Thành viên:Medicane

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hurricane Mitch
Bão Mitch
Bão cấp 5 (SSHWS/NWS)
Mitch lúc mạnh nhất
Hình thành22 tháng 10, 1998
Tan9 tháng 11, 1998
(Xoáy thuận ngoại nhiệt đới sau ngày 5 tháng 11)
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 1 phút:
180 mph (285 km/h)
Áp suất thấp nhất905 mbar (hPa); 26.72 inHg
Số người chết≥ 19.325
Thiệt hại$6.2 tỷ (USD 1998)
Vùng ảnh hưởngTrung Mỹ (đặc biệt là HondurasNicaragua), bán đảo Yucatán, Nam Florida, Jamaica
Một phần của Mùa bão Bắc Đại Tây Dương 1998

Bão Mitch là cơn bão mạnh nhất đồng thời là cơn bão gây thiệt hại nghiêm trọng nhất của mùa bão Bắc Đại Tây Dương 1998. Mitch là cơn bão nhiệt đới thứ 13, bão cuồng phong thứ 9, và bão lớn thứ ba của mùa bão Đại Tây Dương năm đó. Mitch cùng với Georges là hai cơn bão đáng chú ý nhất trên Đại Tây Dương trong năm 1998. Tại thời điểm đó, Mitch là cơn bão mạnh nhất trên Đại Tây Dương từng quan trắc được trong tháng 10, dù vậy kỷ lục này về sau đã bị bão Wilma phá vỡ vào năm 2005. Ngoài ra, Mitch còn là cơn bão Đại Tây Dương mạnh thứ 7 từng được ghi nhận.

Cơn bão hình thành trên vùng biển Tây Caribe vào ngày 22 tháng 10 năm 1998. Sau một thời gian tồn tại ở một khu vực có những điều kiện hết sức thuận lợi, Mitch mạnh lên rất nhanh đến cường độ tối đa là một cơn bão cấp 5, cấp cao nhất trong thang bão Saffir–Simpson. Tiếp theo Mitch di chuyển theo hướng Tây Nam, suy yếu và đổ bộ Honduras với cường độ bão cấp 1. Quãng thời gian sau cơn bão trôi dạt trên đất liền Trung Mỹ, tái hình thành trên vịnh Campeche, rồi tấn công Florida với cường độ bão nhiệt đới mạnh.

Trong khoảng thời gian từ ngày 29 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11, do tốc độ di chuyển chậm, bão Mitch đã trút một lượng mưa lịch sử xuống Honduras, Guatemala, và Nicaragua. Theo các báo cáo không chính thức, giá trị tổng lượng mưa lên tới 75 inch (1.900 mm). Số người chết do lũ lụt thảm khốc đã khiến Mitch trở thành cơn bão Đại Tây Dương chết chóc thứ hai trong lịch sử. Đến thời điểm cuối năm 1998, theo ghi nhận có tới gần 11.000 người thiệt mạng và 11.000 người khác mất tích; bên cạnh đó là khoảng 2,7 triệu người mất nhà cửa do bão. Lũ lụt gây thiệt hại vật chất cực kỳ nghiêm trọng, ước tính lên tới hơn 6 tỷ USD (trị giá năm 1998).

Lịch sử khí tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ mô tả quỹ đạo và cường độ của Mitch theo thang gió bão Saffir–Simpson
Mitch trong ngày 26 tháng 10 với sức gió duy trì một phút 180 dặm/giờ, cuồng phong cấp 5
Mitch khi là một cơn bão nhiệt đới bất tổ chức trên vịnh Mexico

Áp thấp nhiệt đới mười ba (Thirteen) hình thành vào ngày 22 tháng 10 trên vùng biển Tây Nam Caribe từ một sóng nhiệt đới mà trước đó đã di chuyển ra khỏi lục địa châu Phi trong ngày 10 tháng 10. Vào quãng thời gian áp thấp nhiệt đới thực hiện một vòng lặp nhỏ trong quỹ đạo, nó đã mạnh lên thành bão nhiệt đới Mitch. Tiếp theo, một điểm yếu trong hệ thống áp cao đã cho phép cơn bão di chuyển chậm lên phía Bắc. Sau khi trở nên bất tổ chức do đứt gió có nguồn gốc từ một vùng thấp trên tầng cao, Mitch đã mạnh lên nhanh chóng nhờ những điều kiện thuận lợi[1] bao gồm nhiệt độ nước biển ấm và dòng thổi ra mạnh.[2][3] Vào ngày 24 Mitch mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong đồng thời nó cũng đã phát triển ra một con mắt.[4] Sau khi chuyển hướng Tây, Mitch tăng cường mãnh liệt, ban đầu là thành một cơn bão lớn vào ngày 25 tháng 10, rồi tiếp đến là một cơn bão cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson vào ngày hôm sau.[1]

Lúc mạnh nhất, Mitch đạt sức gió duy trì 180 dặm/giờ (285 km/giờ) tại địa điểm ngoài khơi vùng duyên hải miền Bắc Honduras. Các phi đội săn bão (Hurricane Hunter) đã báo cáo một giá trị áp suất khí quyển tối thiểu 905 mbar (26,7 inHg), đây là trị số áp suất thấp nhất trong tháng 10 và thấp thứ 4 từng ghi nhận trong một cơn bão Đại Tây Dương tại thời điểm đó. Ban đầu Trung tâm bão quốc gia Hoa Kỳ (NHC) và các mô hình dự báo xoáy thuận nhiệt đới nhận định cơn bão sẽ chuyển hướng Bắc, đe dọa bán đảo Yucatán. Tuy nhiên thay vào đó, Mitch đã chuyển hướng Nam do một áp cao không quan trắc thấy lúc cơn bão hoạt động.[1] Việc tương tác với đất liền đã dẫn tới sự suy yếu,[5] và cơn bão đổ bộ vào Hoduras trong ngày 29 tháng 10 với sức gió 80 dặm/giờ (130 km/giờ).[1] Tiếp theo, Mitch suy yếu dần khi chuyển hướng Tây trên đất liền đồng thời duy trì phần đối lưu sâu ở ngoài đại dương.[6] Sau khi di chuyển qua khu vực địa hình núi ở Trung Mỹ, hoàn lưu bề mặt của Mitch tan biến trong ngày 1 tháng 11. Ngày hôm sau, những tàn dư của cơn bão tiến vào vịnh Mexico và tái tổ chức thành một cơn bão nhiệt đới trong ngày mùng 3. Tiếp đó Mitch tăng tốc về phía Đông Bắc, di chuyển qua bán đảo Yucatán trước khi tấn công vùng Tây Nam Florida vào ngày mùng 5. Không lâu sau, cơn bão chuyển đổi thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới và được NHC theo dõi đến ngày 9 tháng 11.[1]

Chuẩn bị[sửa | sửa mã nguồn]

Để đối phó với cơn bão, chính phủ Honduras đã di tản khoảng 45.000 công dân ở tỉnh Islas de la Bahía và huy động mọi nguồn lực không quân và hải quân. Chính phủ Belize đã ban bố cảnh báo tía và yêu cầu những công dân còn ở các hòn đảo ngoài khơi nhanh chóng di dời vào trong đất liền.[7] Vì cơn bão đe dọa tấn công vào địa điểm gần thành phố Belize với cường độ bão cấp 4, hầu hết cư dân thành phố đã được di tản trong nỗi lo hậu quả của cơn bão Hattie 37 năm trước sẽ lặp lại.[8] Chính quyền Guatemala cũng ban bố cảnh báo tía và khuyên tàu thuyền nên ở lại cảng, nhắc nhở người dân có sự chuẩn bị hoặc đi tìm nơi trú ẩn và cảnh báo về nguy cơ nước sông tràn bờ.[7] Tính đến thời điểm Mitch đổ bộ, đã có nhiều người ở dọc vùng duyên hải Tây Caribe được đưa đi di tản, bao gồm 100.000 người ở Honduras, 10.000 người ở Guatemala, và 20.000 người ở bang Quintana Roo, Mexico.[9]

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Các khu vực chịu tác động
Khu vực Số người
thiệt mạng
Nguồn Tổn thất Nguồn
Belize &000000000000001100000011 [8] &0000000000050000.000000$50 nghìn [10]
Costa Rica &00000000000000070000007 [8] &0000000092000000.000000$92 triệu [11]
El Salvador &0000000000000240000000240 [12] &0000000400000000.000000$400 triệu [12]
Guatemala &0000000000000268000000268 [13] &0000000748000000.000000$748 triệu [13]
Honduras &000000000001460000000014.600 [10][14] $3,8 tỷ [10][15]
Jamaica &00000000000000030000003 [8]
Mexico &00000000000000090000009 [8][10] &0000000001000000.000000$1 triệu [10]
Nicaragua &00000000000038000000003.800 [8] &0000001000000000.000000$1 tỷ [8]
Panama &00000000000000030000003 [8][10] &0000000000050000.000000$50 nghìn [10]
Hoa Kỳ &00000000000000020000002 [1] &0000000040000000.000000$40 triệu [1]
Ngoài khơi &000000000000003100000031 [8] &-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1-1.000000
Tổng &000000000001897400000018.974 $6,08 tỷ

Bão Mitch là cơn bão chết chóc nhất ở Đại Tây Dương kể từ cơn đại cuồng phong năm 1780, nó đã vượt qua cơn bão tại Galveston năm 1900 để trở thành cơn bão Đại Tây Dương gây tổn thất nhân mạng lớn thứ hai từng được ghi nhận. Đã có gần 11.000 trường hợp thiệt mạng được xác nhận, hơn 11.000 người được báo cáo mất tích. Hầu hết trường hợp thiệt mạng là do lũ lụtlở đất tại Trung Mỹ, nơi mà cơn bão di chuyển chậm đã trút xuống một lượng mưa lên tới gần 36 inch (900 mm). Lũ lụt và lở đất đã làm hư hại hoặc phá hủy hàng chục ngàn ngôi nhà, tổng giá trị thiệt hại vật chất lên tới hơn 5 tỷ USD (trị giá năm 1998). HondurasNicaragua là hai quốc gia chịu tổn thất nặng nề nhất. Trước khi Mitch xuất hiện, cơn bão làm chết nhiều người nhất tại Trung Mỹ là bão Fiji năm 1974 với số nạn nhân thiệt mạng ước tính từ 8.000 đến 10.000 người.[1]

