Thảo luận:Trường trung học phổ thông Chu Văn An (Hà Nội)/Danh sách

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Câu hỏi[sửa mã nguồn]

  1. Trường này có cựu học sinh nổi tiếng ở ngoài Việt Nam không? Mekong Bluesman 20:16, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  2. Sao để tên bài dài thế? Liệu đổi thành "Nhân vật trường Bưởi - Chu Văn An" có được không? (đương nhiền là chỉ nêu nhân vật nổi tiếng rồi. Thì giờ đâu mà liệt kê toàn bộ danh sách thầy giáo và học sinh.) thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.47 (thảo luận • đóng góp).
  3. Trường khác cũng liệt kê ra thì sao? trường mẫu giáo, trường cấp1,2,...cao đẳng, đại học trong nước và nước ngoài nơi các ông đã từng học...có nên không?125.235.72.66 02:58, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Mục đích?[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ rằng tạo ra danh sách này là không cần thiết, mục đích của nó là gì?--203.160.1.52 07:52, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu so sách với các Wiki khác thì những bài thế này không phải chưa có, ví dụ fr:Liste de polytechniciens par ordre alphabétique. Nhưng hình như đối với riêng Wiki tiếng Việt chúng ta phải đối đầu nhiều hơn với việc một số người thích tự quảng cáo bản thân hoặc xã, huyện, trường... của họ. Nếu biểu quyết, ý kiến của tôi là giữ lại.--Sparrow 08:36, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Vì mục đích không rõ ràng, nên tôi thấy cần thiết đưa ra biểu quyết xóa.--Kd 15:36, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi không rõ các giải thưởng khác như Giải thưởng Hồ Chí Minh, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú có tiếng nói như thế nào tại Việt Nam nên không có ý kiến. Theo tôi nên dựa vào tiêu chuẩn đưa vào để chọn các nhân vật nổi tiếng trong danh sách này. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 09:14, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Giải thường Hồ Chí Minh tôi nghĩ là một tiêu chí tốt vì đây là giải thưởng quan trọng của nhà nước. Nhà giáo nhân dân, nghệ sĩ nhân dân tôi không có đủ thông tin nên không đưa ra ý kiến. Riêng Nhà giáo ưu tú, ở Việt Nam tôi có biết hai người đạt danh hiệu này nhưng thực sự danh tiếng của họ không ra ngoài huyện họ sống và cũng chỉ bó hẹp trong ngành giáo dục thôi. Như vậy là khả năng có người tra cứu của mục từ gần như bằng 0. Mặc dù họ được nhà nước công nhận, một tiêu chuẩn của Wiki.--Sparrow 19:37, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Em đồng ý với Anh Thaisk.--Phú Sĩ 16:15, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một danh sách thì nên đầy đủ. Những học sinh trường này mà đủ tiêu chuẩn trên Wiki thì không có lý gì không đưa họ vào danh sách. Nếu danh sách đó quá dài thì tách thành bài riêng. Đó là lý do vì sao tôi đề nghị giữ bài này.

