Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lũng đoạn nhà nước
Dòng 32: Dòng 32:
Ngày 7/1/2022, trung tướng Tô Ân Xô, cho biết Phan Quốc Việt khai nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên khoảng 45% và hối lộ cho các đơn vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng.
Ngày 7/1/2022, trung tướng Tô Ân Xô, cho biết Phan Quốc Việt khai nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên khoảng 45% và hối lộ cho các đơn vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng.
<ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/viet-a-chi-gan-800-ty-dong-thoi-gia-kit-xet-nghiem-4413449.html|tựa đề=Tổng giám đốc Việt Á khai chi 'hoa hồng' gần 800 tỷ đồng|họ=|ngày=2022-1-7|website=vnexpress|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=}}</ref>
<ref>{{Chú thích web|url=https://vnexpress.net/viet-a-chi-gan-800-ty-dong-thoi-gia-kit-xet-nghiem-4413449.html|tựa đề=Tổng giám đốc Việt Á khai chi 'hoa hồng' gần 800 tỷ đồng|họ=|ngày=2022-1-7|website=vnexpress|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=}}</ref>

===Nhận xét===
====Lũng đoạn nhà nước====
Theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, được truyền thông Việt Nam cho đăng vào ngày 11/1/2022, những Kẻ chủ mưu trong vụ bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Nam vẫn còn lẩn khuất. Những người bị khởi tố trong vụ án cho đến lúc này chỉ là những kẻ thực hành, giúp sức.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/viet-a-s-covid-19-test-kits-masterminds-are-still-at-large-01112022071607.html|tựa đề=Đầu sỏ vụ test kit Việt Nam vẫn còn ‘lẩn tránh’|họ=|ngày=2022-1-11|website=RFA|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=}}</ref> Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược VN, Vụ kit xét nghiệm Việt Á có dấu hiệu 'lũng đoạn nhà nước' được chuẩn bị công phu. <ref>{{Chú thích web|url=https://www.bbc.com/vietnamese/forum-59951841|tựa đề=Việt Á: Vụ kit xét nghiệm là dấu hiệu 'lũng đoạn nhà nước' được chuẩn bị công phu|họ=|ngày=2022-1-11|website=BBC|ngôn ngữ=vi|url-status=live|ngày truy cập=}}</ref>


== Chú thích ==
== Chú thích ==

Phiên bản lúc 06:35, ngày 13 tháng 1 năm 2022

Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á
Tên cũ
Công ty Cổ phần Thương mại - Sản xuất và Dịch vụ Việt Á
Thành lập2007
Người sáng lậpPhan Quốc Việt
Trụ sở chính372A/8 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Doanh thu406,7 tỷ (2020)
Tổng tài sản1.200 tỷ (2020)
Websitehttps://vietacorp.com/ (liên kết hỏng)
Ghi chú[1]
Ghi chú
[1]

Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (viết tắt: Công ty Việt Á hoặc Việt Á Corp) là một công ty cung cấp các thiết bị, hóa chất y tế của Việt Nam, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty được biết đến nhờ việc sản xuất kit xét nghiệm COVID-19 trong đại dịch ở Việt Nam.

Lịch sử

Công ty được thành lập vào năm 2007 với số vốn ban đầu là 80 triệu từ 3 thành viên. Ông Phan Quốc Việt (sinh năm 1980) là người sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Cuối năm 2017, Việt Á Corp tăng vốn điều lệ từ 200 tỉ đồng lên 1.000 tỉ đồng, mặc dù trước năm 2017, công ty này chỉ thu nhập vài chục tỉ đồng và thường báo lỗ.[2] Trải qua 6 lần tăng vốn điều lệ, tỉ lệ góp vốn của 3 cổ đông sáng lập vào Công ty Việt Á không biến động, vẫn nắm giữ khoảng 20%. Tuy số vốn nhiều, Công ty Việt Á chỉ mượn chỗ để đặt cái bảng hiệu trụ sở công ty trong 10 năm.[3][4] Phòng sản xuất kit của công ty này chỉ rộng chừng hơn 10m2 với 10 nhân sự. Hệ thống thiết bị, máy móc chỉ là vài chiếc tủ cấp đông và vài chiếc máy tách chiết cũ. [5][6]

Trước dịch COVID-19, công ty được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 bộ kit thử bệnh lao, viêm gan A, viêm gan B, tay - chân - miệng, HPV[7] Việt Á tự giới thiệu là công ty có kinh nghiệm 10 năm về lĩnh vực sinh học phân tử.[8][9]

