm 1998, Davis bắt đầu hẹn hò với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sọ mặt người Mỹ gốc Iran Reza Jarrahy, và được cho là đã kết hôn với anh vào ngày 1 tháng 9 năm 2001.[61][62] Họ có ba người con: một cô con gái tên Alizeh (sinh vào tháng 4 năm 2002) và hai cậu con trai song sinh tên Kaiis và Kian (sinh vào tháng 5 năm 2004).[63][64] Tháng 5 năm 2018, Jarrahy đệ đơn ly hôn với Davis, ghi ngày ly thân của họ là ngày 15 tháng 11 năm 2017.[65] Davis đáp lại bằng cách nộp đơn thỉnh cầu, trong đó tuyên bố rằng cô và Jarrahy chưa bao giờ kết hôn hợp pháp.[66] Vụ ly hôn của họ được hoàn tất vào tháng 12 năm 2021. Họ đồng ý đổi họ của hai con trai từ "Davis-Jarrahy" thành "Jarrahy".[67]

Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Geena Davis với Bác sĩ John Gallin tại Viện Y tế Quốc gia để thảo luận về tổ chức Geena Davis Institute on Gender in Media vào tháng 4 năm 2011.

Davis là một người ủng hộ Tổ chức Thể thao Phụ nữ và là người ủng hộ Title IX, một Đạo luật Quốc hội chú trọng vào bình đẳng trong các cơ hội thể thao, hiện được mở rộng để cấm phân biệt giới tính ở các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ.[68][69]

Năm 2004, trong lúc theo dõi các video và chương trình thiếu nhi cùng con gái, Davis nhận thấy mất cân đối trong tỷ lệ nhân vật nam và nữ. Cô tiếp tục tài trợ cho dự án nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay về giới tính trong lĩnh vực giải trí thiếu nhi (dẫn đến bốn nghiên cứu riêng biệt, gồm một nghiên cứu về truyền hình thiếu nhi) tại Trường Truyền thông Annenberg thuộc Đại học Nam California. Nghiên cứu do Stacy Smith chỉ đạo đã chỉ ra rằng có gần ba nhân vật nam trên mỗi một nhân vật nữ trong gần 400 phim xếp loại G, PG, PG-13 và R được phân tích.[70] Năm 2005, Davis hợp tác với nhóm phi lợi nhuận Dads and Daughters để khởi động một liên doanh nhằm cân bằng số lượng nhân vật nam và nữ trong chương trình truyền hình và phim điện ảnh thiếu nhi.[71]

Davis đã thành lập Geena Davis Institute on Gender in Media vào năm 2007,[72] hợp tác với ngành giải trí để tăng cường sự hiện diện của các nhân vật nữ trên các phương tiện truyền thông hướng đến thiếu nhi, đồng thời giảm bớt bất bình đẳng ở Hollywood và định kiến về phụ nữ đối với ngành công nghiệp bị nam giới thống trị.[73] Nhờ công việc của mình trong lĩnh vực này, cô đã nhận được bằng Tiến sĩ Mỹ thuật danh dự của Đại học Bates vào tháng 5 năm 2009;[74] và giải Oscar danh dự, giải thưởng nhân đạo Jean Hersholt của Viện hàn lâm năm 2019.[75]

Năm 2011, Davis trở thành một trong số ít người nổi tiếng tham gia chiến dịch FWD của USAIDAd Council, một sáng kiến nâng cao nhận thức gắn liền với hạn hán ở Đông Phi năm đó. Cô đã tham gia cùng với Uma Thurman, Chanel ImanJosh Hartnett trong các quảng cáo trên truyền hình và internet để "quảng bá sự thật" về cuộc khủng hoảng.[76]

Thế vận hội[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 7 năm 1999, Davis là một trong số 300 vận động viên nữ tranh vé vào bán kết trong đội tuyển bắn cung Olympic Hoa Kỳ để tham gia Thế vận hội Mùa hè Sydney 2000.[4][77] Cô đứng thứ 24 và không lọt được vào đội, nhưng đã tham dự với một suất đặc cách trong cuộc thi Mũi tên vàng quốc tế Sydney.[78] Tháng 8 năm 1999, cô chia sẻ rằng khi lớn lên cô không phải là một vận động viên và cô nhập môn bắn cung vào năm 1997, hai năm trước khi cô ấy thử sức.[77]

Danh sách phim[sửa | sửa mã nguồn]

Điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa phim Vai diễn Ghi chú
1982 Tootsie April Page[10]
1985 Fletch Larry[13]
Transylvania 6-5000 Odette
1986 Fly, TheThe Fly Veronica "Ronnie" Quaife[14]
1988 Beetlejuice Barbara Maitland[16]
Earth Girls Are Easy Valerie Gail[15]
Accidental Tourist, TheThe Accidental Tourist Muriel Pritchett[18]
1990 Quick Change Phyllis Potter
1991 Thelma & Louise Thelma Dickinson
1992 League of Their Own, AA League of Their Own Dottie Hinson
Hero Gale Gayley
1994 Angie Angie Scacciapensieri
Speechless Julia Mann Nhà sản xuất
1995 Cutthroat Island Morgan Adams
1996 Long Kiss Goodnight, TheThe Long Kiss Goodnight Samantha Caine / Charlene "Charly" Baltimore
1999 Stuart Little Bà Eleanor Little
2002 Stuart Little 2
2005 Stuart Little 3: Call of the Wild Lồng tiếng
2009 Accidents Happen Gloria Conway
2013 In a World... Katherine Huling
2014 When Marnie Was There Yoriko Sasaki Lồng tiếng
2016 Me Him Her Bà Ehrlick
2017 Marjorie Prime Tess
Don't Talk to Irene Chính cô
2018 This Changes Everything Chính cô Phim tài liệu; giám đốc sản xuất
2020 Ava Bobbi
2023 Fairyland Munca
CTB Pussy Island CTB Hậu kỳ

Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa phim Vai diễn Ghi chú
1983 Knight Rider Grace Fallon Tập: "K.I.T.T. the Cat"
1983–1984 Buffalo Bill Wendy Killian[13] 26 tập
1984 Fantasy Island Patricia Grayson Tập: "Don Juan's Lost Affair"
Riptide Bác sĩ Melba Bozinsky Tập: "Raiders of the Lost Sub"
1984–1986 Family Ties Karen Nicholson 3 tập
1985 Secret Weapons Tamara Reshevsky / Brenda Phim điện ảnh truyền hình
Remington Steele Sandy Dalrymple Tập: "Steele in the Chips"
Sara Sara McKenna 13 tập
1989 Saturday Night Live Chính cô (dẫn) Tập: "Geena Davis/John Mellencamp"
Trying Times Daphne Tập: "The Hit List"
1990 The Earth Day Special Kim Truyền hình đặc biệt
2000–2001 The Geena Davis Show Teddie Cochran 22 tập
2004 Will & Grace Janet Adler Tập: "The Accidental Tsuris"
2005–2006 Commander in Chief Tổng thống Mackenzie Allen 18 tập
2009 Exit 19 Gloria Woods Phim điện ảnh truyền hình
2012 Coma Bác sĩ Agnetta Lindquist Phim truyền hình ngắn tập (2 tập)
2013 Untitled Bounty Hunter Project Mackenzie Ryan Tập phim truyền hình thí điểm chưa bán
Doc McStuffins Princess Persephone (lồng tiếng) Tập: "Sir Kirby and the Plucky Princess"
2014–2018 Grey's Anatomy Bác sĩ Nicole Herman 13 tập
2015 Annedroids Student Tập: "Undercover Pigeon"
2016 The Exorcist Angela Rance 10 tập
2019 She-Ra and the Princesses of Power Huntara (lồng tiếng) 3 tập
GLOW Sandy Devereaux St. Clair 6 tập
2019–2022 Mission Unstoppable Giám đốc sản xuất

Video âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Bài hát Nghệ sĩ Ghi chú
1986 "Help Me" Bryan Ferry Trích đoạn từ phim Fly, TheThe Fly
1988 "The Ground You Walk On" Geena Davis Trích đoạn từ phim Earth Girls Are Easy
1991 "Part of Me, Part of You" Glenn Frey Trích đoạn từ phim Thelma & Louise
1992 "This Used to Be My Playground" Madonna Trích đoạn từ phim League of Their Own, AA League of Their Own
1992 "Now and Forever" Carole King
1996 "F.N.T." Semisonic Trích đoạn từ phim The Long Kiss Goodnight
1999 "You're Where I Belong" Trisha Yearwood Trích đoạn từ phim Stuart Little
1999 "I Need to Know" R Angels
2002 "I'm Alive" Celine Dion Trích đoạn từ phim Stuart Little 2

Đề cử và giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội Năm Hạng mục Tác phẩm Kết quả Chú thích
Giải Oscar 1989 Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất The Accidental Tourist Đoạt giải [79]