Anh Thaisk có gạch (thử) tên một số nhân vật, nhưng tôi thấy đã quá mạnh tay và không hợp lý. Ví dụ Nguyễn Tường Tam là một nhân vật quan trọng trong cả lịch sử và văn học Việt Nam thế kỷ 20. Thanh Tùng cũng là nhạc sĩ dấu ấn cho một giai đoạn của tân nhạc. Trần Duy Hưng cũng được đặt tên cho một đường phố lớn ở Hà Nội. Đề nghị mọi người tham khảo đủ thông tin trước khi đưa ra ý định của mình.--Sparrow 19:09, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thành viên tạo ra bài này chắc là một học sinh của trường Chu Văn An. Tôi nghĩ thành viên đó đã tham khảo trong tài liệu của trường mình.--Sparrow 19:13, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hãy đứng ở địa vị của tôi, một người đi tìm hiểu văn hóa Việt Nam, với câu giới thiệu trong bài Danh sách giáo viên và cựu học sinh nổi tiếng của trường Bưởi - Chu Văn An về Nguyễn Tường Tam tôi không thấy gì là nổi bật. Tuy nhiên theo gợi ý của Sparrow, sau khi tìm hiểu thêm tôi biết được: Nguyễn Tường Tam là người sáng lập Đại Việt Dân chính đảng và từng làm Bí thư trưởng của Việt Nam Quốc dân Đảng (khi Đại Việt Dân Chính đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân đảng và Đại Việt Quốc dân đảng) và giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiếnv.v...., điều này làm tôi đổi ý kiến trong việc ủng hộ ghi tên ông trong danh sách. Vì thế mong các bạn bổ sung nội dung, để danh sách mang những ý cô đọng, khái quát được nhân vật trong danh sách. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:36, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thực ra kiến thức của một cá nhân thường không nhiều, dù người đó có hiểu biết đến đâu. Có điều tôi cho rằng chúng ta cố gắng nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi đưa ra ý kiến. Ví dụ bài Rachel Moore một vài người đề nghị xóa vì tiêu chuẩn có lẽ chưa tìm hiểu kỹ. Hay trước đây bài Trần Nữ Yên Khê cũng bị đề nghị xóa. Mong các thành viên chú ý và cẩn trọng hơn khi đưa ra những quyết định. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian cho tất cả chúng ta--Sparrow 19:50, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bài đó xóa vì chất lượng kém, nhưng sau đó đã được sửa lại, 2 khái niệm khác nhau mà không phân biệt được sao?--Phú Sĩ 06:57, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bạn có thể xem lại lịch sử bài viết. Cả hai bài đó đều từng bị cho là không đủ tiêu chuẩn.--Sparrow 12:13, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trả lời các bạn luôn. Mục từ này do tôi tạo ra, ban đầu nó nằm trong mục từ trường Bưởi nhưng sau đó Sparrow có đề nghị tôi tách riêng thành bài mới vì nó quá dài. Đúng là tôi là cựu học sinh Chu Văn An (không phải học sinh CVA chắc chả ai hơi đâu đi làm 2 cái mục từ về trường và về học sinh đầy đủ thế này) nhưng thế chỉ có nghĩa là tôi am hiểu về lịch sử trường tôi hơn các trường khác, chứ tôi không có ý định quảng cáo về trường trên wiki. Nếu các bạn hiểu biết về lịch sử, nhìn cái danh sách này có thể thấy toàn những người đã và đang gắn liền với lịch sử của Việt Nam (và cả Lào nữa), tôi tự hào vì đã tự mình thu thập được một cái danh sách đầy đủ thế này (tôi có tham khảo một số bài viết về trường, nhưng tôi nhắc lại, không có cái danh sách nào được đầy đủ như cái mục từ này trên wiki). Nếu các bạn có thời gian có thể tham khảo những bài viết trên wiki tiếng Anh như en:Bronx High School of Science hay fr:Lycée Louis-le-Grand xem người ta liệt kê Alumni đầy đủ thế nào, đấy là trường cấp III, còn các trường Đại học trên wiki thì chắc khỏi nói rồi.

Nói lần thứ hai, tôi viết bài này không có ý định quảng cáo về trường (trường tôi thời điểm hiện tại chẳng là cái gì cả) mà chỉ nhằm cung cấp cho người đọc một vài thứ về lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại - gắn liền với trường tôi - mục đích (theo tôi) là duy nhất và rõ ràng, nếu các bạn vẫn quy kết bài này là để quảng cáo, xin cứ việc xóa, nhưng làm ơn thông báo cho tôi một câu để tôi sao lưu một bản trong máy mình.Rungbachduong 13:11, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tình cờ ghé qua đây tôi xin mạo muội góp vài quan điểm với các bạn, mặc dù cũng cho rầng mục này chưa rõ ràng. Nếu muốn nó rõ ràng hơn thì:

  • nên tách cựu HS của 2 trường thành 2 mục riêng vì giai đoạn lịch sử, mục đích, thầy giáo cũng như chương trình đào tạo khác nhau quá xa.
  • nên viết về những cựu HS trường Bưởi đã khuất núi vì thiên hạ có thể đánh giá khách quan hơn. Mặt khác, thời điểm lịch sử cho phép họ có thể tham gia quá trình cách tân rồi những sự kiện long trời kết thúc thời thuộc Pháp và giữ vai trò cao trong các chính quyền (ngày ấy khá nhiều công nông có tài đã trở thành chính khách, tướng lĩnh, nói gì đến người học trường Tây).
  • có đến mấy nghìn cựu HS trường Bưởi nên phải hạn chế bằng các tiêu chuẩn cho từng lĩnh vực (tham khảo quốc tế, mặc dù không phải cứ "Tây" thì hơn "Ta"). Và vì liên quan tới lịch sử nên cần nêu khoá học và ban học của từng người.
  • thành tựu nghệ thuật chủ yếu do tài năng bầm sinh, không phải cứ học mà được, do đó nếu có đưa nghệ sĩ vào đây thì nên ghép 2 lĩnh vực Văn học - Nghệ thuật làm một.
  • trường học gắn với giáo dục và rất nhiều cựu HS trường Bưởi là những người thầy, vậy nên lập riêng lĩnh vực Giáo dục.
  • những người tham gia nhiều lĩnh vực thì nên xếp vào lĩnh vực nào có đóng góp nhiều nhất.
  • nên nêu rõ tự học suốt đời là chính, trường trung học chỉ là một giai đoạn ngắn nhưng cho phép kết bạn và có thể giúp nhau sau này (thí dụ trường Lycée Louis-le-Grand hoặc Henri-IV...).

Tiếp theo tôi có mấy ý nhỏ thoáng qua nhân tiện bổ sung vào đây (do gia đình có quan hệ với hầu hết các nhân vật được nêu tên trong danh sách kiến nghị):

  • trường Bưởi không phải là tên chính thức. Các bài trên Net về nó còn quá sơ sài, trong khi tư liệu của văn khố Pháp có thể truy cập với danh sách thầy trò đầy đủ và chính xác. Một số thầy Pháp cũng rất tốt và có công về giáo dục.
  • giáo sư phải là những người thầy được phong hàm nhờ nghề dạy học chứ không phải nhờ vị trí khác hoặc danh dự. Thí dụ bộ trưởng Tạ Quang Bửu chủ yếu làm chính khách nhưng có công cho khoa học và giáo dục nên được gọi là GS dù dạy rất ít; bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên cũng vậy, trước 1945 ông nghiên cứu dân tộc học và không phải là giáo sư ngôn ngữ.
  • Nguyến Lân trước dạy lycée Huế, cuối đời là GS giáo dục học ĐH SP Hà Nội, thành tựu khác chủ yếu là nhờ từ điển chứ cũng không phải ngôn ngữ học.
  • Nguyễn Mạnh Tường có 2 bằng nhưng sau không được dùng nên chủ yếu phải sống bằng dịch và dạy tư tiếng Pháp ở Hà Nội, ảnh hưởng rất nhỏ.
  • bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm không học trường Bưởi. Vương Trí Nhàn, Vũ Quần Phương, Nguyễn Quý Dương, Trần Hiếu, Thanh Tú, Thanh Tùng, Nguyễn Đình Ngọc, Ngô Việt Trung, Dương Trung Quốc, Trương Gia Bình, Nguyễn Trung Hà, Phạm Thị Xuân Khải, Bùi Quang Ngọc, Đặng Thuỳ Trâm cũng vậy.

Nếu các bạn thấy đáng quan tâm thì khi nào rỗi tôi sẽ cung cấp những gì mình biết dù ít ỏi.

Kính chào quý vị.

Xin phép tạm ẩn danh.