Ngày 4 tháng 3 năm 2020, bộ sinh phẩm realtime PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 do Học viện Quân y và Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên cứu với ngân sách gần 19 tỷ đồng, sản xuất trở thành sản phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 đầu tiên của Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng tạm thời.[10][11][12][13] Bộ kit giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia phát triển được kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 vào thời điểm đó.[9]

Trong giai đoạn thiếu hụt kit xét nghiệm toàn cầu, sản phẩm trên đã được dùng cho lên đến 80% xét nghiệm tại Việt Nam.[14]

Đến tháng 12 năm 2021, công ty đã cung ứng kit cho 62 tỉnh, thành phố với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.[1][15]

Sản phẩm

  • Kit xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR, với các ưu điểm là chỉ cần 1 phản ứng, cho kết quả xét nghiệm trong 1 giờ.[16]
  • Kit xét nghiệm lao, viêm gan A, B, tay - chân - miệng, HPV…[7]

Thành tích

Tháng 3 năm 2021, công ty được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng Huân chương Lao động hạng Ba theo đề nghị của UBND TP.HCM, do Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng sinh phẩm xét nghiệm RT-PCR phát hiện virus SARS-CoV-2, phục vụ hiệu quả cho công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.[17]

Bê bối

Ngày 18 tháng 12 năm 2021, ông Phan Quốc Việt - Tổng giám đốc của công ty đã bị bắt để điều tra về hành vi nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối lộ cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh thành để bán kit với giá cao hơn so với giá thành sản xuất. Cùng bị tạm giam là Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương – CDC Hải Dương). Cả hai cùng 5 bị can khác bị cáo buộc đã vi phạm Luật đấu thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước ước tính khoảng 30 tỉ đồng.[7][18][15] Trước đó vào tháng 4 năm 2020, Bộ Y tế Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa tin loại kit test trên đã được WHO chấp thuận và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu.[19][20][21] Tuy nhiên thực tế WHO không chấp nhận loại kit này.[22] Trên trang thông tin chính thức Bộ Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Anh, bộ xét nghiệm của Việt Á không có tên trong danh sách đạt chuẩn Anh và được phép lưu hành trên thị trường Anh.[23][24] Cũng trong thời gian trên, Bộ Y tế Việt Nam với tư cách bộ quản lý chuyên ngành đã cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Á nên được cho là cơ quan thực hiện việc công bố/cập nhật công khai giá bộ kit xét nghiệm (trong đó bộ kit của Việt Á được ghi 470.000 đồng/kit).[25][26]

Bộ Khoa học và Công nghệ sau đó vào ngày 27 tháng 12 năm 2021 phát đi văn bản cho rằng thông tin sai sự thực về kit xét nghiệm của Việt Á là "trên cơ sở tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống", nhưng chính Bộ này trước đó đã gửi thông tin chính thức đến các cơ quan báo chí khẳng định việc "bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp thuận".[27] Cùng ngày, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 11 (khóa IX), nhiều Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ.[28]

Ngày 31 tháng 12, khi có căn cứ xác định dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý, nghiên cứu, chuyển giao Đề tài khoa học về sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ và trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm thời, cấp phép đăng ký lưu hành chính thức sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19, việc hiệp thương giá sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 với Công ty Việt Á tại Bộ Y tế, Bộ Công an đã khởi tố 11 viên chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế. Ngoài ra, các viên chức của CDC Nghệ An, CDC Bình Dương cũng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". [29][30]

Thú nhận

Ngày 7/1/2022, trung tướng Tô Ân Xô, cho biết Phan Quốc Việt khai nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên khoảng 45% và hối lộ cho các đơn vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng. [31]

Nhận xét

Lũng đoạn nhà nước

Theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, được truyền thông Việt Nam cho đăng vào ngày 11/1/2022, những Kẻ chủ mưu trong vụ bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Nam vẫn còn lẩn khuất. Những người bị khởi tố trong vụ án cho đến lúc này chỉ là những kẻ thực hành, giúp sức.[32] Theo TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược VN, Vụ kit xét nghiệm Việt Á có dấu hiệu 'lũng đoạn nhà nước' được chuẩn bị công phu. [33]