Honduras[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn đang ở ngoài khơi vùng miền Bắc Honduras, bão Mitch đã di chuyển qua đảo Guanaja.[1] Những đợt sóng cao đã làm xói mòi vùng ven biển miền Bắc và gây thiệt hại cho các phá.[16] Hầu hết các công trình thủy lợi cung cấp nước trên quần đảo Vịnh đều hứng chịu thiệt hại.[17] Gần như toàn bộ cây cối, thảm thực vật trên đảo Guanaja đã bị phá hủy sau hai ngày trải qua điều kiện gió mạnh vượt quá 120 dặm/giờ (200 km/giờ). Gió cũng khiến gần như toàn bộ cây cối ở rừng ngập mặn bị bật gốc hoặc gãy đổ.[18] Ước tính cho rằng cơn bão đã tạo ra những con sóng có độ cao lên tới 44 ft (13 m).[19]

Thiệt hại tại Tegucigalpa do Mitch

Trong quãng thời gian vài ngày di chuyển chậm trên vùng biển ngoài khơi Honduras, bão Mitch đã hút hơi ẩm từ Thái Bình Dương và biển Caribe, tạo ra lượng mưa lớn vượt quá 12 inch (300 mm) một ngày.[8] Tổng lượng mưa chính thức cao nhất là 36,5 inch (928 mm) tại Choluteca, tương đương hơn nửa giá trị lượng mưa trung bình năm tại khu vực này. Lượng mưa trong quãng thời gian 24 giờ ngày 31 tháng 10 đạt 18,37 inch (466,7 mm), gấp hơn hai lần kỷ lục cũ thiết lập năm 1985.[20] Tổng lượng mưa không chính thức tại Trung Mỹ lên tới 75 inch (1.900 mm), với các máy đo mưa ở những vùng núi đã bị nước cuốn trôi.[8] Mưa lớn đã khiến rất nhiều con sông tại quốc gia này tràn bờ "tới một mức độ chưa từng thấy trong thế kỷ 20" theo như mô tả của Liên Hiệp quốc.[20] Nước mưa tập hợp tại những con sông gây lũ sông trên diện rộng. Độ sâu lớn nhất ghi nhận được là 41 ft (12,5 m) tại sông Ulúa gần Chinda, còn bề rộng sông lớn nhất ghi nhận được là 1.178 ft (359 m) tại Río Lean gần Arizona. Mưa còn gây lở bùn trên diện rộng ở khắp các vùng núi.[21] Trong nội địa, đặc biệt là vùng miền Nam, mưa lớn tạo ra hàng trăm trận lở đất với mức độ vùi lấp đa phần là nông và khoảng 95% dưới dạng dòng chảy mảnh vụn. Tuy nhiên, hai trận đất chảy (earthflow) đã gây thiệt hại đáng kể tại khu vực gần Tegucigalpa.[22]

Lở bùn tại San Juancito, Honduras

Gần như toàn bộ người dân Honduras đều chịu ảnh hưởng từ cơn bão và tất cả 18 tỉnh của quốc gia này đều chịu tổn thất.[20] Theo ước tính của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe thuộc Liên Hiệp quốc, Mitch đã gây ra tình trạng lũ lụt tồi tệ nhất trong thế kỷ 20 tại Honduras.[16] Cũng theo ước tính thì khoảng 70 đến 80% mạng lưới giao thông đã bị phá hủy, bao gồm hầu hết các cây cầu và đường trục cấp hai,[8] giá trị tổn thất là 236 triệu USD. Bão Mitch gây tình trạng mất điện trên diện rộng sau khi làm hư hại hơn 239 dặm (385 km) đường dây và một vài nhà máy điện.[16] Có tới khoảng 70% người dân Honduras mất khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch sau bão, dù cho trước đó nhiều vùng nông thôn đã quen với tình trạng thiếu nước.[20] Tổng thiệt hại đến hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các tiện ích, bao gồm điện, nước, ước tính khoảng 665 triệu USD.[17]

Dọc theo sông Choluteca, mực nước cao tới hơn 33 ft (10 m) vượt bờ đã tác động tới thủ đô Tegucigalpa.[17][20] Lũ làm hư hại một phần ba số tòa nhà, trong đó có cả một số công trình hơn 350 năm tuổi.[8] Trên toàn Honduras, ngành nông nghiệp chịu thiệt hại nghiêm trọng. Các ước tính ban đầu nhận định 70% mùa màng đã bị phá hủy.[8] Khoảng 50.000 giống bò và 60% số điểu cầm bị chết.[17] Tổng giá trị thiệt hại về cây trồng và nông nghiệp vào khoảng 1 tỷ USD,[16] khiến cho đất nước này phải mất vài năm để có thể hồi phục.[8] Quỹ xã hội về nhà ở của Honduras ước tính có khoảng 35.000 ngôi nhà trên toàn đất nước bị phá hủy, 50.000 ngôi nhà khác bị hư hại,[17] điều này làm cho 1,5 triệu người – khoảng 20% tổng số dân – trở nên vô gia cư.[8] Đây là con số nạn nhân lớn nhất do thiên tai trong lịch sử Honduras.[20] Tổng cộng tại Honduras, bão Mitch đã làm 7.000 người chết[20] và thiệt hại vật chất ước đạt 52.345.000.000 lempira (3,8 tỷ USD)[17] trong đó thiệt hại trực tiếp là 2,005 tỷ và phần còn lại là chi phí gián tiếp, tương đương khoảng 70% giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) hàng năm của quốc gia này.[16]

Nicaragua[sửa | sửa mã nguồn]

Ngập lụt ở hồ Managua sau bão

Mặc dù không di chuyển vào lãnh thổ Nicaragua, tuy nhiên hoàn lưu rộng lớn của Mitch đã gây mưa trên diện rộng với lượng ước tính vượt quá 50 inch (1.300 mm).[8] Một số vùng ven biển nhận lượng mưa lên tới 25 inch (630 mm).[23] Mưa quá lớn khiến cho bề mặt sườn núi lửa Casita trôi sụp tạo thành một dòng bùn núi lửa. Lở bùn cuối cùng bao phủ một diện tích chừng 50 dặm2 (128 km2).[8]

Khoảng hai triệu người dân Nicaragua đã phải hứng chịu tác động trực tiếp từ cơn bão.[8] Tính trên toàn Nicaragua, mưa lớn do Mitch đã làm hư hại 17.600 ngôi nhà, phá hủy 23.900 ngôi nhà khác và khiến 368.000 người phải dời bỏ nơi ở.[24] Có 340 trường học và 90 trung tâm y tế bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng. Các hệ thống xử lý nước thải và tiểu khu điện lực cũng chịu thiệt hại nặng. Tổng giá trị tổn thất về cơ sở hạ tầng vượt quá 300 triệu USD (USD 1998).[25]

Núi lửa Casita ở Tây Nicaragua sau trận lở bùn đất chết chóc

Hoạt động giao thông vận tải cũng chịu tác động to lớn từ cơn bão. Mưa đã vô hiệu hóa 70% số con đường, phá hủy và làm hư hại nặng 92 cây cầu.[26] Hơn 1.700 dặm (2.700 km) đường cao tốc hoặc đường nhánh đòi hỏi cần thay thế sau bão, đặc biệt ở vùng miền Bắc và dọc theo các phần của tuyến Xa lộ xuyên Mỹ. Ngành chăn nuôi hứng chịu những mất mát nghiêm trọng, trong đó có 50.000 con vật nuôi bị chết, đa phần là trâu bò; ngành nông nghiệp và thủy sản cũng chịu tác động lớn. Tổng thiệt hại về nông nghiệp, thủy sản và chăn nuôi ước đạt 185 triệu USD (USD 1998).[25]

Một vấn đề nảy sinh khiến tình hình trở nên thêm phức tạp. Theo tính toán có khoảng 75.000 quả mìn còn sót lại từ cuộc nổi dậy của Contra hồi thập niên 1980 bị nước lũ nhổ lên và vận chuyển đi các nơi khác.[27]

Tổng cộng tại Nicaragua, bão Mitch đã khiến ít nhất 3.800 người thiệt mạng, trong đó 2.000 trường hợp xảy ra ở thành phố El Provenir và Rolando Rodriguez do lở đất ở ngọn núi lửa Casita, và khoảng 500.000 đến 800.000 người mất nhà cửa. Có ít nhất bốn ngôi làng bị chôn vùi hoàn toàn trong vài foot bùn. Tổng thiệt hại vật chất ước đạt 1 tỷ USD (USD 1998).[8]

Biển Caribe[sửa | sửa mã nguồn]

Bão Mitch là nguyên nhân khiến chiếc thuyền buồm Fantome cùng toàn bộ thủy thủ đoàn mất tích. Câu chuyện đã được Jim Carrier tường thuật trong cuốn sách The Ship and The Storm. Nằm ở một địa điểm gần tâm bão, Fantome đã phải hứng chịu những con sóng cao tới 50 ft (15 m) cùng những cơn gió đạt vận tốc hơn 100 dặm/giờ (160 km/giờ), dẫn tới hậu quả là thuyền bị chìm ở vùng biển ngoài khơi Honduras.[28]

Ở vùng biển phía Nam Cuba, cơn bão tạo ra những đợt sóng có độ cao 13 ft (4 m) và gió giật với vận tốc tối đa 42 dặm/giờ (67 km/giờ), buộc nhiều công nhân và du khách trên đảo YouthCayo Largo del Sur phải di tản tới những địa điểm an toàn hơn.[29]

Tại Jamaica, Mitch gây ra mưa vừa và gió mạnh trong vài ngày. Vùng miền Tây Jamaica chịu tác động từ những con sóng lớn có độ cao không chính thức ước chừng 7 ft (2 m). Những dải mưa phía ngoài của cơn bão tạo ra mưa lớn vào một số thời điểm đã khiến nhiều tuyến đường trên đảo bị lụt và ngập tràn những mảnh vụn. Tại thị trấn Tây Ban Nha, bốn người đã trở nên vô gia cư sau khi một ngôi nhà bị sập do lũ. Bên cạnh đó là nhiều ngôi nhà và tòa nhà khác bị ngập lụt buộc nhiều người phải di dời. Ở vùng Đông Bắc Jamaica có một con sông đã tràn bờ, trong khi mưa lớn trên khắp các vùng núi của nước này đã gây nên hàng loạt trận lở đất.[30] Tổng cộng, bão Mitch làm ba người thiệt mạng tại Jamaica.[8]

Tại quần đảo Cayman, cơn bão gây sóng cao, gió lớn và mưa to vào một số thời điểm. Thiệt hại là khá nhỏ, một phần tới từ những cánh cửa số bị thổi bay và xói mòn bờ biển. Sóng to đã làm hư hại hoặc phá hủy nhiều bến tàu ở vùng bờ biển phía Nam quần đảo đồng thời đánh chìm một chiếc tàu lặn tại địa điểm gần Grand Cayman. Ngoài ra hàng loạt chuyến bay đến và đi ở khu vực này cũng bị hủy bỏ do bão.[31]

Phần còn lại của Trung Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Những cơn bão Đại Tây Dương chết chóc nhất
Hạng Bão Mùa bão Số người chết
1 "Great Hurricane" 1780 22.000+
2 Mitch 1998 19.325+
3 "Galveston" 1900 8.000 – 12.000
4 Fifi 1974 8.000 – 10.000
5 "Cộng hòa Dominica" 1930 2.000 – 8.000
6 Flora 1963 7.186 – 8.000
7 "Pointe-à-Pitre" 1776 6.000+
8 "Newfoundland" 1775 4.000 – 4.163
9 "Okeechobee" 1928 4.075+
10 "Monterrey" 1909 4.000
Xem thêm: Danh sách các cơn bão Đại Tây Dương chết chóc nhất

Với một hoàn lưu rộng, bão Mitch đã trút một lượng mưa lớn xuống những khu vực xa về phía Nam tới Panama, đặc biệt là tại các tỉnh DariénChiriquí. Lũ đã cuốn trôi một số tuyến đường và cây cầu, đồng thời làm hư hại nhiều nhà cửa và trường học khiến hàng ngàn người mất chỗ ở.[32] Có ba trường hợp thiệt mạng do bão tại Panama.[8]

Tại Costa Rica, Mitch trút xuống những cơn mưa lớn dẫn tới lũ quét và sạt lở đất trên khắp đất nước này, đa số tập trung ở vùng Đông Bắc.[8] Cơn bão tác động đến 2.135 ngôi nhà ở những mức độ khác nhau, trong đó có 241 ngôi nhà bị phá hủy;[11] hậu quả là 4.000 bị mất nhà cửa.[23] Tính trên toàn Costa Rica, mưa và lở đất đã làm ảnh hưởng đến 126 cây cầu và 800 dặm (1.300 km) đường bộ, trong đó thiệt hại tập trung ở tuyến Xa lộ Liên Mỹ châu. Mitch tác động đến 115 dặm2 (300 km2) diện tích hoa màu, gây tổn hại đến sản lượng vụ mùa xuất khẩu và nội địa. Tổng cộng tại Costa Rica, bão Mitch làm 7 người chết[8] và thiệt hại là 92 triệu USD (USD 1998).[11]

Trong quãng thời gian trôi dạt trên đất liền El Salvador, bão Mitch đã trút xuống một lượng mưa khổng lồ, hậu quả dẫn tới lũ quét và sạt lở đất trên khắp đất nước. Hàng loạt con sông, trong đó có Río Grande de San MiguelLempa, bị tràn bờ. Lũ lụt làm hư hại hơn 10.000 ngôi nhà, khiến 84.000 người mất nhà cửa[12] và buộc 500.000 người phải di tản đi nơi khác.[33] Tổn thất mùa màng là to lớn khi mà lũ lụt nghiêm trọng xảy ra trên một diện tích 386 dặm2 (1.000 km2) đồng cỏ và đất trồng trọt. Lũ đã làm mất mát 37% sản lượng đậu, 19% sản lượng ngô, và 20% sản lượng mía đường. Ngành chăn nuôi cũng chịu tổn thất nặng nề với 10.000 con gia súc bị chết. Tổng giá trị thiệt hại về nông nghiệp và chăn nuôi là 154 triệu USD (USD 1998). Ngoài ra lũ còn phá hủy hai cây cầu và làm hư hại 1.200 dặm (1.900 km) đường không trải nhựa. Tổng thiệt hại do bão tại El Salvador đạt mức 400 triệu USD (USD 1998), cùng với đó là 240 trường hợp thiệt mạng.[12]

Cũng như những khu vực khác của Trung Mỹ, Guatemala đã phải hứng chịu những trận lở đất và lũ lụt nghiêm trọng do Mitch. Lũ đã phá hủy 6.000 ngôi nhà, làm hư hại 20.000 ngôi nhà khác, khiến 730.000 người mất nhà cửa và buộc 100.000 người phải đi di tản. Ngoài ra, lũ còn phá hủy 27 trường học và làm hư hại 286 ngôi trường khác, 175 trong số đó bị hư hại nghiêm trọng. Lũ lụt gây tổn thất to lớn tới mùa màng, trong khi lở đất phá hủy các vùng diện tích đất trồng trọt. Cà chua, chuối, ngô, các loại rau, và đậu là những loại cây trồng chịu tác động nghiêm trọng nhất về mặt sản lượng phục vụ tiêu thụ trong nội địa; với tổng giá trị thiệt hại đạt 48 triệu USD (USD 1998). Các mặt hàng nông sản xuất khẩu như chuối và cà phê cũng chịu tổn thất lớn với giá trị ước tính 325 triệu USD (USD 1998). Tổng thiệt hại đến các đồn điền và đất đai là 121 triệu USD (USD 1998). Tình trên toàn Guatemala, lũ lụt đã phá hủy 37 cây cầu, làm hư hại hoặc phá hủy 840 dặm (1.350 km) đường bộ, trong đó có gần 400 dặm (640 km) là thuộc các xa lộ lớn. Tổng thiệt hại do bão Mitch gây ra tại đây là 748 triệu USD (USD 1998), cùng với đó là 268 trường hợp thiệt mạng.[13] Ngoài ra Mitch còn là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới cái chết của 11 người khi một chiếc máy bay gặp tai nạn trong khoảng thời gian cơn bão hoành hành.[33]

Tại Belize, tác động của cơn bão không nghiêm trọng như dự kiến ban đầu, dù vậy Mitch vẫn gây ra mưa lớn trên toàn quốc gia này.[33] Mưa dù khiến nhiều con sông vượt đỉnh nhưng lại có lợi cho cây cối ở vùng núi.[34] Lũ cũng đã gây thiệt hại mùa màng trên diện rộng và phá hủy nhiều con đường. Có 7 trường hợp thiệt mạng do bão được xác nhận tại Belize.[33]

Tổng lượng mưa do Mitch gây ra tại MexicoFlorida

Tại Mexico, Mitch đem tới gió mạnh và mưa lớn cho bán đảo Yucatán. Thành phố Cancún nằm trên vùng duyên hải bang Quintana Roo chịu tác động nặng nề nhất.[33] Đã có 9 người chết do lũ, tuy nhiên thiệt hại vật chất là tương đối nhỏ.[8] Tổng lượng mưa tối đa trong vòng 24 giờ là 13,4 inch (340 mm) tại Campeche,[35] còn tổng lượng mưa tối đa theo ghi nhận là 16,85 inch (428 mm) ở Ciudad del Carmen.[36]

Florida và một số địa điểm khác[sửa | sửa mã nguồn]

Khi là một cơn bão nhiệt đới, Mitch đã làm nước biển dâng cao 4 ft (1,2 m) tại vùng hạ Florida Keys trước khi đổ bộ vào vùng duyên hải Tây Florida. Tại Sân bay Quốc tế Key West đã có báo cáo về gió giật đạt vận tốc tối đa 55 dặm/giờ (89 km/giờ) và gió duy trì đạt 40 dặm/giờ (64 km/giờ); đây là báo cáo duy nhất về gió mạnh tương đương cấp độ bão nhiệt đới tại bang Florida.[1] Ở ngoài khơi, tại ngọn hải đăng Fowey Rocks Light ghi nhận gió giật ở mức 73 dặm/giờ (117 km/giờ).[37] Ngoài ra, Mitch còn gây mưa vừa với lượng tối đa là 7 inch tại thành phố Jupiter, Florida; dù một số ước tính nhận định tổng lượng mưa cục bộ lên tới 10 inch (250 mm). Bão cũng đã tạo ra năm cơn lốc xoáy ở bang Florida, trong đó cơn mạnh nhất đạt cấp F2.[1]

Tại Florida Keys, bão Mitch đã san phẳng nhiều ngôi nhà mà trước đó không lâu từng bị bão Georges làm hư hại.[8] Lốc xoáy do Mitch tạo ra cũng đã phá hủy hoặc làm hư hại 645 ngôi nhà và khiến 65 người bị thương.[1] Gió mạnh khiến 100.000 người trải qua tình trạng không có điện trong khoảng thời gian cơn bão hoành hành.[8] Tổng cộng tại Florida, có hai trường hợp chết đuối, hai con thuyền bị lật và thiệt hại là 40 triệu USD (USD 1998).[1]

Khi là một xoáy thuận ngoại nhiệt đới, Mitch đã di chuyển qua những khu vực nằm cách phía Tây Ireland và Vương quốc Anh. Tại Ireland, cơn bão gây ra gió giật với vận tốc 90 dặm/giờ (140 km/giờ) và những con sóng có độ cao 30 ft (9,1 m). Gió đã làm gãy đổ cây cối và hệ thống đường dây điện, khiến 30.000 hộ gia đình lâm vào tình cảnh mất điện. Tại quận Louth, một tài xế đã bị thương nặng do cây đổ xuống xe. Tại Dublin, gió mạnh đã làm tốc mái một tòa nhà và gây thiệt hại đến một số tòa nhà khác. Cơn bão cũng khiến các sân bay phải đóng cửa và dịch vụ phà bị tạm hoãn.[38]

Hậu bão[sửa | sửa mã nguồn]

Tegucigalpa sau bão

Bởi hậu quả nghiêm trọng mà cơn bão gây ra tại Trung Mỹ và một vài địa điểm khác ở Bắc Mỹ, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã khai tử tên bão Mitch vào mùa xuân năm 1999. Cái tên Mitch sẽ không bao giờ còn được dùng để đặt tên cho một cơn bão Đại Tây Dương. Thay thế cho MitchMatthew và tên này đã được sử dụng kể từ mùa bão Bắc Đại Tây Dương 2004.

Sau thảm họa do Mitch gây ra, các quốc gia trên thế giới đã quyên góp một khoản viện trợ đáng kể với tổng trị giá 6,3 tỷ USD (USD 1998). Ở khắp Trung Mỹ, khu vực đang trong quá trình hồi phục từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1996, nguyện vọng của nhiều người là tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng và nền kinh tế. Thêm vào đó, sau khi chứng kiến hậu quả của cơn bão, chính phủ các nước bị ảnh hưởng đã có những động thái nhằm cố gắng ngăn chặn một thảm họa tương tự lặp lại trong tương lai.[39]

Trung Mỹ nhìn từ vệ tinh trong ngày 1 tháng 11 năm 1998, không lâu sau khi cơn bão đi qua

Hàng trăm ngàn người đã mất nhà cửa, tuy nhiên nhiều người đã coi đó như là cơ hội để xây dựng lại những căn nhà kiên cố hơn. Với một nền móng mới và có sự củng cố về mặt cấu trúc, các căn nhà được tái thiết kể để có thể đứng vững trước bão. Tuy nhiên, việc thiếu đi diện tích đất trồng trọt đã khiến nhiều người lâm vào cảnh thất nghiệp; và mức thu nhập vốn đã thấp nay còn giảm xuống thấp hơn.[40]

Theo sau bão là các loại dịch bệnh bùng phát bao gồm tả, xoắn khuẩn vàng da, và sốt xuất huyết. Có hơn 2.328 trường hợp mắc tả được báo cáo, trong đó 34 người đã tử vong. Guatemala là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất từ các loại bệnh do vi khuẩn với đa phần các ca tử vong có nguyên nhân từ nước nhiễm mầm bệnh. Tại Nicaragua, 450 ca mắc xoắn khuẩn vàng da đã được báo cáo với 7 trong số đó tử vong. Cũng theo báo cáo đã có khoảng 1.357 ca mắc sốt xuất huyết, tuy nhiên không có trường hợp nào tử vong do căn bệnh này.[41]

Trong quãng thời gian ít di chuyển trên vùng biển Tây Caribe, gió mạnh từ Mitch đã tạo ra những con sóng lớn gây thiệt hại đến các rạn san hô tại đây. Tiếp theo, lượng mưa khổng lồ cơn bão tạo ra đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm với những mảnh rác vụn và lượng nước ngọt lớn, điều này gây ra những chứng bệnh cho san hô. Dù vậy, hiện tượng nước trồi do bão đã làm giảm nhiệt độ nước biển bề mặt, giúp ngăn các rạn san hô khỏi bị tẩy trắng và hủy hoại đáng kể.[42]

Tổng thống Honduras thời điểm đó là Carlos Roberto Flores phát biểu rằng thảm họa Mitch đã hủy hoại 50 năm tiến trình phát triển của quốc gia này.[8] Hàng triệu nạn nhân của bão tại Honduras đã nhận được những sự viện trợ lớn lao. Mexico đã nhanh tay giúp đỡ với 700 tấn lương thực, 11 tấn thuốc men, 4 máy bay cùng các nhân viên cứu hộ, và chó nghiệp vụ tìm kiếm. Cuba cũng đã gửi một đội ngũ các bác sỹ đến Honduras.[43] Chính phủ Mỹ đề nghị đặt quân đội ở Honduras và rồi rút quân sau khi bão qua vài ngày. Ban đầu họ đề nghị gửi một khoản viện trợ ít ỏi có tổng trị giá chỉ là 2 triệu USD (USD 1998), điều này đã làm cho người dân cũng như tổng thống Honduras Carlos Roberto Flores cảm thấy sốc. Về sau Mỹ đã tăng số tiền viện trợ đề nghị lên thành 70 triệu USD (USD 1998).[44] Chính quyền Honduras đã phân phối lương thực, nước sạch, dịch vụ y tế đến các nạn nhân của bão, trong đó có hơn 4 triệu người hiện đang thiếu nước sinh hoạt.[39] Ban đầu đất nước này đã phải trải qua tình trạng thất nghiệp gia tăng mạnh, phần lớn do đất trồng trọt bị phá hủy. Tuy nhiên, quá trình tái xây dựng đã tạo việc làm cho người dân trong những năm tiếp theo.[15]Costa Rica, hoạt động tái thiết sau bão đã giúp làm tăng số lượng việc làm lên 5,9%, qua đó tương ứng giúp làm giảm nhẹ tỷ lệ thất nghiệp.[11]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i j k l m John L. Guiney; Miles B. Lawrence (28 tháng 1 năm 1999). Hurricane Mitch Preliminary Report (PDF) (Bản báo cáo). National Hurricane Center. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ Miles Lawrence (24 tháng 10 năm 1998). Hurricane Mitch Discussion Number 11 (Bản báo cáo). National Hurricane Center. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ Lixion Avila (24 tháng 10 năm 1998). Hurricane Mitch Discussion Number 12 (Bản báo cáo). National Hurricane Center. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ Ed Rappaport (24 tháng 10 năm 1998). Hurricane Mitch Discussion Number 10 (Bản báo cáo). National Hurricane Center. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2013.
  5. ^ Ed Rappaport (28 tháng 10 năm 1998). Hurricane Mitch Discussion Number 29 (Bản báo cáo). National Hurricane Center. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2013.
  6. ^ Miles Lawrence (30 tháng 10 năm 1998). Tropical Storm Mitch Discussion Number 36 (Bản báo cáo). National Hurricane Center. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2013.
  7. ^ a b “Hurricane Mitch could spare Honduras and slam into Yucatán”. ReliefWeb. Agence France-Presse. 27 tháng 10 năm 1998. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2012.
  8. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab National Climatic Data Center (2004). “Mitch: The Deadliest Atlantic Hurricane Since 1780”. United States National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2006.
  9. ^ Juan Carlos Ulate (29 tháng 10 năm 1998). “Hurricane Mitch at standstill, pounding Honduras”. ReliefWeb. Reuters. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2012.
  10. ^ a b c d e f g Centre for Research on the Epidemiology of Disasters. “EM-DAT: The OFDA/CRED International Disaster Database”. Université catholique de Louvain. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2012.
  11. ^ a b c d Inter-American Development Bank. “Central America After Hurricane Mitch- Costa Rica”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  12. ^ a b c d Inter-American Development Bank (2004). “Central America After Hurricane Mitch- El Salvador”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  13. ^ a b c Inter-American Development Bank (2004). “Central America After Hurricane Mitch- Guatemala”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  14. ^ “British Aid For Hurricane Victims”. BBC News. 4 tháng 11 năm 1998. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007.
  15. ^ a b Inter-American Development Bank (1998). “Central America after HurricaneMitch- Honduras”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  16. ^ a b c d e Description of the Damage (PDF). Honduras: Assessment of the damage caused by hurricane Mitch, 1998. Implications for economic and social development and for the environment (Bản báo cáo). Economic Commission for Latin America and the Caribbean. tháng 4 năm 1999. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  17. ^ a b c d e f Central America After Hurricane Mitch: The Challenge of Turning a Disaster into an Opportunity (Bản báo cáo). Inter-American Development Bank. 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  18. ^ Philippe Hensel; C. Edward Proffitt (7 tháng 10 năm 2002). Hurricane Mitch: Acute Impacts on Mangrove Forest Structure and an Evaluation of Recovery Trajectories (PDF) (Bản báo cáo). United States Geological Survey. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  19. ^ Mitch: The Deadliest Atlantic Hurricane Since 1780 (Bản báo cáo). National Climatic Data Center. 23 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2013.
  20. ^ a b c d e f g Economic Commission for Latin America and the Caribbean (14 tháng 4 năm 1999). Honduras: Assessment of the Damage Caused by Hurricane Mitch, 1998 (PDF) (Bản báo cáo). United Nations. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  21. ^ United States Geological Study (2002). “Hurricane Mitch:Peak discharge for selected rivers in Honduras” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2006.
  22. ^ Edwin L. Harp; Mario Castañeda; Matthew D. Held (2002). Landslides Triggered By Hurricane Mitch In Tegucigalpa, Honduras (PDF) (Bản báo cáo). United States Geological Survey. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2013.
  23. ^ a b ERRI Watch Center. “Real-Time Reports Concerning the Devastation Caused by Hurricane Mitch”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  24. ^ Thomas W. Doyle, Thomas C. Michot, Fred Roetker, Jason Sullivan, Marcus Melder, Benjamin Handley and Jeff Balmat (2002). “Hurricane Mitch: Landscape Analysis of Damaged Forest Resources of the Bay Islands and the Caribbean Coast of Honduras” (PDF). United States Geological Study. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ a b Inter-American Development Bank. “Central America After Hurricane Mitch-Nicaragua”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  26. ^ United States Geological Survey (21 tháng 1 năm 2010). “Hurricane Mitch, Central America”. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011.
  27. ^ Alexa Smith (23 tháng 11 năm 1998). “Call-In Day Set to Push For Landmine Ban”. World Faith News. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2006.
  28. ^ Cynthia Corzo, Curtis Morgan and John Barry Herald Staff Writers. “The Loss of the Windjammer, Fantome”. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006.
  29. ^ Angus MacSwan (27 tháng 10 năm 1998). “Ferocious Hurricane Mitch threatens Central America”. ReliefWeb. Reuters. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2012.
  30. ^ “Unofficial Reports from Jamaica”. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006.
  31. ^ “Unofficial Reports from the Cayman IslandsJamaica”. 1998. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006.
  32. ^ “Report from Panama”. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006.
  33. ^ a b c d e “Mitch: A path of destruction”. BBC. 3 tháng 12 năm 1998. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006.
  34. ^ “Unofficial Reports from Belize”. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2006.
  35. ^ Servicio Meterologial Nacional (1998). “Huracán "MITCH" del Océano Atlántico” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  36. ^ David Roth (2006). “Hurricane Mitch Rainfall Data”. Hydrometeorological Prediction Center. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2006.
  37. ^ Jay Barnes (2007). Florida's Hurricane History. 0807830682. tr. 304. ISBN 0-8078-2443-7.
  38. ^ Lynne Kelleher (10 tháng 11 năm 1998). “Hurricane Mitch leaves 30,000 homes in dark out after night of chaos”. The Mirror. London. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  39. ^ a b Inter-American Development Bank (2004). “Central America After Hurricane Mitch”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  40. ^ Allen Clinton, CARE Press Officer. “Remembering Hurricane Mitch for Better and for Worse”. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2006.
  41. ^ Pan-American Health Organization. “Disease Threat following Hurricane Mitch”. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2006.
  42. ^ United States Geological Survey. “Coral Reefs in Honduras: Status after Hurricane Mitch”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  43. ^ “Update #9 on Hurricane Mitch”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2014.
  44. ^ Paul Jeffrey. “After the storm — aftermath of Hurricane Mitch in Honduras”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2006.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Hurricane Gilbert
Bão Gilbert
Bão cấp 5 (SSHWS/NWS)
Gilbert lúc mạnh nhất
Hình thành8 tháng 9, 1988
Tan19 tháng 9, 1988
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 1 phút:
185 mph (295 km/h)
Áp suất thấp nhất888 mbar (hPa); 26.22 inHg
Số người chết318
Thiệt hại$7.1 tỷ (USD 1988)
Vùng ảnh hưởngTiểu Antilles, Puerto Rico, Venezuela, Hispaniola, Jamaica, Trung Mỹ, bán đảo Yucatán, miền Bắc Mexico, Texas, Trung Nam Hoa Kỳ, vùng Ngũ Đại Hồ, Canada
Một phần của Mùa bão Bắc Đại Tây Dương 1988

Bão Gilbert là một cơn bão Đại Tây Dương cực mạnh đã tàn phá khắp khu vực biển Caribevịnh Mexico trong khoảng thời gian giữa tháng 9 năm 1988. Gilbert một thời là cơn bão mạnh nhất từng quan trắc được trên Đại Tây Dương, kỷ lục này tồn tại trong vòng 17 năm cho đến khi bị bão Wilma phá vỡ vào năm 2005. Ngoài ra, Gilbert còn là một trong những cơn bão Đại Tây Dương có kích thước lớn nhất từng quan trắc được. Tại một thời điểm, trường gió bão nhiệt đới (sức gió từ 39 đến 73 dặm/giờ [63–118 km/giờ]) của Gilbert trải rộng ra một vùng có đường kính lên tới 575 dặm (925 km). Gilbert là cơn bão mạnh nhất tấn công Mexico từng được ghi nhận trong lịch sử.

Là cơn bão thứ bảy được đặt tên và bão cuồng phong thứ ba của mùa bão Bắc Đại Tây Dương 1988, Gilbert hình thành từ một sóng nhiệt đới trong ngày 8 tháng 11 tại địa điểm cách Barbados 400 dặm (640 km) về phía Đông. Sau khi mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới vào ngày hôm sau, Gilbert tăng cường độ dần đều khi di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc tiến vào biển Caribe. Vào ngày 10 tháng 9, Gilbert đạt cấp độ cuồng phong và sang ngày 11 là một cơn bão cấp 3. Sau khi tấn công Jamaica trong ngày 12, quá trình tăng cường mãnh liệt xảy ra thêm lần nữa, giúp Gilbert trở thành một cơn bão cấp 5 rất mạnh trong thang bão Saffir–Simpson vào cuối ngày 13. Tiếp theo, cho dù cường độ đã suy giảm đôi chút, Gilbert vẫn đổ bộ vào bán đảo Yucatán với trạng thái bão cấp 5. Do tương tác với đất liền, cơn bão suy yếu rất nhanh và tiến vào vịnh Mexico trong ngày 15 với trạng thái bão cấp 2. Di chuyển trên vịnh Mexico, Gilbert mạnh dần trở lại trước khi đổ bộ vào đất liền Mexico trong ngày 16. Cuối cùng, cơn bão suy yếu dần và tan vào ngày 19 tháng 9 trên vùng Trung Tây Hoa Kỳ.

Gilbert hoành hành trên biển Caribe và vịnh Mexico trong gần 9 ngày. Tổng cộng, cơn bão đã khiến 318 người thiệt mạng, thiệt hại vật chất là 7,1 tỷ USD (trị giá năm 1988). Do những tổn thất to lớn mà bão gây ra, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã khai tử tên bão Gilbert vào mùa xuân năm 1989 và thay thế bằng Gordon.

Lịch sử khí tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ mô tả quỹ đạo và cường độ của Gilbert theo thang gió bão Saffir–Simpson
Gilbert tiếp cận Jamaica trong ngày 12 tháng 9

Nguồn gốc của bão Gilbert là từ một sóng nhiệt đới di chuyển ra khỏi vùng duyên hải Tây Bắc Phi vào ngày 3 tháng 9 năm 1988. Trong những ngày tiếp theo, sóng này đã đi qua vùng nhiệt đới Đại Tây Dương và phát triển ra một hoàn lưu gió trải rộng đến gần xích đạo. Hệ thống duy trì bất tổ chức cho đến ngày 8 tháng 9, thời điểm mà những hình ảnh vệ tinh đã chỉ ra một trung tâm hoàn lưu rõ nét đang tiến gần tới quần đảo Windward. Ngày hôm sau, bằng việc sử dụng kỹ thuật Dvorak, Trung tâm bão quốc gia Hoa Kỳ (NHC) đã phân loại hệ thống này là áp thấp nhiệt đới thứ mười hai (twelfth) của mùa bão Đại Tây Dương 1988; với vị trí của nó khi đó nằm cách Barbados khoảng 400 dặm (640 km) về phía Đông. Trong quãng thời gian vượt nhóm đảo Tiểu Antilles, áp thấp nhiệt đới đã thu thập sức mạnh đủ để được NHC nâng cấp lên thành bão nhiệt đới Gilbert.[1]

Sau khi trở thành bão nhiệt đới, Gilbert đã trải qua một giai đoạn tăng cường đáng kể. Di chuyển qua khu vực phía Nam đảo Hispaniola, Gilbert đạt cấp độ bão cuồng phong vào cuối ngày 10 tháng 9 và bão cấp 3 vào ngày hôm sau. Tại thời điểm đó Gilbert được phân loại là một cơn bão lớn với sức gió duy trì một phút 125 dặm/giờ (200 km/giờ) và áp suất tối thiểu 960 mbar (hPa; 28,35 inHg). Cơn bão đã đổ bộ Jamaica trong ngày 12 tháng 9 với cường độ này. Mắt bão có bề rộng 15 dặm (25 km) đã di chuyển từ Đông sang Tây qua toàn bộ bề ngang của hòn đảo.[1][2]

Gilbert đạt đỉnh trong ngày 13 tháng 9

Sau khi vượt qua Jamaica, Gilbert mạnh lên rất nhanh. Một trạm quan trắc trên đảo Grand Cayman đã ghi nhận gió giật đạt vận tốc 156 dặm/giờ (252 km/giờ) khi cơn bão di chuyển qua ngay sát phía Đông Nam hòn đảo trong ngày 13. Quá trình tăng cường mãnh liệt tiếp tục cho tới khi Gilbert đạt trị số áp suất tối thiểu 888 mbar (hPa; 26,22 inHg) cùng sức gió duy trì một phút 185 dặm/giờ (295 km/giờ), cho thấy áp suất đã giảm 72 mbar trong vòng 24 giờ.[nb 1][1] Mức áp suất thấp nhất từng quan trắc được ở Tây bán cầu này[nb 2] giúp Gilbert trở thành cơn bão Đại Tây Dương mạnh nhất từng ghi nhận cho tới khi bị bão Wilma vượt qua vào năm 2005.[4]

Cơn bão đổ bộ lần thứ hai lên hòn đảo Cozumel ngay trước khi tiếp tục đổ bộ vào bán đảo Yucatán thuộc Mexico trong ngày 14 với trạng thái bão cấp 5,[1][5] điều này làm cho Gilbert trở thành cơn bão Đại Tây Dương cấp 5 đầu tiên đổ bộ đất liền kể từ thời điểm bão David tấn công đảo Hispanola hồi năm 1979. Theo ước tính thì trị số áp suất thấp nhất của Gilbert lúc đổ bộ Cozumel là 900 mbar (26,6 inHg).[5] Gilbert suy yếu nhanh chóng trong hành trình vượt qua đất liền trước khi tiến ra vịnh Mexico với trạng thái bão cấp 2.[6] Gặp được môi trường biển, Gilbert mạnh trở lại khá nhanh. Vào ngày 16 tháng 9, cơn bão đổ bộ lần cuối cùng lên địa điểm gần La Pesca, Tamaulipas với sức gió khoảng 125 dặm/giờ (200 km/giờ), tương đương bão cấp 3 trong thang Saffir–Simpson.[1]

Sang ngày 17 tháng 9, Gilbert tấn công thành phố Monterrey, Nuevo León rồi sau đó ngoặt lên phía Bắc. Cơn bão đã tạo ra 29 cơn lốc xoáy tại bang Texas trước khi di chuyển qua tiểu bang Oklahoma. Vào ngày 19 Gilbert bị một hệ thống áp suất thấp trên khu vực tiểu bang Missouri hấp thụ và cuối cùng nó đã chuyển đổi thành một xoáy thuận ngoại nhiệt đới trong cùng ngày.[1]

Chuẩn bị[sửa | sửa mã nguồn]

Gilbert đổ bộ vào Mexico trong ngày 16 tháng 9.

Vào cuối ngày 10 tháng 9, Trung tâm bão quốc gia Hoa Kỳ (NHC) đã ban bố cấp độ cảnh báo bão nhiệt đới (tropical storm warning) cho vùng duyên hải phía Nam Cộng hòa Dominica và giám sát bão cuồng phong (hurricane watch) cho bán đảo Barahona. Sang sáng sớm ngày 11, mức độ báo động tại Barahona đã được nâng lên thành cảnh bão bão cuồng phong (hurricane warning). Trong ngày 11, NHC đã đặt các khu vực duyên hải phía Nam Cộng hòa Dominica, Jamaica, và vùng duyên hải Nam Cuba–phía Đông Cabo Cruz trong tình trạng giám sát bão cuồng phong; và với vùng duyên hải phía Nam Haiti là cảnh báo bão cuồng phong. Đến cuối ngày 11, NHC nâng mức báo động tại Jamaica lên thành cảnh báo bão cuồng phong.[7]

Vào ngày 12 tháng 9, NHC tiếp tục đặt quần đảo Cayman và vùng duyên hải phía Nam Cuba–phần lãnh thổ trải dài đến Cienfuegos, trong tình trạng giám sát bão cuồng phong; đồng thời nâng mức độ báo động tại phần phía Đông Camagüey lên cảnh báo bão cuồng phong. Tối ngày 12, mức độ giám sát bão cuồng phong được phát đi cho bán đảo Yucatán–phần lãnh thổ nằm giữa Felipe Carrillo PuertoProgreso, trong đó bao gồm các thành phố nghỉ dưỡng CancúnCozumel.[7] Ngày hôm sau, Pinar del RíoIsla de la Juventud được đặt ở mức giám sát, còn quần đảo Cayman là cảnh báo bão cuồng phong.[7] Khoảng trưa ngày 13, NHC nâng mức báo động tại Tây Cuba và bán đảo Yucatán lên thành cảnh báo bão cuồng phong.[8] Vào quãng thời gian mà Gilbert tiến gần đến bán đảo Yucatán trong ngày 14, toàn bộ vùng ven biển nằm giữa ChetumalChampotón được đặt dưới tình trạng cảnh báo bão cuồng phong, trong khi mức giám sát được phát đi cho quận Belize ở phía Bắc.[8]

Khi mà Gilber đã tiến vào vịnh Mexico trong ngày 15, mức độ giám sát bão cuồng phong được ban bố cho vùng ven biển nằm giữa Port ArthurTampico; và với khu vực giữa Tampico và Port O'Connor là cảnh báo bão cuồng phong vào khoảng trưa ngày hôm đó.[8]

Thống đốc tiểu bang Texas Bill Clements đã huy động các đơn vị vệ binh quốc gia tới những địa điểm dự kiến chịu ảnh hưởng.[9] Trong khi Hãng hàng không Cayman đã sơ tán cư dân sống trên quần đảo Cayman trước thời điểm Gilbert tiến đến.[10]

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia chịu tác động
Quốc gia Số người
chết
Nguồn Thiệt hại Nguồn
Mexico 202 [11] &0000002000000000.000000$2 tỷ [11]
Jamaica 45 [11] &0000002000000000.000000$2 tỷ [11]
Haiti 30 [11] $91,3 triệu [12]
Guatemala 12 [11] Không rõ
Honduras 12 [11] Không rõ
Cộng hòa
Dominica
5 [11] >&0000000001000000.000000$1 triệu [13]
Venezuela 5 [11] &0000000003000000.000000$3 triệu
Hoa Kỳ 3 [11] &0000000080000000.000000$80 triệu [14]
Costa Rica 2 [11] Không rõ
Nicaragua 2 [11] Không rõ
St. Lucia 0 &0000000000740000.000000$740 nghìn [15]
Puerto Rico 0 &0000000000200000.000000$200 nghìn [15]
Tổng 318 $5,1 tỷ

Bão Gilbert đã khiến 318 người thiệt mạng, hầu hết là ở Mexico. Không rõ tổng giá trị thiệt hại về vật chất chính xác là bao nhiêu, theo ước tính thì con số này là gần 7,1 tỷ USD (USD 1988). Báo cáo sơ bộ nhận định tổng thiệt hại ban đầu vượt quá 10 tỷ USD,[16] tuy nhiên về sau thông số này đã không được xác nhận.

Đông Caribe và Venezuela[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quãng thời gian đầu khi là một cơn bão nhiệt đới, Gilbert đã mang đến gió mạnh và mưa lớn cho rất nhiều hòn đảo tọa lạc trên vùng biển Đông Caribe.[15] Tại St. Lucia, mưa lớn với lượng tối đa 12,8 inch (330 mm) ở thủ đô Castries đã dẫn tới lũ quét và sạt lở đất, tuy nhiên không thấy báo cáo về thiệt hại lớn đến các công trình.[17][18] Thiệt hại tới vụ mùa chuối là 740.000 USD; trong khi Guadeloupe, St. Vincent, và Dominica cũng báo cáo con số gần tương tự.[15] Một con đập bị vỡ đã làm ngập lụt một trong những đường băng tại Sân bay Quốc tế Hewanorra.[17] Ở ngoài khơi, có sáu ngư dân đã mất tích khi Gilbert tiếp cận nhóm đảo Tiểu Antilles.[18] Một vài trận lở đất đã xảy ra ở Dominica nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng. Tại Barbados, mưa với lượng khoảng 5 inch (130 mm) đã dẫn tới lũ quét, thúc đẩy giới chức trách của đảo quốc này đóng cửa các trường học và cơ quan chính phủ.[17] Người dân trên quần đảo Virgin thuộc Mỹ đã phải trải qua tình trạng ngập lụt và mất điện trên diện rộng trong vài ngày. Quần đảo Virgin thuộc Anh bị ảnh hưởng ít hơn. Tình trạng mất điện cũng xảy ra ở Puerto Rico và tổn thất về nông nghiệp tại đây ước đạt 200.000 USD.[15]

Ở vùng miền Bắc Venezuela, những dải mưa từ cơn bão đã gây mưa xối xả dẫn tới lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng; hậu quả khiến 5 người thiệt mạng, hàng trăm người mất nhà cửa và tổn thất ước tính là 3 triệu USD.[19][20][21] Có 7 trường hợp thiệt mạng do bão được xác nhận tại Cộng hòa DominicaVenezuela.[22]

Hispaniola[sửa | sửa mã nguồn]

Mưa lớn bắt nguồn từ những dải mưa phía ngoài của bão Gilbert đã gây lũ lụt nghiêm trọng tại Cộng hòa DominicaHaiti. Có ít nhất 9 người đã thiệt mạng tại Cộng hòa Dominica do hàng loạt con sông như sông Yuna tràn bờ.[13] Cơn bão làm hư hại trạm phát điện chính ở Santo Domingo gây sự cố mất điện tạm thời cho hầu khắp thủ đô.[23] Thiệt hại vật chất tại quốc gia này ước khoảng 1 triệu USD.[13] Haiti chịu tổn thất lớn hơn với 53 trường hợp thiệt mạng,[12] 10 trong số đó là ở ngoài khơi và thương vong đa phần xảy ra ở phần miền Nam đất nước. Bến cảng ở Jacmel đã bị những con sóng có độ cao 10 ft (3 m) phá hủy.[13] Trước tình hình này, chính quyền Haiti đã ban bố tình trạng khẩn cấp cho toàn bộ bán đảo phía Nam.[23] Tổng thiệt hại tại Haiti theo ước tính là 91,2 triệu USD.[12]

Jamaica[sửa | sửa mã nguồn]

Bão Gilbert đã làm nước biển dâng cao 19 ft (5,8 m) và mang mưa với lượng 32,4 inch (823 mm) đến các vùng miền núi ở Jamaica[24] dẫn tới lũ quét. 49 người đã thiệt mạng.[19] Thủ tướng Edward Seaga phát biểu rằng những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất ở gần địa điểm Gilbert đổ bộ trông như "Hiroshima sau khi bị ném bom nguyên tử."[25] Cơn bão hủy hoại mùa màng, nhà cửa, các con đường...; thiệt hại là 4 tỷ USD (USD 1988).[26] Có hai người đã được giải cứu trong những trận lở đất và được đưa đến bệnh viện. Không còn máy bay đến và đi từ thủ đô Kingston, trong khi đường dây điện thoại liên lạc giữa Jamaica và Florida đã bị tắc nghẽn.[10]

Tại thủ đô Kingston, gió mạnh đã quật đổ hệ thống đường dây điện, làm cây cối bật gốc, san phẳng các hàng rào. Ở vùng duyên hải phía Bắc, những con sóng cao tới 20 ft (6,1 m) đã tấn công thành phố Ocho Rios, một khu du lịch nổi tiếng. Theo báo cáo, những chiếc máy bay tại Sân bay Quốc tế Norman Manley của thủ đô Kingston bị hư hại nghiêm trọng và toàn bộ các chuyến bay qua khu vực Jamaica từ Sân bay Quốc tế Miami đã bị hủy bỏ.[10] Các ước tính không chính thức nhận định có ít nhất 30 người thiệt mạng. Thiệt hại về tài sản là hơn 200 triệu USD cùng hơn 100.000 ngôi nhà bị hư hại hoặc phá hủy. Loại cây trồng là chuối bị hủy hoại trên một diện tích lớn. Hàng trăm dặm đường bộ và xa lộ cũng chịu thiệt hại nặng.[27] Theo báo cáo từ những chuyến bay trinh sát qua những vùng hẻo lánh của Jamaica thì có khoảng 80% số ngôi nhà trên đảo đã bị tốc mái. Tổn thất về nông nghiệp là 500 triệu USD (USD 1988). Gilbert là cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử Jamaica và là cơn bão khốc liệt nhất tại đây kể từ bão Charlie năm 1951.[26][28]

Quần đảo Cayman[sửa | sửa mã nguồn]

Vào sáng sớm ngày 13 tháng 9, Gilbert di chuyển qua địa điểm cách quần đảo Cayman 30 dặm (48 km) về phía Nam. Đã có báo cáo về gió giật đạt vận tốc 157 dặm/giờ (253 km/giờ). Tuy nhiên, do tốc độ di chuyển nhanh của Gilbert, quần đảo này phần nhiều đã thoát được cơn bão. Thiệt hại được giảm thiểu nhờ độ sâu của vùng biển xung quanh đã hạn chế nước biển dâng cao. Dù vậy cũng đã có những tổn thất lớn về mùa màng, cây cối, những đồng cỏ, cùng một số căn nhà, giá trị dự kiến khoảng hàng triệu USD;[29] cùng với đó là ít nhất 50 người mất nhà cửa.[13]

Trung Mỹ và Mexico[sửa | sửa mã nguồn]

Những cơn bão Đại Tây Dương mạnh nhất tại thời điểm đổ bộ
Hạng Bão Mùa bão Áp suất khi
đổ bộ
1 "Labor Day" 1935 892 mbar (hPa)
2 Gilbert 1988 900 mbar (hPa)
3 Dean 2007 905 mbar (hPa)
Nguồn: Trung tâm bão quốc gia Hoa Kỳ

Tại Bắc Trung Mỹ, mưa lớn bắt nguồn từ những dải mưa phía ngoài của Gilbert đã khởi động những cơn lũ quét chết chóc. Mưa và gió mạnh còn lan đến Guatemala, Belize, và Honduras. Tại Honduras có ít nhất tám người đã thiệt mạng và 6.000 người trở nên vô gia cư, cùng khoảng 11.000 hecta hoa màu bị ngập lụt.[30] Tổng số trường hợp thiệt mạng tại Trung Mỹ là 21, 16 trong số đó xảy ra ở Guatemala, và 5 ở Nicaragua.[31]

Lượng mưa tại Mỹ và Mexico từ cơn bão

Đã có 35,000 người mất nhà cửa và 83 con tàu bị chìm khi Gilbert tấn công bán đảo Yucatán, cùng với đó là 60.000 ngôi nhà bị phá hủy và thiệt hại ước khoảng từ 1 đến 2 tỷ USD (USD 1989).[32] Ở vùng Cancún, Gilbert mang tới những con sóng có độ cao 23 ft (7 m) đã rửa trôi 60% diện tích bờ biển của thành phố. Nước biển dâng do bão đã xâm nhập vào sâu 3,1 dặm (5 km) trong đất liền.[33] Theo ước tính, sự giảm sút trong hoạt động du lịch vào các tháng 10, 11 và 12 năm 1988 gây thiệt hại 87 triệu USD (USD 1989).[34] Mưa tại bán đảo Yucatán đạt lượng tối đa 13,78 inch (350 mm), cụ thể là ở thành phố Progreso.[35]

Monterrey, thành phố lớn thứ ba của Mexico, đã trải qua điều kiện gió mạnh, mưa như trút, và lũ quét xảy ra ở nhiều nơi vào khoảng thời gian Gilbert hoành hành. Đã có hơn 60 người chết vì lũ, bên cạnh đó là nỗi lo 150 người khác thiệt mạng khi 5 chiếc xe buýt chở những người đi di tản bị lật trong dòng nước. Sáu cảnh sát cũng đã thiệt mạng vì bị nước cuốn trôi khi đang cố gắng giải cứu những hành khách mắc kẹt trong những chiếc xe buýt.[32][36] Người dân Monterrey lâm vào cảnh không có điện, nước sạch, và điện thoại liên lạc do tuyến đường dây bị hư hại. Khi nước rút, xe cộ bắt đầu lộ ra với tình trạng bị lật và kẹt trong bùn đất. Thống đốc bang Quintana Roo Miguel Borje thông báo về mức độ thiệt hại tại Cancún là hơn 1,3 tỷ peso Mexico (peso 1988; 500 triệu USD) theo ước tính. Hơn 5.000 du khách người Mỹ đã được di tản khỏi Cancún. Ở Saltillo có năm người chết vì tai nạn giao thông mà nguyên nhân là do mưa lớn, cùng với đó là gần 1.000 người mất nhà cửa.[36] Mưa tại vùng Đông Bắc Mexico đạt lượng tối đa hơn 10 inch (250 mm) xảy ra cục bộ ở một số khu vực trong nội địa thuộc bang Tamaulipas.[35] Tại Coahuila có 5 người chết do bị nước cuốn trôi; trong đó có một nhân viên y tế và một phụ nữ mang thai, nguyên nhân do chiếc xe cấp cứu của Hội Chữ thập Đỏ rơi vào một lạch lũ gần Los Chorros sau khi cây cầu bị sập.[37] Ngoài việc tạo ra một vài cơn lốc xoáy,[38] cơn bão còn làm cho khu rừng thuộc bang Quintana Roo bị rụng lá đáng kể. Các mảnh rác vụn do bão thổi bay đã trở thành nhiên liệu cho một vụ cháy xảy ra vào năm 1989 thiêu rụi một diện tích 460 dặm2 (1.200 km2).[39]

Hoa Kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Thiệt hại tại Căn cứ Không quân Kelly, Texas

Bất chấp những quan ngại rằng Texas có thể phải hứng chịu sự đổ bộ trực tiếp, thực tế chỉ có báo cáo về thiệt hại nhỏ ở vùng miền Nam Texas. Gió giật đạt mức cuồng phong tại một vài địa điểm, nhưng tiểu bang chịu ảnh hưởng chính bởi xói mòn bờ biển do nước biển dâng cao từ 5-5 ft cùng lốc xoáy tác động chủ yếu tới vùng San Antonio. Gilbert tạo ra 29 cơn lốc xoáy tại Texas, ít nhất hai trong số đó làm chết người. Các ước tính thì nhận định có từ 30 đến hơn 60 trận lốc xoáy tấn công 25 quận của Texas, 9 trong số đó xảy ra ở San Antonio, nơi mà một người phụ nữ đã thiệt mạng khi đang ngủ trong căn nhà di động. Khu vực từ Corpus ChristiBrownsville, về phía Bắc đến San Antonio, về phía Tây đến Del Rio ghi nhận 40 cơn lốc xoáy.[40][41] Tình trạng thảm họa lớn được ban bố vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 cho tiểu bang Texas.[42]

Lượng mưa cao nhất từ Gilbert là 8,6 inch (220 mm) ghi nhận tại tiểu bang Oklahoma. Những địa điểm bị cô lập tại Texas và Oklahoma báo cáo lượng mưa hơn 7 inch (180 mm), trong khi tại vùng trung tâm tiểu bang Michigan xảy ra mưa với lượng vừa ở mức 3 inch (76 mm). Tổng thiệt hại do bão tại Hoa Kỳ ước đạt 80 triệu USD (USD 1998).[14][35]

Hậu bão[sửa | sửa mã nguồn]

San Antonio sau bão
Những cơn bão mạnh nhất trên Đại Tây Dương
Hạng Bão Mùa bão Áp suất
hPa inHg
1 Wilma 2005 882 26,05
2 Gilbert 1988 888 26,23
3 "Labor Day" ("Ngày Lao động") 1935 892 26,34
4 Rita 2005 895 26,43
5 Allen 1980 899 26,55
6 Camille 1969 900 26,58
7 Katrina 2005 902 26,64
8 Mitch 1998 905 26,73
Dean 2007
10 "Cuba" 1924 910 26,88
Ivan 2004
Nguồn: Cơ sở dữ liệu về các cơn bão Đại Tây Dương
của Trung tâm Bão Quốc gia Hoa Kỳ[4]

Tổng giá trị thiệt hại về vật chất theo ước tính là 7,1 tỷ USD (USD 1988). Số nạn nhân thiệt mạng được xác nhận là 433, dù con số cuối cùng không thể xác định do vẫn còn nhiều trường hợp mất tích tại Mexico.[40] Gilbert là cơn bão thảm khốc nhất trong lịch sử Jamaica và là cơn bão mạnh nhất tấn công Mexico từng được ghi nhận. Do hậu quả to lớn mà bão gây ra, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã khai tử tên Gilbert vào mùa xuân năm 1989; đây là tên bão đầu tiên bị khai tử kể từ bão Gloria năm 1985 và nó sẽ không bao giờ còn được dùng để đặt tên cho một cơn bão Đại Tây Dương.[43] Thay thế cho GilbertGordon và tên này bắt đầu được sử dụng từ mùa bão Bắc Đại Tây Dương 1994.[44]

Thiệt hại do Gilbert gây ra tại Jamaica lớn tới mức sau khi cơn bão đi qua được vài ngày, Lovindeer, một trong những DJ hàng đầu của quốc đảo này đã phát hành một đĩa đơn mang tên Wild Gilbert. Đây là đĩa reggae bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc Jamaica.[45]

Vào ngày 13 tháng 9, áp suất tại tâm bão Gilbert đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 888 mbar (hPa; 26,22 inHg), vượt qua con số 892 mbar (hPa; 26,34 inHg) của bão Labor Day năm 1935; điều này giúp Gilbert trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất từng ghi nhận trên Đại Tây Dương ở thời điểm đó. Khoảng hơn 17 năm sau, vào tháng 10 năm 2005, bão Wilma đã đạt đỉnh với trị số áp suất 882 mbar (hPa; 26,05 inHg), đoạt lấy vị thế cơn bão Đại Tây Dương mạnh nhất của Gilbert.[4] Bên cạnh là xoáy thuận nhiệt đới mạnh nhất tấn công Jamaica từng ghi nhận, Gilbert còn mang tới một lượng mưa kỷ lục 27,56 in (700 mm), hiện xếp thứ 4 về giá trị lượng mưa đến từ một cơn bão (tại Jamaica), cho đất nước này.[19]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vào thời điểm cơn bão hoạt động, dựa theo những báo cáo từ máy bay thám trắc thời tiết, Trung tâm bão quốc gia Hoa Kỳ (NHC) ước tính trị số áp suất tối thiểu là 885 mbar (885 hPa; 26,1 inHg). Tuy nhiên trong những phân tích sau bão, NHC đã chỉnh lại con số này thành 888 mbar (888 hPa; 26.2 inHg) do phát hiện ra rằng bộ chuyển đổi áp suất được sử dụng để tính toán mức áp suất tĩnh của máy bay có thiên hướng hướng đến các giá trị áp suất thấp.[3]
  2. ^ Thấp nhất ở thời điểm đó. Sau này ngoài Wilma đã có thêm một cơn bão khác đạt mức áp suất thấp hơn Gilbert tại Tây bán cầu, bão Patricia của mùa bão Đông Bắc Thái Bình Dương 2015.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Gil Clark (26 tháng 10 năm 1988). Preliminary Report Hurricane Gilbert: 08–19 September 1988 (GIF) (Bản báo cáo). 1988 Atlantic Hurricane Season: Atlantic Storm Wallet Digital Archives. National Hurricane Center. tr. 1. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ Pan American Health Organization Emergency Preparedness and Disaster Relief Coordination Program. (1999-02-20) "The Hurricane and its Effects: Hurricane Gilbert - Jamaica". Centro Regional de Información sobre Desastres América Latina y El Caribe. Retrieved 2012-03-04.
  3. ^ H. E. Willoughby; J. M. Masters; C. W. Landsea (tháng 12 năm 1989). “A Record Minimum Sea Level Pressure Observed in Hurricane Gilbert”. Monthly Weather Review (PDF) |format= cần |url= (trợ giúp). 117 (12): 2825. Bibcode:1989MWRv..117.2824W. doi:10.1175/1520-0493(1989)117<2824:ARMSLP>2.0.CO;2.
  4. ^ a b c National Hurricane Center; Hurricane Research Division (17 tháng 2 năm 2016). “Atlantic hurricane best track (HURDAT version 2)”. United States National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập 1 tháng 4, 2024.
  5. ^ a b Lỗi Lua trong Mô_đun:Citation/CS1/Utilities tại dòng 76: bad argument #1 to 'message.newRawMessage' (string expected, got nil).
  6. ^ Gil Clark (1988). “Hurricane Gilbert Preliminary Report (Page 9)” (GIF). National Hurricane Center. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  7. ^ a b c Gil Clark (26 tháng 10 năm 1988). Preliminary Report Hurricane Gilbert: 08–19 September 1988 (GIF) (Bản báo cáo). 1988 Atlantic Hurricane Season: Atlantic Storm Wallet Digital Archives. National Hurricane Center. tr. 11. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2011.
  8. ^ a b c Gil Clark (26 tháng 10 năm 1988). Preliminary Report Hurricane Gilbert: 08–19 September 1988 (GIF) (Bản báo cáo). 1988 Atlantic Hurricane Season: Atlantic Storm Wallet Digital Archives. National Hurricane Center. tr. 12. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2011.
  9. ^ “Killer storm heads for US coast”. New Straits Times. 17 tháng 9 năm 1988. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
  10. ^ a b c Staff writers and wire reports (13 tháng 9 năm 1988). “Cayman Airline Evacuates Residents As Gilbert Nears”. Palm Beach Post. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  11. ^ a b c d e f g h i j k l Lawrence, Miles B; Gross, James M (1 tháng 10 năm 1989). “Atlantic Hurricane Season of 1988”. Monthly Weather Review. American Meteorological Society. 117 (10): 2248–225. Bibcode:1989MWRv..117.2248L. doi:10.1175/1520-0493(1989)117<2248:AHSO>2.0.CO;2. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  12. ^ a b c Centre for Research on the Epidemiology of Disasters. “EM-DAT: The OFDA/CRED International Disaster Database”. Université catholique de Louvain. Truy cập 1 tháng 4, 2024.
  13. ^ a b c d e “Hurricane Gilbert's swathe of death and disaster”. United Press International. New York, United States: The Independent. 19 tháng 9 năm 1988. tr. 10. (accessed through LexisNexis)
  14. ^ a b Blake, Eric S; Landsea, Christopher W; Gibney, Ethan J; National Hurricane Center (tháng 8 năm 2011). The Deadliest, Costliest, and Most Intense United States Tropical Cyclones from 1851 to 2010 (And Other Frequently Requested Hurricane Facts) (NOAA Technical Memorandum NWS NHC-6). United States National Oceanic and Atmospheric Administration's National Weather Service. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  15. ^ a b c d e “Casualties And Damage From Hurricane Gilbert At A Glance”. Associated Press. 15 tháng 9 năm 1988.
  16. ^ Thomas C. Hayes (18 tháng 9 năm 1988). “Gilbert Said to Be Most Destructive”. New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2008.
  17. ^ a b c “Hurricane Gilbert gains strength”. United Press International. 11 tháng 9 năm 1988.(accessed through LexisNexis)
  18. ^ a b “United Press International September 10, 1988, Saturday, AM cycle”. United Press International. 10 tháng 9 năm 1988. (accessed through LexisNexis)
  19. ^ a b c Lawrence, Miles B.; Gross, James M. (1989). “Atlantic Hurricane Season of 1988” (PDF). Monthly Weather Review. American Meteorological Service. 117 (10): 2253. Bibcode:1989MWRv..117.2248L. doi:10.1175/1520-0493(1989)117<2248:AHSO>2.0.CO;2. ISSN 0027-0644. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2007.
  20. ^ “Hurricane Gilbert: reports from Jamaica, Cuba,Venezuela”. BBC. 16 tháng 9 năm 1988. (Accessed through LexisNexis)
  21. ^ “200 mph hurricane batters holiday isle; Hurricane Gilbert”. The Times. London, United Kingdom. 15 tháng 9 năm 1988. (accessed through LexisNexis)
  22. ^ “Hurricane Gilbert Sweeps Across The Caribbean”. New Straits Times. Associated Press. 14 tháng 9 năm 1988. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012.
  23. ^ a b “Gilbert left damage throughout all of Caribbean”. St. Petersburg Times. Florida, United States. 16 tháng 9 năm 1988. tr. 12A. (accessed through LexisNexis)
  24. ^ Ahmad, Rafi, Lawrence Brown, Jamaica National Meteorological Service (10 tháng 1 năm 2006). “Assessment of Rainfall Characteristics and Landslide Hazards in Jamaica” (PDF). University of Wisconsin. tr. 27. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  25. ^ Patrick Reyna (14 tháng 9 năm 1988). “Jamaica's Premier Reports Island Devastated by Hurricane”. Kingston, Jamaica. Associated Press. (accessed through LexisNexis)
  26. ^ a b “The Storm And Its Effects” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  27. ^ Joseph B. Treaster (13 tháng 9 năm 1988). “Hurricane Is Reported to Damage Over 100,000 Homes in Jamaica”. New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  28. ^ Joseph B. Treaster (15 tháng 9 năm 1988). “Jamaica Counts the Hurricane Toll: 25 Dead and 4 Out of 5 Homes Roofless”. New York Times. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  29. ^ Hurricanecity (26 tháng 1 năm 2012). “Grand Cayman's history with tropical systems”. Hurricanecity. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2006.
  30. ^ Cam Rossie (16 tháng 9 năm 1988). “Thousands Left Homeless By Hurricane Gilbert; Makes Landfall In Mexico”. Matamoros, Mexico. Associated Press. (accessed through LexisNexis)
  31. ^ “Gilbert leaves big toll”. Sunday Herald Sun. Melbourne, Australia. Reuters. 19 tháng 9 năm 1988. (accessed through LexisNexis)
  32. ^ a b E. Jáuregui (11 tháng 6 năm 2003). “Climatology of landfalling hurricanes and tropical storms in Mexico” (PDF). Centro de Ciencias de la Atmósfera, Universidad Nacional Autónoma de México. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2006. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  33. ^ León, Mario Alberto (18 tháng 7 năm 2005). 'Gilberto', el monstruo de viento y lluvia”. esmas.com (bằng tiếng Tây Ban Nha). Noticieros Televisa. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2011.
  34. ^ Benigono Aguirre (tháng 3 năm 1989). “Cancun Under Gilbert: Preliminary Observations” (PDF). International Journal of Mass Emergencies and Disasters. 7 (1): 69–82. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2006.
  35. ^ a b c David M. Roth (2006). “Rainfall data for Hurricane Gilbert”. Hydrometeorological Prediction Center. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2006.
  36. ^ a b “300 Feared Dead”. New Straits Times. Mexico City, Mexico. Associated Press. 19 tháng 9 năm 1988. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2012.
  37. ^ Muñoz, Camelia (17 tháng 9 năm 2009). “Huracán Gilberto: Hace 21 años fue un caudal de destrucción”. El Zócalo (bằng tiếng Tây Ban Nha). Saltillo: Grupo Zócalo. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.
  38. ^ Peter Applebome (17 tháng 9 năm 1988). “HURRICANE ROARS INTO MEXICO AGAIN WITH LESS FORCE”. The New York Times. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2012.
  39. ^ Natural Hazards of North America. National Geographic Society. tháng 7 năm 1998.
  40. ^ a b Thom Marshall (25 tháng 9 năm 1988). “Hurricane Gilbert: Aftermath/Gilbert: No normal hurricane”. Houston Chronicle. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  41. ^ Unattributed (31 tháng 7 năm 2005). “Then & Now: The tornadoes of 1988”. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
  42. ^ “FEMA: Texas HURRICANE GILBERT”. FEMA. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
  43. ^ National Hurricane Center (2009). “Retired Hurricane Names Since 1954”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2009.
  44. ^ “1994 Hurricane Names”. The Public Square. 22 tháng 9 năm 1994. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011.
  45. ^ David Barker and David Miller (1990). “Hurricane Gilbert: anthropomorphising a natural disaster”. 22. Kingston, Jamaica: University of the West Indies. JSTOR 20002812. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)