Đỗ Chí Nghĩa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đỗ Chí Nghĩa
Chức vụ
Nhiệm kỳ21 tháng 7 năm 2021 – nay
2 năm, 280 ngày
Chủ nhiệmNguyễn Đắc Vinh
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ20 tháng 7 năm 2021 – nay
2 năm, 281 ngày
Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ
Đại diệnPhú Yên
Tỉ lệ68,30%
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh5 tháng 1, 1975 (49 tuổi)
Đại Cương, Kim Bảng, Hà Nam
Nghề nghiệpNhà báo
Chính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnPhó Giáo sư, Tiến sĩ Báo chí
Cao cấp lý luận chính trị
Trường lớpHọc viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Đỗ Chí Nghĩa (sinh ngày 5 tháng 1 năm 1975) là nhà báo, chính trị gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XV từ Phú Yên. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Văn phòng, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân.

Đỗ Chí Nghĩa là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, học hàm và học vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Báo chí, Cao cấp lý luận chính trị. Ông có sự nghiệp tập trung cho ngành báo chí, với 20 năm giảng dạy đại học, rồi tham gia hoạt động ở Quốc hội.

Xuất thân và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Chí Nghĩa sinh ngày 5 tháng 1 năm 1975 tại xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, quê quán ở phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Duy Tiên, thi đỗ và học Học viện Báo chí và Tuyên truyền, có hai bằng cử nhân gồm Cử nhân Báo chí và Cử nhân Quản lý xã hội, sau đó tiếp tục học cao học, rồi nghiên cứu sinh về truyền thông đại chúng và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài "Vai trò báo chí trong định hướng dư luận xã hội",[1] trở thành Tiến sĩ Báo chí năm 2010. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 22 tháng 11 năm 1995, trở thành đảng viên chính thức sau đó 1 năm, từng theo học các khóa chính trị ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị. Nay ông thường trú ở phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.[2]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 1996, sau khi tốt nghiệp trường Báo chí, Đỗ Chí Nghĩa được giữ lại trường làm Giảng viên tập sự Khoa Báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, và chính thức là Giảng viên từ tháng 1 năm 1999.[3] Ông công tác giảng dạy liên tục ở trường, ban đầu ở Khoa Báo chí những năm 1996–2003, chuyển sang Khoa Phát thanh – Truyền hình từ năm 2003, rồi kiêm nhiệm vị trí Tổng Biên tập Thời báo Doanh nhân từ đầu năm 2008. Tháng 10 năm 2011, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, là Bí thư Chi bộ khoa và được bầu làm Đảng ủy viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ tháng 12 năm 2012. Sau đó, ông là Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo từ tháng 6 năm 2014, rồi Trưởng khoa từ tháng 11 cùng năm.[4]

Tháng 5 năm 2015, sau gần 20 năm công tác ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đỗ Chí Nghĩa được điều tới Văn phòng Quốc hội, bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân, đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy cơ quan này.[5] Bên cạnh đó, ông tham gia tổ chức xã hội, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Văn phòng Quốc hội. Năm 2021, ông được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội từ Phú Yên,[6] thuộc đơn vị bầu cử số 1 gồm thị xã Đông Hòa, huyện Phú Hòa, Tây Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh,[7] rồi trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với tỷ lệ 68,30%.[8][9] Ngày 21 tháng 7 năm 2021, ông được phê chuẩn làm Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.[10]

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đỗ Chí Nghĩa (2011). Lý lẽ cuộc sống. Hà Nội: Thông tin và Truyền thông.
  • Đỗ Chí Nghĩa (2013). Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội. Hà Nội: Chính trị quốc gia – Sự thật.
  • Đỗ Chí Nghĩa (2014). Nhà báo và sáng tạo báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Sách chuyên khảo. Hà Nội: Chính trị quốc gia.
  • Đỗ Chí Nghĩa (2014). Báo chí và mạng xã hội: Sách chuyên khảo. Hà Nội: Lý luận chính trị.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Vai trò báo chí trong định hướng dư luận xã hội: LATS Truyền thống đại chúng: 62.32.01.01”. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ “Tiểu sử những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV”. Tuyên giáo Phú Yên. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ “Hồ sơ Đỗ Chí Nghĩa”. Vietnamnet. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ “Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa”. Bầu cử Quốc hội. ngày 10 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ “Chân dung Nhà báo - Phó giáo sư 46 tuổi trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV”. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. ngày 15 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ “Thông cáo báo chí về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trên địa bàn tỉnh Phú Yên”. Phú Yên. ngày 26 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ “Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 - tỉnh Phú Yên”. Tuổi trẻ Phú Yên. ngày 26 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ “Phú Yên: thành công của cuộc bầu cử thể hiện niềm tin của người dân”. Quốc hội. ngày 26 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ Nguyễn Thị Hiếu (ngày 14 tháng 6 năm 2021). “Danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Phú Yên”. Phú Yên. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ Luân Dũng (ngày 23 tháng 7 năm 2021). “Phê chuẩn nhân sự Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên thường trực các Uỷ ban”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Hồ Anh Tài
Tổng Biên tập Báo Đại biểu nhân dân
2015–2021
Kế vị:
Phạm Thị Thanh Huyền