203.160.1.52 02:18, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn rất nhiều vì những ý kiến bổ ích, tôi hiện vừa sửa bài ở đây, vừa hoàn chỉnh lại phần lịch sử cho trường vì vậy rất cần những nhận xét của những người trong cuộc. Về việc tách riêng tôi nghĩ không cần thiết như đã thảo luận ở dưới, bạn có thể xem, còn việc phải nêu rõ tự học suốt đời mới là chính tôi nghĩ cũng không cần thiết lắm vì điều đó là ngầm định ai cũng phải hiểu, trung học chỉ là bước đệm cho cuộc đời mỗi người. Khi nào có thời gian rỗi, hy vọng bạn có thể vui lòng cung cấp những thông tin mà bạn biết cho cộng đồng wiki và cho tôi (để phục vụ cho việc viết lịch sử 100 năm của trường). Còn việc viết tắt trường Bưởi chỉ là để rút gọn hơn thay vì trường Trung học bảo hộ cho mục từ, vả lại nhiều người không phải học sinh ở trường cũng quen với cái tên trường Bưởi hơn.Rungbachduong 13:17, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đề nghị lọc danh sách và đưa vào bài Trường Chu Văn An (Hà Nội)[sửa mã nguồn]

Giáo viên[sửa mã nguồn]

Ông này được mời tham gia dạy 1 số buổi ở trường, đâu phải là giáo viên của trường, trường này đâu phải đào tạo họa sĩ.--Phú Sĩ 16:20, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
thông tin cho bạn: Rungbachduong 19:59, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
  • Nguyễn Đức Dân, giáo sư ngôn ngữ, cựu tổ trưởng tổ Toán trường Chu Văn An, phó chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.
  • Dương Quảng Hàm, giáo sư văn học, liệt sĩ, hiệu trưởng đầu tiên sau cách mạng của trường, tác giả Việt Nam văn học sử yếu
  • Hoàng Xuân Hãn, giáo sư toán học, kĩ sư, nhà Việt Nam học, người soạn thảo chương trình trung học Việt Nam đầu tiên, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II
Ông này chỉ dạy ở trường có khoảng 2,5 năm thôi, sao lại vơ hết vào trường Bưởi--Phú Sĩ 16:26, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Theo bạn tiêu chuẩn để được coi là một giáo viên của trường thì phải dạy bao nhiêu năm, bạn có thể nói rõ không? Rungbachduong 22:31, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ông này cũng chỉ dạy trường Bưởi 3 năm(1935-1938) sau đó sang dạy ở trường khác nữa.--Phú Sĩ 16:29, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
không có tài liệu nào nói về ông này là giáo viên trường bưởi.--Phú Sĩ 16:32, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
bạn có thể dùng google và search "Tô Ngọc Vân" +"trường Bưởi". Với những người khác cũng có thể làm tương tựRungbachduong 13:17, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chính trị[sửa mã nguồn]

cần thông tin cho rằng ông này học trường bưởi.--Phú Sĩ 06:54, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
thông tin cho bạn: http://www.bacninh.gov.vn/Story/TinTuc-SuKien/TinNoiBat/2005/9/1667.html Rungbachduong 19:34, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không có thông tin học trường bưởi.--Phú Sĩ 16:35, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
thông tin cho bạn: http://wap.cand.com.vn/Story.aspx?SiteID=VNCA&ID=50776 Rungbachduong 19:44, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Khoa học[sửa mã nguồn]

  • Tạ Quang Bửu, giáo sư toán học, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Đại học, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
  • Nguyễn Văn Chiển, giáo sư, Nhà giáo nhân dân, viện phó Viện Khoa học Việt Nam, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III
  • Nguyễn Quý Đạo, giáo sư hoá học, giám đốc phòng thí nghiệm Hoá-Lý của École Centrale, Paris, Pháp
  • Bùi Huy Đáp, giáo sư nông học, viện trưởng Viện Nông nghiệp Việt Nam, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
  • Từ Giấy, giáo sư y học, Anh hùng Lao động, viện trưởng Viện dinh dưỡng
  • Nguyễn Thừa Hợp, giáo sư toán học trường Đại học Tổng hợp, nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
  • Đỗ Xuân Hợp, giáo sư y học, hiệu trưởng Đại học Quân Y, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
Ai biết thông tin người này học trường Bưởi?.--Phú Sĩ 16:50, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
thông tin cho bạn: http://www.ykhoanet.com/binhluan/baochi/09.htm Rungbachduong 19:34, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bản thân wiki có một bài tương đối dài về Nguyễn Đình Ngọc, tại sao bạn lại đề nghị xóa? Còn thông tin kiểm chứng việc giáo sư Ngọc học ở Chu Văn An ở đây: http://vietnamnet.vn/psks/2006/08/599695/
  • Nguyễn Xuân Nguyên, giáo sư y học, viện trưởng Viện mắt Trung ương, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
  • Dương Trung Quốc, nhà sử học, tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, đại biểu Quốc hội
  • Trần Đức Thảo, giáo sư triết học, chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II
  • Lê Văn Thiêm, giáo sư toán học, viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
  • Nguyễn Tài Thu, giáo sư y học, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lao động, nhà châm cứu nổi tiếng
  • Lê Thế Trung, giáo sư y học, thiếu tướng, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt III
  • Ngô Việt Trung, giáo sư toán học, viện sĩ Viện Hàm lâm Thế giới thứ ba
  • Tôn Thất Tùng, giáo sư y học, giám đốc bệnh viện Việt Đức, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
  • Nguyễn Khắc Viện, bác sĩ, nhà văn hoá, Giải thưởng lớn cho các học giả nói tiếng Pháp của Viện Hàn lâm Pháp (Grand Prix de la Francophonie)

Văn học[sửa mã nguồn]

Tại sao bạn lại đề nghị xóa người này? Thông tin kiểm chứng: http://www.haiphong.gov.vn/thuvienthanhpho/vn/index.asp?menuid=660&parent_menuid=658&fuseaction=3&articleid=5327

Nghệ thuật[sửa mã nguồn]

Ai có thông tin người này học trường Bưởi?--Phú Sĩ 16:48, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ông này đang là thành viên của Ban liên lạc cựu học sinh Bưởi - Chu Văn An. Rungbachduong 13:22, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ai có thông tin người này học trường Bưởi?--Phú Sĩ 16:48, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
thông tin cho bạn: http://wap.cand.com.vn/Story.aspx?SiteID=CAND&ID=92036
Ai có thông tin người này học trường Bưởi?--Phú Sĩ 16:48, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
thông tin cho bạn: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Am-nhac/2005/09/3B9E216B/ Rungbachduong 19:36, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ai có thông tin ông này học trường Bưởi?--Phú Sĩ 16:44, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
thông tin cho bạn: http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(24956) Rungbachduong 19:35, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ai có thông tin ông này học trường Bưởi?---Phú Sĩ 16:45, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thông tin cho bạn: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/print/108442/ Rungbachduong 09:02, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ai có thông tin ông này học trường Bưởi?----Phú Sĩ 16:45, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
thông tin cho bạn: http://tintuconline.com.vn/vn/buon/111796/ Rungbachduong 19:40, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
thông tin cho bạn: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2005/09/3B9E1EEC/

Các lĩnh vực khác[sửa mã nguồn]

Tôi chưa nghe nói đến thông tin cô này học trường Bưởi, đây có phải là sự khoe mẽ không?--Phú Sĩ 16:42, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Bạn nên xem lại kiến thức bản thân mình trước khi nói chuyện tôi có "khoe mẽ" không! Tốt nhất là mua một quyển Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm về đọc.Rungbachduong 13:16, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Chỗ này là một đều rồi nhé (1:1):-). Rungbachduong đọc Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm có thấy nói gì về điều này không? Nói luôn đi. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:40, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Trong Nhật kí thì không có nói, nhưng trong lời giới thiệu của Vương Trí Nhàn thì có đề cập đến, vì Vương Trí Nhàn học cùng trường với Đặng Thùy Trâm. Bạn có cần tôi đưa cái ảnh tôi chụp bà Doãn Ngọc Trâm mẹ của Đặng Thùy Trâm về nói chuyện ở trường Chu Văn An nơi học cũ của con bà không? Tôi trích luôn cho bạn phần lời mở đầu của Vương Trí Nhàn viết: Trong tâm trí đám học trò chúng tôi (tôi với Thùy Trâm vốn học cùng lớp trong suốt ba năm cấp ba ở trường Chu Văn An, nên dưới đây, việc dùng chữ chúng tôi là có một lý do chính đáng) Rungbachduong 19:47, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trường Bưởi[sửa mã nguồn]

Trường Bưởi và Trường trung học phổ thông Chu Văn An (Hà Nội) có gì liên quan tới nhau ngoài cơ sở vật chất (bản thân ngôi trường) không? Chẳng hạn như giáo viên trường Bưởi có bao nhiêu phần trăm tiếp tục làm giáo viên trường Chu Văn An. Thế rồi curriculum của trường Chu Văn An có kế thừa gì của trường Bưởi? Trong bài Danh sách giáo viên và cựu học sinh nổi tiếng của trường Bưởi - Chu Văn An (tiêu đề) tôi thấy hầu hết là người của Trường Bưởi.--Bình Giang 14:57, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Một nhận xét chính sác xác! Có thể là các người sau không giỏi bằng các người trước. Mekong Bluesman 15:42, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Chuyện này thì dễ hiểu. Trước 45 cả nước ta mới có vài trường cấp III, học sinh giỏi tập trung hết ở đó thì có gì lạ. Còn sau 45 thì khác rồi, nếu bạn có thời gian thì đọc bài chính về trường Bưởi thì sẽ rõ, khi đó có lẽ sẽ không có những nhận xét hàm hồ về chuyện trường Chu Văn An có liên quan gì đến trường Bưởi không. Rungbachduong 13:21, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi thấy Trường Bưởi và Trường Chu Văn An chẳng liên quan gì đến nhau trừ việc Trường Chu thừa kế cơ sở vật chất của trường Bưởi. Trường Bưởi vốn là trường cấp III của cả miền Bắc thời Pháp thuộc. Còn trường Chu chỉ là trường cấp III của vài phường ở quận Ba Đình. Giáo viên khác, học sinh khác, chương trình học tập khác. Điều này giải thích tại sao người của trường Chu không còn tài ba như người của trường Bưởi. Nối hai trường này vào nhau chỉ vì việc thừa kế ngôi trường chẳng khác gì nối sở cảnh sát thời Pháp thuộc với sở công an thời nay chỉ vì cùng cai quản địa bàn là Hà Nội.--Bình Giang 15:19, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Như vậy thì tên bài này phải đổi thành "Danh sách... của trường Bưởi". Tại Wikipedia chúng ta cũng đã có các bài được chia ra như vậy -- thí dụ, Sài Gòn và Thành phố Hồ Chí Minh; Việt Nam và Văn Lang, Đại Việt...; Vương quốc Chàm và Miền Trung Việt Nam; Chân Lạp và Miền Nam Việt Nam... và nhiều lắm. Đây là các vật, sự kiện, chủ đề... có chung vài hay nhiều physical attribute nhưng là các entity khác nhau (xin lỗi, tôi không dịch được). Sau đó là bài về trường Chu Văn An này cũng phải được viết lại và một bài về trường Bưởi phải được viết thêm (thay vì dùng redirection như bây giờ).
Tôi nghĩ là những thành viên biết về trường này (như Rungbachduong) nên bắt đầu việc đó để cho các người đọc hiểu là đây là hai trường dùng cùng một nơi.
Mekong Bluesman 16:01, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trả lời Bình Giang về vấn đề trường Bưởi và trường Chu Văn An: Trường Bưởi - Chu Văn An có lịch sử liên tục từ năm thành lập (1908) cho đến nay. Trường lấy tên là Chu Văn An từ trước Cách mạng tháng Tám, chứ không phải sau đó, để thay cho cái tên Lycée du Protectorat và cũng từng phải di chuyển đi nhiều nơi chứ không phải ở nguyên một chỗ. Tuy vậy, về mặt đội ngũ giáo viên, truyền thống học tập và truyền thống tự hào về lịch sử trường thì các thế hệ sau vẫn kế thừa các thế hệ trước, chứ không phải là trường Chu Văn An hiện nay chỉ đơn thuần nằm trên cùng địa điểm với trường Bưởi ngày xưa. Còn về chất lượng học sinh, kể từ sau 54, trường cấp III được mở khắp nơi, rồi các trường Đại học cũng mở hệ phổ thông chuyên, học sinh giỏi không còn dồn về hết trường Bưởi - Chu Văn An là chuyện đương nhiên, từ việc thế hệ sau kém thế hệ trước mà quy kết thành trường bây giờ chẳng liên quan gì đến trường ngày xưa, tôi nghĩ không hợp lý. Hiện giờ cựu học sinh Bưởi và Chu Văn An vẫn sinh hoạt chung trong một Ban liên lạc - Ban liên lạc cựu học sinh Bưởi - Chu Văn An, họ chỉ coi hai cái tên là một thôi. Trước đây trường Chu Văn An và trường Ba Đình dùng cùng địa điểm này, có ai coi trường Ba Đình là kế thừa của trường Bưởi cũ đâu? Tôi nghĩ một mục từ là quá đủ cho hai cái tên, các bạn có thể tham khảo thêm phần lịch sử từ 1908 đến nay của trường Bưởi - Chu Văn An để xét lại những lập luận của tôi.Rungbachduong 16:27, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

2 trường này là một, chỉ khác ở cái tên. Chuyện đổi tên trường là bình thường. An Apple of Newton thảo luận 20:08, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chọn lọc lại[sửa mã nguồn]

Tôi vẫn giữ ý kiến của tôi ở trên. Từ điển bách khoa thì cần đầy đủ. Nhưng người có bài trên Wiki thì có thể cho vào danh sách. Danh sách quá dài thì tách thành bài riêng. Điều này các bạn có thể thấy ở nhiều Wiki khác. Nếu mọi người đồng ý thì nên chọn lọc lại danh sách trên, bỏ đi một số người kém danh tiếng. Cám ơn thành viên Rungbachduong đã bổ xung nguồn tham khảo--Sparrow 12:19, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cũng xin nói một ý nữa, danh sách cũng cần bổ xung thêm thông tin, ví dụ cựu học sinh đó học thuộc khóa nào... Vì nếu một danh sách chỉ liệt kê đơn giản thì nên thay thế bằng thể loại.--Sparrow 12:22, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Hầu như bài về các trường Đại học, cấp III có tiếng ở wiki tiếng Anh và tiếng Pháp đều có phần phụ lục về cựu học sinh (alumni) hoặc được tách hẳn thành một bài riêng, tôi nghĩ các bài ở wiki tiếng Việt cũng nên theo hướng như vậy. Về khóa học thì tôi cũng đã thử tìm, nhưng do không đủ tư liệu về khóa học của tất cả mọi người trong danh sách này nên tôi không muốn ghi theo kiểu người có người không, tôi để ý thấy wiki tiếng Anh và tiếng Pháp cũng ít khi nêu khóa học.Rungbachduong 16:47, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Rungbachduong đã tra cứu rất công phu các thông tin liên quan. Sau khi bổ sung nguồn kiểm chứng, bạn bỏ mã gạch xóa <del></del>nhé. Cảm ơn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:28, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cảm ơn góp ý của bạn, tôi đã sửa Rungbachduong 16:07, ngày 23 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đã có Thể loại:Trường Bưởi, nên xóa danh sách trường Bưởi[sửa mã nguồn]

Đã có Thể loại:Trường Bưởi rồi, thêm danh sách này là không cần thiết vì nó không có gì mới cả. Trường hoành tráng như Tcmt nói: chẳng lẽ ngoài thể loại ra ta cần có một danh sách nữa sao? nếu tất cả thể loại cũng có một danh sách nữa, thì đứng trên cương vị là người quản lý bạn nghĩ sao? hay là để tạo ra nhiều công ăn việc làm? tôi nghĩ là nên xóa bài này.--203.160.1.52 01:04, ngày 24 tháng 6 năm 2007 (UTC)

Kết thúc tranh luận[sửa mã nguồn]

Theo như kết quả biểu quyết, tôi đã chọn lọc và chuyển bài này về mục từ trường Chu Văn An. Mọi ý kiến thảo luận khác xin mời mọi người chuyển sang đó.