1992 Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Thelma & Louise Đề cử [80]
2020 Giải thưởng Nhân đạo Jean Hersholt Honoured [81]
Giải Artios 2020 Giải Lynn Stalmaster Đoạt giải [82]
Hội phê bình phim Boston 1991 Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Thelma & Louise Đoạt giải [83]
Giải điện ảnh Viện hàn lâm Anh Quốc 1992 Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Đề cử [84]
Liên hoan phim Cannes 2016 Giải phụ nữ trong điện ảnh Đoạt giải [85]
Hiệp hội phê bình phim Chicago 1992 Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Thelma & Louise Đề cử [86]
Liên hoan phim Đảo Coronado 2022 Giải di sản Awarded [87]
Giải David di Donatello 1992 Nữ diễn viên nước ngoài xuất sắc nhất[a] Thelma & Louise Đoạt giải [88]
Giải Daytime Emmy 2020 Loạt phim giáo dục hoặc tài liệu xuất sắc Mission Unstoppable Đề cử [47]
Liên hoan phim Mỹ ở Deauville 2019 Giải tài năng Deauville Đoạt giải [89]
Giải Fangoria Chainsaw 2017 Nữ diễn viên truyền hình xuất sắc nhất The Exorcist Đề cử [90]
Giải Quả cầu vàng 1992 Nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất Thelma & Louise Đề cử [91]
1993 Nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất A League of Their Own Đề cử
1995 Speechless Đề cử
2006 Nữ diễn viên phim truyền hình chính kịch xuất sắc nhất Commander in Chief Đoạt giải
Hiệp hội phê bình phim Los Angeles 1991 Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất Thelma & Louise Á quân [92]
Giải Điện ảnh và Truyền hình của MTV 1992 Diễn xuất nữ xuất sắc nhất Đề cử [93]
Bộ đôi màn ảnh xuất sắc nhất[a] Đề cử
1993 Diễn xuất nữ xuất sắc nhất A League of Their Own Đề cử [94]
Ủy ban Quốc gia về Phê bình Điện ảnh 1991 Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất[a] Thelma & Louise Đoạt giải [95]
Hiệp hội phê bình phim New York 1992 Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất[a] Á quân [96]
Giải Primetime Emmy 2006 Nữ diễn viên chính phim truyền hình chính kịch xuất sắc nhất Commander in Chief Đề cử [97]
2022 Giải Governors Đoạt giải [98]
Liên hoan phim San Diego 2015 Giải Nhân đạo Awarded [99]
Liên hoan phim quốc tế San Francisco 1992 Giải Piper-Heidsieck Đoạt giải [100]
Liên hoan phim Sarasota 2011 Giải Tác động Đoạt giải [101]
Giải Vệ tinh 2005 Nữ diễn viên phim truyền hình chính kịch xuất sắc nhất Commander in Chief Đề cử [102]
Giải Sao Thổ 1987 Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất The Fly Đề cử [103]
1997 The Long Kiss Goodnight Đề cử [104]
2000 Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Stuart Little Đề cử [105]
Giải Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh 2006 Nữ diễn viên phim truyền hình chính kịch xuất sắc Commander in Chief Đề cử [106]
Women in Film Lucy Awards 2006 Giải Lucy Đoạt giải [107]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d đồng giải với Susan Sarandon

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “United States: US Senators Make New Effort to Ratify Women's Treaty”. Asia News Monitor (bằng tiếng Anh). 19 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ “Davis, Geena 1956-”. Encyclopedia.com (bằng tiếng Anh). Cengage. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ “Editor's notes: Fish out of water”. South Coast Today (bằng tiếng Anh). 8 tháng 4 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ a b c d e Inside the Actors Studio. Mùa 6. Tập 6. 9 tháng 4 năm 2000. Bravo.
  5. ^ “Trends in Photography”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). 14 tháng 7 năm 1989. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ Davis, Geena (2022). Dying of Politeness. New York: HarperCollins. tr. 58–61. ISBN 978-0063119130.
  7. ^ “Davis bio at Yahoo Movies”. Movies.yahoo.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ Davis, Geena (2022). Dying of Politeness. New York: HarperCollins. tr. 9. ISBN 978-0063119130.
  9. ^ Davis, Geena (2022). Dying of Politeness. New York: HarperCollins. tr. 111. ISBN 978-0063119130.
  10. ^ a b Khaleeli, Homa (29 tháng 2 năm 2016). “Geena Davis: 'The more TV a girl watches, the fewer options she thinks she has in life'. The Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ “The 55th Academy Awards (1983) Nominees and Winners” (bằng tiếng Anh). Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2022.
  12. ^ “AFI's 100 Years...100 Movies (10th Anniversary Edition)” (PDF). American Film Institute. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2016.
  13. ^ a b c d e Beachum, Robert Pius,Misty Holland,Chris; Pius, Robert; Holland, Misty; Beachum, Chris (14 tháng 1 năm 2023). “Geena Davis movies: 15 greatest films ranked from worst to best”. GoldDerby (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ a b Solomon, Aubrey (1989). Twentieth Century Fox: A Corporate and Financial History. Scarecrow Press. tr. 260. ISBN 978-0810842441.
  15. ^ a b “Earth Girls Are Easy”. Variety. 31 tháng 12 năm 1987. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020.
  16. ^ a b Salisbury, Mark (2000). Burton on Burton: Revised Edition. Faber and Faber. ISBN 0-571-20507-0.
  17. ^ “Beetlejuice”. Rotten Tomatoes (bằng tiếng Anh). 30 tháng 3 năm 1988. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  18. ^ a b Ebert, Roger (6 tháng 1 năm 1989). “The Accidental Tourist Movie Review (1989) - Roger Ebert”. Roger Ebert.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2023.
  19. ^ Emlyn Travis (11 tháng 10 năm 2022). “Geena Davis says Bill Murray harassed her on the set of Quick Change: 'I should have walked out'. Entertainment Weekly (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  20. ^ “Quick Change”. Rotten Tomatoes. 13 tháng 7 năm 1990. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2014.
  21. ^ Rosenbaum, Jonathan (26 tháng 10 năm 1985). “Quick Change”. Chicago Reader (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  22. ^ Forstadt, Jillian (9 tháng 2 năm 2020). “Oscars: Read Brad Pitt's Acceptance Speech for Best Supporting Actor”. The Hollywood Reporter (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  23. ^ “A League of Their Own”. Box Office Mojo (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  24. ^ Joe Brown (3 tháng 7 năm 1992). 'A League of Their Own' (PG)”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  25. ^ Ebert, Roger (2 tháng 10 năm 1992). “Hero Movie Review & Film Summary (1992) - Roger Ebert”. Roger Ebert.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  26. ^ “Angie (1994)”. 14 tháng 10 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023 – qua www.rottentomatoes.com.
  27. ^ “Speechless”. Giải Quả cầu vàng (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  28. ^ “Arts and Media/Movies/Big Box Office Loss”. 27 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2005.
  29. ^ Sterngold, James (20 tháng 12 năm 1998). “FILM; Geena Davis Is Back. Weaklings Step Aside”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  30. ^ Ann Hornaday (19 tháng 7 năm 2002). 'Stuart Little 2': Cute as a Button”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  31. ^ “Stuart Little” (bằng tiếng Anh). Apple TV. 5 tháng 12 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  32. ^ a b Wilson Hunt, Stacey (16 tháng 5 năm 2016). “Geena Davis on Fighting for Female Representation in Hollywood and the Golden Age of Roles for Women”. Vulture (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2020.
  33. ^ Weinraub, Bernard (7 tháng 3 năm 2001). “A Star Vehicle Sputters: CBS Cancels 'Bette'. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  34. ^ Miska, Brad (16 tháng 4 năm 2010). “Geena Davis Would Love to Be Part of a 'Beetlejuice' Sequel” (bằng tiếng Anh). BloodyDisgusting. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  35. ^ “Lucy Award, past recipients” (bằng tiếng Anh). Women in Film Los Angeles. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  36. ^ “Geena Davis interview about 'Accidents Happen.'. PopEntertainment.com (bằng tiếng Anh). 27 tháng 5 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  37. ^ Edwards, Russell (28 tháng 4 năm 2010). “Accidents Happen” (bằng tiếng Anh). Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  38. ^ a b Olsen, Mark (9 tháng 8 năm 2013). “Lake Bell on the 'soapbox moment' in her 'In a World...' (bằng tiếng Anh). LA Times. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  39. ^ Koerner, Allyson (4 tháng 6 năm 2015). “Geena Davis On Her New Film's Strong Female Roles”. Bustle (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  40. ^ McNary, Dave (6 tháng 1 năm 2015). “Geena Davis Launching Bentonville Film Festival to Push for Diversity in Film”. Variety (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  41. ^ “Geena Davis on Playing Opposite Jon Hamm in MARJORIE PRIME, 'I'm Excited!'. Broadway World (bằng tiếng Anh). 11 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  42. ^ Hoffman, Jordan (17 tháng 8 năm 2017). “Marjorie Prime Review: This Quiet Sci-Fi Is the Best Kind of Virtual Insanity”. HWD. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  43. ^ Schager, Nick (27 tháng 2 năm 2018). “Film Review: 'Don't Talk to Irene'. Variety (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  44. ^ Petski, Nellie Andreeva,Denise; Andreeva, Nellie; Petski, Denise (20 tháng 4 năm 2018). 'Grey's Anatomy': Geena Davis Returns To Reprise Dr. Herman Role”. Deadline (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  45. ^ Kay, Jeremy (17 tháng 9 năm 2018). 'Green Book' boosts awards season prospects with TIFF audience award win”. Screen Daily (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  46. ^ Boucher, Geoff (10 tháng 5 năm 2019). 'She-Ra & The Princess Of Power': Geena Davis Joins Netflix Series as Huntara”. Deadline. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2019.
  47. ^ a b “Nominees Announced for the 47th Annual Daytime Emmy Awards” (PDF). theemmys.tv. National Academy of Television Arts and Sciences. 21 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  48. ^ Bucksbaum, Sydney (7 tháng 8 năm 2019). “How Geena Davis is battling ageism with her GLOW season 3 character”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2021.
  49. ^ Mueller, Matthew (9 tháng 3 năm 2016). Batman '89 Series Would Have Picked Up Where Tim Burton Left Off”. Yahoo!. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
  50. ^ “Dying of Politeness” (bằng tiếng Anh). HarperOne. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  51. ^ Kaplan, Ilana (11 tháng 10 năm 2022). “Geena Davis on Childhood Trauma, a Cut Scene From A League of Their Own, and Her Memoir, Dying of Politeness”. Vanity Fair. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  52. ^ Burton, Alex (10 tháng 9 năm 2001). “GOOD LUCK NO.4; First Mr Davis' tongue in cheek message to Geena's new hubby. - Free Online Library”. The Free Library.com (bằng tiếng Anh). Daily Record. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  53. ^ VanHoose, Benjamin (8 tháng 12 năm 2021). “Geena Davis and Ex Reza Jarrahy Finalize Divorce, Agree to Change 17-Year-Old Twins' Last Names” (bằng tiếng Anh). People. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  54. ^ Rawson, Christopher (9 tháng 7 năm 1991). 'Birdie gets a 'Burgher”. Pittsburgh Post-Gazette (bằng tiếng Anh). tr. 19. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
  55. ^ “Davis-Goldblum marriage on the rocks” (bằng tiếng Anh). Associated Press. 13 tháng 10 năm 1990. tr. 10. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
  56. ^ David Brownstone, Irene Franck (1996). People in the News, 1996. Cengage Gale. tr. 156. ISBN 002860279X.
  57. ^ Smith, Nigel (5 tháng 10 năm 2022). “Geena Davis Describes 'Magical' Romance with Jeff Goldblum”. Peoplemag (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
  58. ^ Pulkkinen, Levi (12 tháng 2 năm 2019). 'Bodyguard to the stars': the man helping Jeff Bezos fight the Enquirer”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  59. ^ “BETRAYED; Geena dumped hubby who got her secretary pregnant. - Free Online Library”. The Free Library.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022.
  60. ^ Fink, Mitchell (10 tháng 11 năm 1997). “The Insider”. People (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  61. ^ Emily Zauzmer (5 tháng 9 năm 2018). “Geena Davis Says She Was Never Legally Married to Reza Jarrahy Despite His File for Divorce”. People (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  62. ^ “Reza Jarrahy, MD : Plastic Surgery - Los Angeles, California”. UCLA Health.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  63. ^ M. Silverman, Stephen (19 tháng 4 năm 2002). “Mothers Over the Age of 40: PEOPLE”. People (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2021.
  64. ^ Blash, Margi (31 tháng 5 năm 2004). “Hollywood Baby Boom”. People. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2011.
  65. ^ “Geena Davis' Husband Files For Divorce”. TMZ (bằng tiếng Anh). 8 tháng 5 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  66. ^ Zauzmer, Emily (5 tháng 9 năm 2018). “Geena Davis Says She Was Never Legally Married”. People. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2018.
  67. ^ VanHoose, Benjamin. “Geena Davis and Ex Reza Jarrahy Finalize Divorce, Agree to Change 17-Year-Old Twins' Last Names”. People (bằng tiếng Anh). Dotdash Meredith Publishing. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2023.
  68. ^ Amy Rosewater (18 tháng 2 năm 2012). “Actor Geena Davis targets women-s sports”. Team USA (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
  69. ^ “Women's Sports Foundation: Celebrity Supporters”. Look to the Stars (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  70. ^ Smith, Stacy L.; Choueiti, Marc; Pieper, Katherine; Gillig, Traci; Lee, Carmen; DeLuca, Dylan. “Inequality in 700 Popular Films: Examining Portrayals of Gender, Race, & LGBT Status from 2007 to 2014” (bằng tiếng Anh). Trường báo chí và truyền thông USC Annenberg. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2023.
  71. ^ Burch, Ariel Z (15 tháng 3 năm 2008). “Geena Davis: In a league of her own”. Wickedlocal.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2021.
  72. ^ “Geena Davis Institute on Gender in Media” (bằng tiếng Anh). The Geena Davis Institute.org. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  73. ^ “The aftermath of the Weinstein scandal”. The Economist (bằng tiếng Anh). 3 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  74. ^ “List of 2009 Bates honorands at Bates College web site” (bằng tiếng Anh). Đại học Bates. 9 tháng 4 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2021.
  75. ^ “The Academy To Honor Geena Davis, David Lunch, Wes Studi and Lina Wertmüller at 2019 Governors Awards”. AMPAS (bằng tiếng Anh). 3 tháng 6 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2019.
  76. ^ Development, U. S. Agency for International (26 tháng 11 năm 2011). “Dr. Jill Biden Joins USAID and Ad Council to Debut FWD Campaign for the Crisis in the Horn of Africa”. Pr Newswire.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  77. ^ a b Frank Litsky (6 tháng 8 năm 1999). “OLYMPICS; Geena Davis Zeros In With Bow and Arrows”. NY Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2015.
  78. ^ “Geena Davis still causing commotion in archery”. CNN (bằng tiếng Anh). 21 tháng 9 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2023.
  79. ^ “The 61st Academy Awards | 1989”. Oscars.org. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  80. ^ “The 64th Academy Awards | 1992”. Oscars.org. Academy of Motion Picture Arts and Sciences. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  81. ^ Malkin, Marc (27 tháng 10 năm 2019). “Academy's Governors Awards Puts Spotlight on Gender Parity”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  82. ^ Piña, Christy (12 tháng 12 năm 2019). “Casting Society of America to Honor Geena Davis and Audra McDonald”. The Hollywood Reporter. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  83. ^ “BSFC Winners”. thebsfc.org. Boston Society of Film Critics. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  84. ^ “Film in 1992”. bafta.org. British Academy of Film and Television Arts. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  85. ^ “Kering and the Festival de Cannes announce Geena Davis and Susan Sarandon as recipients of the 2016 'Women in Motion' Awards”. Kering. 6 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  86. ^ 'Louise,' 'Fink' top local film nominations”. Chicago Sun-Times. 25 tháng 1 năm 1992. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021 – qua HighBeam Research.
  87. ^ Accomando, Beth (10 tháng 11 năm 2022). “Coronado Island Film Festival celebrates its 7th year”. KPBS Public Media (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  88. ^ “Geena Davis – Premi David di Donatello” [Geena Davis – David di Donatello Awards]. daviddidonatello.it (bằng tiếng Italian). Accademia del Cinema Italiano. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  89. ^ Gugen, Guillaume (5 tháng 9 năm 2019). “Women headline 45th American Film Festival in Deauville”. France 24. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  90. ^ “Never mind Oscar, here's the 2017 FANGORIA Chainsaw Awards Nominees Ballot!”. Fangoria. 7 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  91. ^ “Geena Davis”. goldenglobes.com. Hollywood Foreign Press Association. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  92. ^ Fox, David J. (16 tháng 12 năm 1991). 'Bugsy' Top Film for L.A. Critics: the film takes 3 awards, including best director; Nick Nolte, Mercedes Ruehl earn top acting honors”. Los Angeles Times. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2021.
  93. ^ “A look back at 1992 and the first annual MTV Movie Awards”. Uproxx. 3 tháng 6 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  94. ^ “A look back at 1993 and the second annual MTV Movie Awards”. Uproxx. 14 tháng 4 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  95. ^ “National Board of Review Awards 1991 Winners”. nbrmp.org. National Board of Review. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  96. ^ Maslin, Janet (18 tháng 12 năm 1991). “Film Critics Honor 'Silence of Lambs'. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  97. ^ “Geena Davis”. emmys.com. Academy of Television Arts & Sciences. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  98. ^ Earl, William (12 tháng 9 năm 2022). “Geena Davis Institute Wins Governors Award, Actor Says 'There's More Work to Do' for Gender Equality”. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2022.
  99. ^ Galuppo, Mia (8 tháng 9 năm 2015). “Geena Davis, Adrien Brody to be Feted at San Diego Film Festival”. The Hollywood Reporter (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
  100. ^ “Geena Davis”. sffs.org. San Francisco International Film Festival. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  101. ^ Handelman, Jay (10 tháng 3 năm 2011). “Sarasota Film Festival to honor Geena Davis”. Sarasota Herald-Tribune. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  102. ^ “10th Annual SATELLITE Awards - December 2005”. pressacademy.com. International Press Academy. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  103. ^ “1986 14th Saturn Awards”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  104. ^ “1996 23rd Saturn Awards”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  105. ^ “1999 26th Saturn Awards”. Los Angeles Times. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  106. ^ “Nominations announced for the 12th Annual Screen Actors Guild Awards”. sagawards.org. Screen Actors Guild. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.
  107. ^ “Past Winners”. womeninfilm.org. Women in Film Crystal + Lucy Awards. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]