Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuy Hòa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa lại đơn vị, sửa km2 thành km²
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 20: Dòng 20:
|thành lập 2 = Tháng 3 năm [[2013]]
|thành lập 2 = Tháng 3 năm [[2013]]
|diện tích = 107 [[kilômét vuông|km²]]
|diện tích = 107 [[kilômét vuông|km²]]
|thời điểm dân số = 2005
|thời điểm dân số = 2018
|chú thích dso =
|chú thích dso =
|ghi chú dso =
|ghi chú dso =
| dân số = 202.030 người
| dân số = 242.840 người
|mật độ dso km2 = auto
|mật độ dso km2 = auto
|dso vùng đô thị = <!-- dân số khu vực vùng đô thị (lớn nhất), metropolitan -->
|dso vùng đô thị = <!-- dân số khu vực vùng đô thị (lớn nhất), metropolitan -->

Phiên bản lúc 02:43, ngày 9 tháng 6 năm 2019

Tuy Hòa là một thành phố biển trực thuộc tỉnh Phú Yên nằm ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam.

Địa lý

Thành phố Tuy Hòa có diện tích 107 km² (10.682 ha diện tích tự nhiên), có vị trí giáp với huyện Tuy An ở phía bắc, giáp với huyện Phú Hòa ở phía tây, giáp với huyện Đông Hòa ở phía nam và giáp Biển Đông ở phía Đông với toàn chiều dài bờ biển trên 30 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 560 km về phía Nam.

Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng phù sa do hạ lưu Sông Ba (tên khác là sông Đà Rằng) bồi đắp. Có 2 ngọn núi Chóp Chài và núi Nhạn nằm ngay trung tâm thành phố. Và cầu Đà Rằng cây cầu dài nhất miền Trung nằm trên QL1 nối trung tâm thành phố với các tỉnh phía Nam.

Bãi biển Tuy Hòa là một bãi ngang trải dài, thơ mộng với bãi cát trắng là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố.

Lịch sử

Vào thời Chúa Nguyễn, chỉ có địa danh huyện Tuy Hòa. Đến năm 1899, huyện Tuy Hòa được nâng lên thành phủ Tuy Hòa gồm 5 tổng, và chỉ có tổng Hoà Bình nằm ở phía Bắc sông Đà Rằng (trung tâm thành phố hiện nay)

Cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, phủ Tuy Hòa có 7 tổng, trong đó, hai tổng Hòa Tường và Hòa Bình nằm phía bắc sông Đà Rằng.

Năm 1946, giải thể cấp tổng, hai ba làng nhập thành một xã. Năm 1947, nhập xã lần thứ hai, các xã phía bắc sông Đà Rằng (thị xã Tuy Hòa) có tên là: Hòa Tiến, Hòa Thuận, Quang Khánh, Nam Tường, Trần Hào, Ái Quốc, Thắng Lợi, Vĩnh Hiệp, Cẩm Tú, Tân Tiến, Quốc Tiến và nội thị Tuy Hòa.

Sau năm 1975, hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh, thị xã Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Khánh, gồm 6 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 2 xã: Bình Kiến, Bình Ngọc.

Ngày 10 tháng 3 năm 1977, sáp nhập thị xã Tuy Hòa vào huyện Tuy Hòa và chuyển thành thị trấn Tuy Hòa; từ đó, huyện Tuy Hòa có 1 thị trấn Tuy Hòa và 17 xã: Bình Kiến, Bình Ngọc, Hòa Trị, Hòa An, Hòa Thắng, Hòa Quang, Hòa Định, Hòa Thành, Sơn Thành, Hòa Bình, Hòa Tân, Hòa Vinh, Hòa Đồng, Phú Lâm, Hòa Hiệp, Hòa Phong, Hòa Xuân, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ.[1]

Theo Quyết định số 241/CP ngày 22 tháng 9 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ, chia huyện Tuy Hòa thành hai đơn vị hành chính lấy tên là huyện Tuy Hòa và thị xã Tuy Hòa[2]. Thị xã Tuy Hòa có 6 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 2 xã là Bình Kiến và Bình Ngọc. Đây là tiền đề cho việc hình thành các đơn vị hành chính của thành phố.

