Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bán đảo Krym”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 70123414 của Cnykr (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Đã lùi lại sửa đổi 70354814 của Terol Schwarzwald (thảo luận)đã hơn 1 năm, không có sự kiện lớn, bên en,uk,ru đều không có
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 1: Dòng 1:
{{Current related|2=Nga xâm lược Ukraina 2022}}
{{đổi hướng đến đây|Krym|Krym (định hướng)}}
{{đổi hướng đến đây|Krym|Krym (định hướng)}}
{{Infobox peninsulas
{{Infobox peninsulas

Phiên bản lúc 04:57, ngày 19 tháng 6 năm 2023

Bán đảo Krym
Hình ảnh vệ tinh tháng 5/2015 của bán đảo Krym
Địa lý
Vị tríĐông Âu
Tọa độ45°18′B 34°24′Đ / 45,3°B 34,4°Đ / 45.3; 34.4
Diện tích27.000 km2 (10.400 mi2)
Độ cao tương đối lớn nhất1.545 m (5.069 ft)
Hành chính
Tình trạngĐược kiểm soát và điều hành như một phần của Liên bang Nga, Tuy nhiên được quốc tế công nhận là một phần của Ukraina
Ukraina (de jure)
VùngTỉnh Kherson (phần phía bắc của Arabat Spit, Huyện Henichesk)
Vùng không kiểm soátCộng hòa Tự trị Krym
Sevastopol
Nga (de facto)
Vùng liên bang Phía Nam
Nhân khẩu học
Tên gọi dân cưNgười Krym
Dân số2.284.000[1]
Mật độ84,6 /km2 (2.191 /sq mi)
Cộng hòa Krym
Sevastopol[2]
Bản đồ Krym
Bán đảo Krym ven biển Đenbiển Azov.

Bán đảo Krym (phiên âm: "Crưm", tiếng Ukraina: Кримський півострів, tiếng Nga: Крымский полуостров, tiếng Tatar Krym: Qırım yarımadası, tiếng Hy Lạp cổ: Κιμμερία/Ταυρική, chuyển tự Kimmería/Taurikḗ) là một bán đảo lớn ở châu Âu được nước bao bọc gần như hoàn toàn. Bán đảo nằm ngay về phía nam của đất liền của Ukraina và về phía tây của miền Kuban thuộc Ukraina. Bán đảo Krym nằm giữa hai biển Azovbiển Đen và được nối với đất liền của Ukraina theo eo đất Perekop. Bán đảo này đã thuộc về Nga trong cuộc Khủng hoảng Krym 2014 khi Liên bang Nga sáp nhập Krym. Nhiều nước không công nhận sự sáp nhập này và chỉ công nhận bán đảo vẫn thuộc chủ quyền của Ukraina.

Lịch sử

Các di tích của thành phố cổ Chersonesos, bây giờ thuộc về Sevastopol, là một Di sản Thế giới của UNESCO

Lãnh thổ Krym bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử. Các sắc dân như Kimmeri, Hy Lạp, Scythia, Goth, Hung, Bulgar, Khazar, quốc gia Rus Kiev, Đế quốc Đông La Mã của người Hy Lạp, Kim Trướng hãn quốc của người Tatar và người Mông Cổ đều từng có thời gian kiểm soát Krym. Vào thế kỷ 13, Cộng hòa VeneziaCộng hòa Genova kiểm soát một phần Krym. Nối tiếp chúng là Hãn quốc KrymĐế quốc Ottoman vào thế kỷ 15-18 và Đế quốc Nga vào thế kỷ 18-20.

Thời thuộc Liên Xô, Krym ban đầu là một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Ngày 19 tháng 2 năm 1954, Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao của Liên Xô ban hành sắc lệnh cắt tỉnh Krym chuyển cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.[3] Việc chuyển giao này được miêu tả là một "món quà", kỉ niệm cột mốc 300 năm Ukraina trở thành một phần của Đế quốc Nga.[4][5]

Trước đây, Cộng hòa Tự trị Krym chiếm phần lớn bán đảo; một vùng nhỏ ở phía tây nam là thành phố Sevastopol với địa vị pháp lý đặc biệt ở Ukraina, còn một vùng ở phía bắc mũi đất Arabat của bán đảo là thuộc tỉnh Kherson, Ukraina. Mũi đất Arabat nằm phía đông bắc Krym, chia tách hệ thống vùng đầm phá cạn ngập mặn Sivash với biển Azov.

Sau khi Liên Xô tan rã, vấn đề chủ quyền tại Krym trở thành mâu thuẫn giữa Nga và Ukraina. Ukraina căn cứ vào quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao năm 1954 để cho rằng Krym thuộc chủ quyền của mình. Phía Nga thì lập luận rằng Krym đã thuộc về Nga từ thế kỷ 18, chỉ tách khỏi Nga từ năm 1954, do Nhà nước Liên Xô đã tan rã nên Nga không có nghĩa vụ phải chấp nhận việc cắt Krym cho Ukraina.

Đầu năm 2014, sau vụ Khủng hoảng KrymTrưng cầu dân ý Krym, người dân Cộng hòa Tự trị Krym và thành phố Sevastopol đã đi bỏ phiếu để quyết định về vấn đề chủ quyền tại vùng này. 95,5% phiếu bầu đồng ý thống nhất Krym vào nước Nga, 3,5% lựa chọn Krym là một phần của Ukraina và 1% số phiếu không hợp lệ (tuy nhiên theo nhiều nguồn tin phương Tây có bằng chứng cho rằng, phần trăm số phiếu đã được phía Nga chủ động sắp xếp trước). Theo kết quả này, Cộng hòa Tự trị Krym tuyên bố ly khai khỏi Ukraina và sáp nhập vào Nga, được Nga đồng ý. Hiện Nga xem Krym là chủ thể liên bang thuộc nước này, gọi là Cộng hòa Krym. Tuy nhiên, chỉ Nga và 10 thành viên Liên Hợp Quốc công nhận chủ quyền của Nga, trong khi hơn 100 nước khác vẫn công nhận chủ quyền của Ukraina đối với lãnh thổ này.

Các tên "Krym" bắt nguồn từ tên thành phố Qırım (Staryi Krym ngày nay) là thủ phủ của tỉnh Krym trong Kim Trướng hãn quốc. Qırım được phiên âm ra tiếng Nga thành Krym và ra tiếng Việt thành "Crưm". Người Hy Lạp cổ gọi Krym là Ταυρική (tức Taurica trong Latinh) theo người Tauri ở bán đảo này.

Địa lý

Phần dãy núi Krym gần thành phố Alushta

Bán đảo Krym nằm tại bờ bắc biển Đen và bờ tây biển Azov, phía bắc giáp tỉnh Kherson của Ukraina. Cộng hòa Tự trị Krym (cộng hòa tự trị của Ukraina) và Cộng hòa Krym (chủ thể liên bang của Nga) chỉ chiếm phần lớn diện tích bán đảo chứ không phải toàn bộ. Có hai cộng đồng nông thôn thuộc huyện Henichesk, tỉnh Kherson, Ukraina cũng nằm trên bán đảo Krym, cụ thể là trên mũi đất Arabat, Shchaslyvtseve và Strilkove.

Krym nối liền với đất liền bởi eo đất Perekop rộng 5–7 km. Mũi đông là bán đảo Kerch nằm đối diện với bán đảo Taman của Nga. Giữa hai bán đảo Kerch và Taman là eo biển Kerch rộng 3–13 km, vốn là thủy đạo nối thông biển Đen với biển Azov. Bán đảo Krym có nhiều bán đảo nhỏ hơn như mũi đất Arabat, bán đảo Kerch, bán đảo Heracles, bán đảo Tarhan Qut,...

Xét về phương diện địa lý, bán đảo Krym nói chung thường được chia làm ba đới: thảo nguyên, núi non và bờ biển phía nam. Chạy dọc bờ biển đông nam của Krym là dãy núi Krym, phía trong lại có một dãy núi nữa chạy song song. 75% phần diện tích còn lại của Krym là các thảo nguyên nửa khô hạn, có địa hình dốc thoải từ chân dãy núi Krym xuống hướng tây bắc. Thác nước Uchan-su ở sườn nam của dãy Krym là thác nước cao nhất. Dải bờ biển hẹp phía ngoài dãy Krym có phong cảnh thiên nhiên tươi xanh, là nơi tọa lạc của nhiều làng mạc của người Tatar Krym, các thánh đường Hồi giáo, cung điện của hoàng gia và quý tộc Nga, các lâu đài trung cổ và Hy Lạp cổ, các vườn nho và vườn cây ăn quả.

Khí hậu

Phần lớn Krym có khí hậu ôn đới lục địa, riêng vùng bờ biển đông nam có khí hậu cận nhiệt đới. Nhiệt độ khu vực sâu trong đất liền vào mùa hè có thể lên mức 28 °C (bình quân vào tháng 7), trong khi nhiệt độ mùa đông có thể xuống mức -0,3 °C (bình quân tháng 1), riêng nhiệt độ của bờ biển phía nam vào mùa đông thì có phần cao hơn (4 °C, bình quân tháng 1). Krym ít mưa, trung bình mỗi năm chỉ mưa 400 mm. Nhờ đặc điểm khí hậu như vậy mà dải bờ biển phía nam Krym là nơi thu hút nhiều du khách Nga và Ukraina đến tắm biển và sưởi nắng.

Kinh tế

Các ngành chính của nền kinh tế Crimea là nông nghiệp và đánh bắt sò, ngọc trai, du lịch và cảng. Các nhà máy công nghiệp nằm phần lớn ở vùng duyên hải phía nam (Eupatoria, Sevastopol, Feodosia, Kerch), một số vùng phía bắc (Armiansk, Krasnoperekopsk,...), ngoài khu vực trung tâm, chủ yếu là Simferopol và vùng phía đông ở Thành phố Nizhnegorsk. Các thành phố công nghiệp quan trọng bao gồm Dzhankoi, có kết nối đường sắt chính, Krasnoperekopsk và Armiansk,...

Thời tiết Địa Trung Hải tuyệt đẹp ở Crimea khiến bán đảo này là một điểm du lịch nổi tiếng với người Ukraina và người Nga, nhất là Yalta, nơi các nhà lãnh đạo Liên Xô, Mỹ và Anh đã gặp nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai để thảo luận về tương lai của châu Âu và thế giới.

Trước khi sáp nhập vào Nga, Crimea chiếm 3% GDP Ukraina, với 60% tổng giá trị sản phẩm quốc nội là từ dịch vụ. Nông nghiệp cũng có vai trò quan trọng trên bán đảo, với lúa mì, ngô và hướng dương là các nông sản chính. Nước tưới được cung cấp qua một kênh đào từ sông Dnieper của Ukraina.

Ngoài ra trên bán đảo còn có các nhà máy hóa chất và mỏ quặng sắt ở Kerch. Ukraina có hai kho dự trự ngũ cốc lớn ở Crimea, tại Kerch và Sevastopol. Theo UkrAgroConsult, các kho này xuất khẩu 1,6 triệu tấn ngũ cốc trong năm 2013, chiếm 6,6% tổng sản lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraina.

Ở bờ biển phía nam Crimea là thành phố cảng Sevastopol, cảng nhà của hạm đội Biển Đen Nga với hàng nghìn quân Nga đồn trú. Sevastopol sẽ mở thêm đường cho Nga ra Địa Trung Hải.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào đầu năm 2014 và các lệnh trừng phạt liên tiếp nhắm vào Crimea, ngành du lịch đã chịu tổn thất lớn trong hai năm. Luồng khách du lịch giảm 35% trong nửa đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Lượng khách du lịch đạt kỷ lục vào năm 2012 là 6,1 triệu lượt. Theo chính quyền Nga, lượng khách đã giảm xuống còn 3,8 triệu vào năm 2014 và tăng trở lại lên 5,6 triệu vào năm 2016.

Các ngành công nghiệp quan trọng nhất ở Crimea bao gồm sản xuất thực phẩm, lĩnh vực hóa chất, kỹ thuật cơ khí, gia công kim loại và các ngành sản xuất nhiên liệu. Sáu mươi phần trăm thị trường ngành thuộc về sản xuất thực phẩm. Có tổng số 291 xí nghiệp công nghiệp lớn và 1002 xí nghiệp kinh doanh nhỏ.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Results of Census: Population of Crimea is 2.284 Million People”. en.krymedia.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  2. ^ “Treaty to accept Crimea, Sevastopol to Russian Federation signed”. rt.com. Autonomous Nonprofit Organization "TV-Novosti". ngày 18 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ "Подарунок Хрущова". Як Україна відбудувала Крим”. Istpravda.com.ua. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ Arutunyan, Anna (ngày 2 tháng 3 năm 2014). “Russia testing the waters on Ukraine invasion”. USA Today. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2014.
  5. ^ Calamur, Krishnadev (ngày 27 tháng 2 năm 2014). “Crimea: A Gift To Ukraine Becomes A Political Flash Point”. NPR. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2014.