Chú thích

  1. ^ a b “Doanh thu của Việt Á tăng gấp sáu trong năm bắt đầu bán kit xét nghiệm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ “Doanh nhân Phan Quốc Việt bị bắt vì 'thổi giá' kit test Covid-19 là ai?”. thanhnien. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  3. ^ “Những ai góp vốn vào Công ty Việt Á?”. daidoanket. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2021.
  4. ^ 'Trụ sở chính' của Công ty Việt Á chỉ có cái biển hiệu đặt nhờ, không có nhân viên”. Báo Tuổi trẻ. 19 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ “Ngân sách khoa học bỏ 4,5 tỷ cho Việt Á sản xuất kit chẩn đoán vô sinh”. vtc. 29 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ “Xưởng sản xuất Kit xét nghiệm COVID-19 'lớn nhất cả nước' của Việt Á rộng... 10m2”. VTV. 19 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ a b c “Tổng giám đốc Phan Quốc Việt vừa bị bắt vì 'thổi giá' kit test COVID-19 là ai?”. Báo Tuổi trẻ. 19 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ “Giới thiệu công ty”. Việt Á Corp. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2010.
  9. ^ a b “Làm bộ kit xét nghiệm Covid-19 "made in Vietnam", Cty Việt Á của ai?”. Viettimes. 19 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  10. ^ “Bộ Y tế lần đầu tiên nói về vụ 'test kit Việt Á': Bộ thực hiện đúng quy định, địa phương tự mua sắm”. Báo Tuổi trẻ. 21 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ “Việt Nam công bố có thể sản xuất 10.000 bộ kít phát hiện nCoV/ngày”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  12. ^ “Về việc ban hành danh mục 02 sinh phẩm chẩn đoán invitro xét nghiệm vi rút Corona (SARS-CoV-2) được cấp số đăng ký”. Bộ Y tế Việt Nam. 4 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  13. ^ “Bộ Khoa học - công nghệ: Kit xét nghiệm Việt Á được nhận gần 19 tỉ đồng kinh phí nghiên cứu”. Báo Tuổi trẻ. 26 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  14. ^ “Emerging COVID-19 success story: Vietnam's commitment to containment”. Our World in Data. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ a b PLO.VN (21 tháng 12 năm 2021). “Lời khai ban đầu của các bị can trong vụ Việt Á bán kit test cho 62 tỉnh, thành”. PLO. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ “Ưu điểm vượt trội của bộ kit xét nghiệm SARS-Cov-2 'made in VietNam'. baochinhphu.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ PLO.VN (21 tháng 12 năm 2021). “Khó thu hồi Huy chương Lao động hạng 3 của Việt Á?”. PLO. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  18. ^ 'Sân trước, sân sau'. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ “Ai chịu trách nhiệm về tính liêm chính của thông tin khoa học?”. Báo Công an nhân dân. 22 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ “Sản xuất thành công sinh phẩm mới, Việt Nam làm chủ 2 phương pháp xét nghiệm COVID-19”. Bộ Y tế Việt Nam. 27 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  21. ^ “Bộ KIT xét nghiệm Covid -19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận”. Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 26 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2021.
  22. ^ “EUL 0524-210-00 WHO EUL Public Report” (PDF). WHO. tháng 10 năm 2020. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  23. ^ “Covid: Bộ xét nghiệm Việt Á là 'hàng nội, giá ngoại', không được WHO và Anh công nhận”. BBC. 21 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  24. ^ “COVID-19 test validation approved products”. GOV.UK (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  25. ^ 'Sân trước, sân sau'. Báo Thanh niên. 26 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  26. ^ “Danh sách các sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm SARS-CoV-2 đã được cấp số đăng ký, GPNK kèm thông tin hiệu năng và khả năng cung ứng và giá bán do đơn vị cung ứng công bố (cập nhật lần 4)”. Bộ Y tế Việt Nam. 13 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  27. ^ “Bộ nói sai, sao lỗi lại là vì báo chí!”. vietnamnet. 28 tháng 12 năm 2021.
  28. ^ “Vụ Công ty Việt Á: Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ”. nld. 27 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  29. ^ “Phó Vụ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ vừa bị khởi tố đã ca ngợi kit test Việt Á thế nào?”. danviet. 1 tháng 1 năm 2022.
  30. ^ “Vụ thổi giá kít xét nghiệm Việt Á: Khởi tố nhiều lãnh đạo cấp vụ thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN”. Báo Người lao động. 31 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2022.
  31. ^ “Tổng giám đốc Việt Á khai chi 'hoa hồng' gần 800 tỷ đồng”. vnexpress. 7 tháng 1 năm 2022.
  32. ^ “Đầu sỏ vụ test kit Việt Nam vẫn còn 'lẩn tránh'. RFA. 11 tháng 1 năm 2022.
  33. ^ “Việt Á: Vụ kit xét nghiệm là dấu hiệu 'lũng đoạn nhà nước' được chuẩn bị công phu”. BBC. 11 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài