Nguyễn Quý Khoát

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Quý Khoát
Chức vụ
Nguyên Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân dân
Nhiệm kỳ2013 – nay
Giám đốc
Kế nhiệmđương nhiệm
Trưởng khoa nghiệp vụ an ninh điều tra, Học viện An ninh nhân dân
Thông tin chung
Danh hiệuNhà giáo ưu tú
Học vấnGiáo sư, Tiến sĩ
Quê quánthị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
Binh nghiệp
Phục vụCông an nhân dân Việt Nam
Cấp bậc Thiếu tướng

Nguyễn Quý KhoátGiáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú, Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam. Nguyên là Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân dân.

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Quý Khoát quê quán tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.[1][2] Ông có một người anh là liệt sĩ Nguyễn Quý Khánh hi sinh tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.[1]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1973 đến năm 1976, Nguyễn Quý Khoát là học sinh cấp III Quỳnh Côi, Thái Bình. Ông làm Bí thư Đoàn trường.

Sau đó, Nguyễn Quý Khoát theo học Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân) khóa D8.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp Đại học An ninh, ông quyết định ở lại trường này công tác ở vị trí giảng viên.[2]

Sau đó ông là Trưởng khoa Nghiệp vụ An ninh điều tra.[2]

Ông là người đặt nền móng cho việc nghiên cứu và xây dựng lí luận cho việc điều tra an ninh gián điệp. Ông đã viết một số sách về chủ đề này như “Điều tra các vụ án gián điệp ở Việt Nam” (2007) và “Quyết định chiến thuật trong điều tra vụ án xâm phạm an ninh quốc gia” (2014).[2]

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.[2]

Tháng 7 năm 2013, ông là Đại tá, Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân.[3]

Tháng 8 năm 2014, ông là Đại tá, Phó Hiệu trưởng Đại học An ninh.[4]

Năm 2015, ông là một trong 6 người thuộc ngành Công an được Nhà nước Việt Nam phong học hàm Giáo sư.[2]

Từ năm 2015 đến nay (2019), ông là Thiếu tướng, Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân dân.[5][6] [7][8]

Nguyễn Quý Khoát năm 2016 là Chủ tịch danh dự Hội đồng hương Thái Bình tại Học viện An ninh nhân dân.[9]

Lịch sử thụ phong quân hàm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Hoàng Thành. “Cựu xã đội trưởng và hơn 14.000 lá thư cung cấp thông tin về liệt sĩ (Tiếp theo và hết)”. Quân đội nhân dân. 2016-04-02. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ a b c d e f Quỳnh Vinh – Bùi Xuân. “Người thầy ươm mầm tri thức nhiều thế hệ học viên an ninh”. Công an nhân dân. 2015-11-20. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Văn Chung. “Phát hiện trường hợp thi hộ ở Học viên An ninh”. VietNamNet. 2013-07-05. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ Phạm Mai (Vietnam+). “Thi đại học 2015: Bỏ "ba chung", nhiều trường tổ chức thi riêng”. VietNamNet. 2014-08-18. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  5. ^ Đỗ Hưng. “Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện công tác Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo”. Học viện Cảnh sát nhân dân. 2015-10-28. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ “Khai giảng lớp bổ sung kiến thức trung cấp lý luận chính trị năm 2016”. Lao động Nghệ An. 2016-12-15. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.[liên kết hỏng]
  7. ^ “Học viện An ninh nhân dân tổ chức Lễ khai giảng Khóa 16 đào tạo đại học Văn bằng 2 - Vừa làm vừa học mở tại Công an tỉnh Bắc Kạn”. Học viện An ninh nhân dân. 2017-12-20. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ Hoàng Phong. “Khai giảng lớp bồi dưỡng pháp luật, nghiệp vụ khóa NH20 tại Học viện An ninh Nhân dân”. An ninh thủ đô. 2018-11-13. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  9. ^ Quang Bách. “Ra quân chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2016 tại Thái Bình”. An ninh thủ đô. 2016-06-27. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.