Triều Tiên bát đạo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Triều Tiên Bát đạo)


Bát đạo
Hangul
팔도
Hanja
Romaja quốc ngữPaldo
McCune–ReischauerP'alto
Hán-Việtbát đạo

Về mặt địa lý hành chính, dưới thời Nhà Triều Tiên, Triều Tiên được chia thành 8 đạo (do; ; , Hán Việt: đạo). Ranh giới của 8 đạo hầu như được giữ nguyên trong suốt năm thế kỷ từ năm 1413 đến 1895, và là cơ sở để tạo thành các đơn vị hành chính, phương ngữ và các đặc tính vùng hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên. Tên gọi của cả tám đạo đều được lưu giữ cho đến ngày nay bằng cách này hay cách khác.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bát đạo Triều Tiên

Trước năm 1895[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1413 (năm Thái Tông thứ 13), biên giới đông bắc của Triều Tiên được mở rộng tới sông Đồ Môn. Đất nước được tái tổ chức thành 8 đạo: Chungcheong, Gangwon, Gyeonggi, Gyeongsang, Jeolla, P'unghae (đổi tên Hwanghae năm 1417), P'yŏngan, và Yŏnggil (cuối cùng đổi tên thành Hamgyŏng vào năm 1509).

Các châu 1895-96[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt 500 năm, hệ thống 8 tỉnh hầu như được giữ nguyên. Năm 1895 (năm Cao Tông thứ 32), hệ thống này bị bãi bỏ. Vào ngày 26 tháng 5 trong Cải cách Giáp Ngọ, đất nước được chia lại thành 23 châu.

Phục hồi năm 1896[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống 8 đạo cũ được phục hồi, 5 trong số đó (Chungcheong, Gyeongsang, Jeolla, Hamgyŏng, và P'yŏngan) được chia đôi, nâng số đạo lên thành 13. Hệ thống này kéo dài cho đến hết thời kỳ Đế quốc Đại Hàn (1897–1910) và trong thời kỳ bị Nhật Bản đô hộ. Sau năm 1945, các thành phố đặc biệt và khu tự trị đã được thành lập và đóng vai trò như những đơn vị hành chính mới tại cả hai miền nam bắc Triều Tiên.

Ý nghĩa văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Ranh giới giữa 8 đạo hầu hết đều đi theo sông suối, các dãy núi các ranh giới tự nhiên khác và do đó có sự tương ứng với phương ngữ và văn hóa địa phương. Tại bán đảo Triều Tiên hiện nay sự khác biệt về vùng vẫn còn được thể hiện.

Phân vùng hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của tám đạo không giống nhau, cho đến cuối nhà Triều Tiên gồm các đạo sau

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi các đạo xuất phát từ địa dành thời Tân La, thường do hai chữ đầu ghép lại, trừ Kinh kỳ đạo

Tên đạo Xuất xứ tên gọi Tên vùng cũ Hiện tại
Kinh Kỳ Theo nguyên nghĩa tiếng Hán: thủ đô quốc gia Kỳ Điện Hàn QuốcSeoul

Hàn QuốcIncheon

Hàn QuốcGyeonggi

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênMột phần của Hwanghae Bắc

Trung Thanh Trung ChâuThanh Châu Hồ Tây Hàn QuốcChungcheong Bắc

Hàn QuốcDaejeon

Hàn QuốcChungcheong Nam

Khánh Thượng Khánh ChâuThượng Châu Lĩnh Nam Hàn QuốcDaegu

Hàn QuốcGyeongsang Bắc (không tính Uljin)

Hàn QuốcBusan

Hàn QuốcUlsan

Hàn QuốcGyeongsang Nam

Toàn La Toàn ChâuLa Châu Hồ Nam Hàn QuốcJeolla Bắc

Hàn QuốcJeolla Nam

Hàn QuốcGwangju

Hàn QuốcJeju (tỉnh)

Giang Nguyên Giang LăngNguyên Châu Quan Đông Hàn QuốcGangwon (Hàn Quốc)

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênKangwon (Bắc Triều Tiên) không tính Wonsan

Hàn QuốcUljin

Bình An Bình NhưỡngAn Châu Quan Tây Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênPyongan Bắc

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênPyongan Nam

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênChagang

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênBình Nhưỡng

Hoàng Hải Hoàng ChâuHải Châu Hải Tây Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênHwanghae Bắc (không tính Kaesong)

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênHwanghae Nam

Hàn QuốcMột phần của Incheon

Hàm Kính Hàm HưngKính Thành Quan Bắc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênRason

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênHamgyong Bắc

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênRyanggang

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênHamgyong Nam

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênWonsan

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]