Ngày 5 tháng 9 năm 1981, chuyển 6 xã: Hòa An, Hòa Thắng, Hòa Định, Hòa Trị, Hòa Quang, Hòa Hội thuộc huyện Tuy Hòa về thị xã Tuy Hòa quản lý.[3]

Ngày 30 tháng 9 năm 1981, chia xã Bình Kiến thành 2 xã: Bình Kiến và Hòa Kiến; chia xã Hòa Định thành 2 xã: Hòa Định Đông và Hòa Định Tây.[4]

Cuối năm 1988, thị xã Tuy Hòa có 6 phường 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 10 xã: Bình Kiến, Bình Ngọc, Hòa An, Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa Hội, Hòa Kiến, Hòa Quang, Hòa Thắng, Hòa Trị.

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tái lập tỉnh Phú Yên từ tỉnh Phú Khánh, thị xã Tuy Hòa trở lại là tỉnh lị tỉnh Phú Yên.[5]

Ngày 28 tháng 4 năm 1999, chia phường 2 thành 2 phường: 2 và 8; chia phường 5 thành 2 phường: 5 và 7.[6]

Ngày 31 tháng 1 năm 2002, tách 7 xã: Hòa An, Hòa Thắng, Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa Trị, Hòa Quang, Hòa Hội để thành lập huyện Phú Hòa.[7]

Ngày 20 tháng 8 năm 2003, chia xã Bình Kiến thành xã Bình Kiến và phường 9.[8]

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, chuyển thị xã Tuy Hòa thành thành phố Tuy Hòa; chuyển xã An Phú thuộc huyện Tuy An về thành phố Tuy Hòa quản lý; chuyển thị trấn Phú Lâm thuộc huyện Tuy Hòa (nay là 2 huyện Đông HòaTây Hòa) về thành phố Tuy Hòa quản lý và đổi thành phường Phú Lâm.[9]

Ngày 3 tháng 12 năm 2007, chia phường Phú Lâm thành 3 phường: Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông.[10]

Ngày 11 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 437/QĐ-TTg công nhận thành phố Tuy Hòa là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Phú Yên.[11]

Tên đường Tuy Hòa trước 1975

Đường Nguyễn Hoàng nay là đường Lê Trung Kiên.

Đại lộ Ngô Đình Khôi nay là đường Nguyễn Trãi.

Đường Võ Tánh nay là đường Lương Văn Chánh.

Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Chu Văn An.

Đường Phan Chu Trinh nay là đường Lê Duẩn.

Đường Chương Dương nay là đường Bạch Đằng.

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Tuy Hòa
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 33.7 36.5 36.3 39.2 40.5 39.4 38.3 38.4 38.4 36.0 34.5 33.1 40,5
Trung bình cao °C (°F) 26.5 27.7 29.8 31.9 33.9 34.1 34.2 33.9 32.3 29.6 27.8 26.4 30,7
Trung bình ngày, °C (°F) 23.1 23.8 25.3 27.2 28.8 29.3 29.0 28.7 27.7 26.3 25.2 23.8 26,5
Trung bình thấp, °C (°F) 21.1 21.3 22.5 24.0 25.4 25.9 25.6 25.5 24.7 24.0 23.3 21.8 23,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) 15.2 16.1 16.4 18.8 21.4 21.9 21.7 22.0 20.9 19.1 17.7 15.2 15,2
Giáng thủy mm (inch) 57
(2.24)
20
(0.79)
25
(0.98)
34
(1.34)
77
(3.03)
56
(2.2)
45
(1.77)
52
(2.05)
234
(9.21)
579
(22.8)
454
(17.87)
194
(7.64)
1.826
(71,89)
Độ ẩm 84.1 84.5 83.7 82.3 78.8 74.9 74.4 75.7 81.0 86.0 86.2 84.8 81,4
Số ngày giáng thủy TB 11.5 5.3 3.8 4.1 8.5 7.6 6.6 9.0 16.0 20.2 20.4 17.5 130,6
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 159 192 258 269 275 237 241 228 201 165 122 121 2.467
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[12]

Hành chính

Phố bên sông ở thành phố Tuy Hòa

Sau ngày tái lập tỉnh Phú Yên từ tỉnh Phú Khánh (Phú Yên-Khánh Hòa), Tuy Hòa lại trở thành thị xã tỉnh lỵ của Phú Yên.

Tháng 8-2002 được công nhận là đô thị loại III trong chuỗi đô thị của khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên.

Theo nghị định của thủ tướng chính phủ 03/2005/NĐ-CP, thị xã Tuy Hòa chuyển thành thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên và điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố này.

Tháng 3-2013, thành phố Tuy Hòa được công nhận là đô thị loại II[13]

Thành phố Tuy Hòa được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính của thị xã Tuy Hòa, đồng thời thành lập phường Phú Lâm (thị trấn Phú Lâm của huyện Tuy Hòa trước đây) và sáp nhập xã An Phú (thuộc huyện Tuy An trước đây) vào Thành phố Tuy Hòa.

Phân chia hành chính

Thành phố hiện nay có diện tích tự nhiên 10.682 ha, dân số 202.030 người và chia thành 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:

  1. Phường 1
  2. Phường 2
  3. Phường 3
  4. Phường 4
  5. Phường 5
  6. Phường 6
  7. Phường 7
  8. Phường 8
  9. Phường 9
  10. Phường Phú Đông
  11. Phường Phú Lâm
  12. Phường Phú Thạnh
  13. An Phú
  14. Bình Kiến
  15. Bình Ngọc
  16. Hoà Kiến.

Ủy ban Nhân dân Thành phố

Địa chỉ: 02 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên Điện thoại: 057.3823041 - Fax:057.3829186

  • Chủ tịch, các Phó Chủ tịch

- Chủ tịch: Ông Võ Ngọc Kha. - Phó Chủ tịch:Ông Trần Văn Khoa. - Phó Chủ tịch: Ông Hồ Đức Hùng. - Phó Chủ tịch: Ông.

  • Giới thiệu chung về thành phố Tuy Hoà:

Thành phố Tuy Hoà có 16 đơn vị hành chính trực thuộc: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường Phú Lâm, Phường Phú Thạnh, Phường Phú Đông, xã Bình Ngọc, xã Bình Kiến, xã Hoà Kiến, xã An Phú.

Kinh tế

Được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Hiện nay hoạt động kinh tế đang chuyển đổi nông nghiệp sang công nghiệp và du lịch. Hiện có khu công nghiệp An Phú, và các điểm công nghiệp trên địa bàn thành phố.

- Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có những đột phá mạnh mẽ. Cùng với việc thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư của UBND TP, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, Tuy Hoà còn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", củng cố lại hoạt động của các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của ngành trong giai đoạn 2001 - 2005 bình quân đạt 23,7%/năm. Đặc biệt, với việc xây dựng và đưa Khu công nghiệp An Phú (năm 2002) vào hoạt động, Tuy Hoà đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Đến năm 2005, khu công nghiệp này đã thu hút 25 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 2,26 triệu USD và 148,81 tỷ đồng.

- Hoạt động thương mại - dịch vụ cũng phát triển khá mạnh mẽ, năm 2005 đạt 846,2 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2000. Nét nổi bật là thành phố đã hình thành được hệ thống chợ rộng khắp, hoạt động sầm uất và khá nền nếp, mà hạt nhân là chợ trung tâm Tuy Hòa với hơn 1.500 sạp hàng cố định, có siêu thị và một số quầy hàng chuyên doanh theo hướng hiện đại. Ngoài dự án nâng cấp chợ trung tâm với tổng vốn 18,334 tỷ đồng, Tuy Hoà còn có kế hoạch xây dựng thêm nhiều chợ mới như: chợ phường 7, chợ Minh Đức (xã Hoà Kiến), chợ Màng Màng (xã Bình Kiến),... tạo môi trường giao thương rộng khắp.

- Một điểm nhấn quan trọng trong bức tranh kinh tế của thành phố Tuy Hoà là sự phát triển của ngành du lịch. Những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng như: bãi biển Tuy Hoà, bãi biển Long Thuỷ (thuộc xã An Phú), núi Nhạn, sông Đà,... đã tạo cho Tuy Hoà lợi thế để trở thành thành phố du lịch hấp dẫn.

Trong giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch luôn đạt trên 15%/năm. Lợi thế phát triển ngành công nghiệp "không khói" càng được phát huy khi tỉnh Phú Yên chú trọng đẩy mạnh đầu tư hạ tầng du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch với các tỉnh duyên hải miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh,...

- Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản cũng có bước tiến vững chắc, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,7%/năm (2001 - 2005). Thành phố đang đẩy mạnh thực hiện các dự án quan trọng như: dự án phát triển đàn bò lai sind, dự án phát triển hoa - cây cảnh, dự án sản xuất rau an toàn tại xã Bình Ngọc; chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân.

Trong lĩnh vực thuỷ sản, thành phố khuyến khích và tạo điều kiện để ngư dân đóng mới, cải hoán tàu, thuyền công suất lớn, đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ. Không những thế, Tuy Hòa còn là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước phát triển nghề câu cá ngừ đại dương và dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác, đánh bắt loài thuỷ sản này.

Trong giai đoạn 2000 - 2005, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản bình quân đạt trên 4.000 tấn/năm, trong đó riêng cá ngừ đại dương đạt 2.000 - 2.500 tấn/năm. Phong trào nuôi tôm giống phát triển khá mạnh, hàng năm sản xuất trên 300 triệu con tôm giống post bán ra thị trường.

Hạ tầng

Đường Hùng Vương nhìn từ Kaya hotel

Nằm trên trục Quốc lộ 1A Bắc Nam. Tuyến đường sắt Bắc Nam. Quốc lộ 25, ĐT645 nối liền các tỉnh, thành phố trong khu vực. Sân bay Đông Tác được nâng cấp thành sân bay Tuy Hòa, có vị trí chiến lược quan trọng, phục vụ các chuyến bay Hồ Chí Minh - Tuy Hòa | Hà Nội - Tuy Hòa. Vào năm 2013, sân bay Tuy Hòa sẽ có nhà ga hàng không và trở thành sân bay dân dụng.

  • Hệ thống vận tải: từ thành phố đi khắp các tỉnh thành trong cả nước khá hoàn chỉnh.
  • Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ, phục vụ cho khu vực Thành phố Tuy Hòa và các vùng lân cận.
  • Hệ thống thông tin liên lạc: Bưu điện trung tâm Tỉnh Phú Yên đặt tại trung tâm thành phố đảm bảo liên lạc thông suốt.
  • Hệ thống Internet đường truyền ADSL tốc độ cao là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn thành phố.
  • Hệ thống y tế: Có Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh và Trung tâm Y tế Thành phố Tuy Hòa.
  • Hệ thống giáo dục: Khá hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học.
    • Đại học: Đại học Phú Yên và trường Đại học Xây dựng Miền trung
    • Cao đẳng: Cao đẳng nghề, trường trung cấp y tế, cao đẳng công nghiệp Tuy Hòa, trung tâm giáo dục thường xuyên
    • Học viện: Học viện ngân hàng- Phân viện Phú Yên, đào đạo các cấp học từ trung cấp, Cao đẳng và Đại học chính quy, tại chức, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn.

Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa sông Đà Rằng nằm trong quy hoạch Khu kinh tế nam Phú Yên,gắn với KCN Hòa Hiệp và cảng Vũng Rô, cầu Hùng Vương nối đôi bờ sông Ba với chiều dài 1.400m.

Thành phố Tuy Hòa - Thành phố trực thuộc tỉnh định hướng phát triển mở rộng đô thị ra ba phía (Bắc, Tây, Nam) và sớm hoàn thành các tiêu chuẩn để phấn đấu thành đô thị loại I trước năm 2025.

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Bình Định – Nha Trang đi qua đang được xây dựng.

Du lịch

  • Du lịch là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn với lợi thế nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp.

Vài năm trở lại đây, Tp Tuy Hoà là điểm đến của nhiều chương trình, sự kiện lớn như Duyên Dáng Việt Nam 2010, 2011. Chương trình Sao Mai điểm hẹn 2010. Chung kết cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2009. Chương trình phần thi áo tắm trong cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2010...

  • Các di tích và danh thắng là: Tháp Nhạn, sông Đà Rằng, cầu Đà Rằng, các chùa Hồ Sơn, Hòa Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo Tịnh, Bảo Lâm, Kim Cang, Khu du lịch Đá Bàn, núi Chóp Chài (Nựu Sơn), Khu du lịch Gió Chiều, Bãi biển Tuy Hoà, gành Đá Dĩa, đập Hàn...

Tháp Nhạn

Là công trình kiến trúc nghệ thuật Champa duy nhất còn sót lại trên vùng đất Tuy Hoà. Ngọn tháp nằm trên đỉnh Núi Nhạn, nên được người dân địa phương gọi là Tháp Nhạn. Đây cũng là biểu tượng của Tp Tuy Hoà.

Tháp có điện chính là thờ Bà Thiên Y A Na. Ngoài ra còn phụng thờ Quan Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà, 5 Bà Ngũ Hành, Phật Di Lặc, Quang Thánh...

Núi Nhạn

Là một trong 2 ngọn núi duy nhất nằm lọt giữa trung tâm thành phố. Từ trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt về cả bốn hướng của Tuy Hoà. Đây là điểm tham quan du lịch vô cùng hấp dẫn đối với những ai đến với Tp Tuy Hoà. Bên cạnh đó, dưới chân núi là dòng sông Đà Rằng hiền hoà uốn lượn chảy qua, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ, hữu tình.

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Quyết định 49-CP năm 1977 hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Phú Khánh
  2. ^ Quyết định 241-CP năm 1978 về việc chia một số huyện thuộc tỉnh Phú Khánh
  3. ^ Quyết định 48-HĐBT năm 1981 về việc mở rộng thị xã Tuy Hoà thuộc tỉnh Phú Khánh
  4. ^ Quyết định 100-HĐBT năm 1981 phân vạch địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Phú Khánh
  5. ^ Quyết định 49-CP năm 1977 hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Phú Khánh
  6. ^ Nghị định 31/1999/NĐ-CP về việc thành lập các phường, xã thuộc thị xã Tuy Hoà và huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên
  7. ^ Nghị định 15/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tuy Hoà để thành lập huyện Phú Hoà và thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
  8. ^ Nghị định 95/2003/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Sông Hinh, Phú Hoà và thị xã Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên
  9. ^ QNghị định 03/2005/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên, điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Tuy Hòa và thành lập phường Phú Lâm thuộc thành phố Tuy Hòa
  10. ^ Nghị định số 175/2007/NĐ-CP của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc huyện Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
  11. ^ Quyết định 437/QĐ-TTg năm 2013 công nhận thành phố Tuy Hòa là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Phú Yên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  12. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2018.
  13. ^ Quyết định số 437/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận thành phố Tuy Hòa là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Phú Yên Nguyễn Tấn Dũng 11/03/2013

Tham khảo

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Danh sách xã, phường thuộc thành phố Tuy HòaBản mẫu:Các huyện thị Phú Yên Bản mẫu:TPVN