Anna của Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Anna của Nga
Vẽ bởi Louis Caravaque
Nữ hoàng Nga
Tại vịngày 30 tháng 1 năm 1730 – 28 Tháng 10, 1740
Đăng quang28 Tháng 4, 1730
Tiền nhiệmPyotr II
Kế nhiệmIvan VI
Thông tin chung
Sinh7 Tháng 2, 1693
Moskva
Mất28 tháng 10, 1740(1740-10-28) (47 tuổi)
Sankt-Peterburg
Phối ngẫuFrederick William
Tên đầy đủ
Anna Ivanovna Romanova
Hoàng tộcNhà Romanov
Thân phụIvan V
Thân mẫuPraskovia Saltykova
Tôn giáoChính Thống giáo Nga

Anna Ioannovna (tiếng Nga: Анна Иоанновна; 7 tháng 2 năm 1693 – 28 tháng 10 năm 1740 [lịch cũ 28 tháng 1 năm 1693 – 17 tháng 10 năm 1740]), cũng được phiên âm là Anna Ivanovna[1] là nhiếp chính vương của Công quốc Courland từ 1711 đến 1730 và sau đó cai trị nước Nga với danh hiệu Nữ hoàng Nga từ 1730 đến 1740.

Cuộc sống ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Anna sinh ra ở Moskva, là con gái của Sa hoàng Ivan V và vợ ông Hoàng hậu Praskovia Saltykova. Mặc dù cha của Anna là Sa hoàng nước Nga và đồng cai trị với người em trai cùng cha khác mẹ của ông Sa hoàng Pyotr I, ông bị thiểu năng tâm thần và không có khả năng điều hành đất nước. Vì thế nên, người em trai cùng cha khác mẹ của ông trở thành người cai trị chuyên chế của toàn cõi nước Nga. Ivan V băng hà tháng 2 năm 1696, khi mà Anna chỉ mới 3 tuổi, và chú của bà trở thành người cai trị duy nhất của nước Nga.

Bà có một người chị gái Catherine và một người em gái Praskovya. Cả ba được nuôi dưỡng một cách có kỷ luật và khắt khe bởi người mẹ góa bụa của họ Praskovia Saltykova. Sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả, Praskovia Saltykova đã trở thành một người vợ mẫu mực của một người đàn ông chịu sự thách thức của căn bệnh tâm thần, nên bà cũng muốn những đứa con gái của mình phải lớn lên trong một tiêu chuẩn cao về đạo đức và đức hạnh. Sự giáo dục của bà bao gồm việc học tiếng Pháp, tiếng Đức, các thuyết giáo chính thống và văn hóa dân gian, xen lẫn với âm nhạc và múa. Lớn lên thêm một chút, bà trở thành một cô gái bướng bỉnh, vì thế bà còn từng được gọi là "Iv-anna Khủng Khiếp".

Trong khi đó, chú của bà Pyotr I đã yêu cầu gia đình bà chuyển từ Moskva đến St. Peterburg. Điều này có nghĩa là một sự thay đổi không chỉ về vị trí mà còn cả xã hội, và điều này có ảnh hưởng đáng kể đến Anna. Bà cực kỳ thích sự lộng lẫy của cung đình và sự tiêu xài hoang phí nơi đây, cái mà hoàn toàn khác với sự nghiêm khắc của mẹ bà.

Kết hôn và goá bụa[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1710, khi Anna được 17 tuổi, Pyotr I sắp xếp cho bà kết hôn với Frederick William, Công tước của Công quốc Courland, một người cùng tuổi với bà. Đám cưới của bà được tổ chức với quy mô lớn, bà cũng nhận được một số tiền hồi môn lớn (200000 rúp) từ chú bà.

Cặp đôi mới cưới đã dành nhiều tuần ở Nga trước khi quay về Courland. Khi đi được chỉ 20 dặm bên ngoài St. Peterburg, Frederick William qua đời đột ngột, không rõ nguyên nhân.

Sau khi chồng qua đời, Anna đi đến Jelgava (thủ đô của Courland) và cai trị Courland trong vòng hai mươi năm, từ 1711 đến 1730. Trong thời gian này, Peter Bestuzhev (một người Nga) là cố vấn của bà (đôi khi là nhân tình). Bà không bao giờ tái hôn sau cái chết của chồng, nhưng những kẻ thù của bà cho rằng Ernst Johann von Biron (một cận thần của bà) là nhân tình của bà nhiều năm. 

Lên ngôi[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 1730, Sa hoàng Pyotr II (cháu trai của Sa hoàng Pyotr I) băng hà khi còn trẻ mà không có con để nối ngôi. Cái chết của ông đã làm kết thúc dòng chính thống của Nhà Romanov. Ứng cử viên ngai vàng lúc này là ba người con gái còn sống của Sa hoàng Ivan V là bà (sinh 1693), Catherine (sinh 1691), Praskovya (sinh 1694) và hai người con gái của Sa hoàng Pyotr I là Anna (sinh 1708) và Elizaveta (sinh 1709).

Ivan V là anh trai của Pyotr I, và vì thế nên các con của Ivan V được ưu tiên để kế vị ngai vàng hơn các con của Pyotr I. Tuy nhiên, nếu nhìn từ quan điểm khác như người kế vị ngai vàng nên là những người thân gần gũi nhất của tiên hoàng thì những người con gái của Pyotr I sẽ được ưu tiên hơn, vì họ là cô của Tiên hoàng Pyotr II. Sự tiến thoái lưỡng nan này ngày càng lớn hơn, vì những người con gái của Pyotr I đều là những đứa con ngoài giá thú được sinh ra bởi một người hầu tên là Catherine, nhưng chỉ được hợp pháp hóa sau đó khi Pyotr I kết hôn với Catherine. Mặt khác, Praskovia Saltykova, vợ của Ivan V, lại là con gái của nhà quý tộc.

Tiền đúc in hình Anna
Nữ hoàng Anna xé rách các hiệp ước

Cuối cùng, Hội đồng Cơ mật tối cao Nga dẫn đầu bởi Hoàng thân Dmitri Golitzyn đã chọn Anna để bước lên ngai vàng, bà được chọn trong khi chị gái bà không được chọn ngay cả khi bà chỉ là người em. Có một số lý do cho điều này: Anna là một góa phụ nhưng không có con (như thế nếu Anna lên ngôi thì sẽ không có nguy cơ một thế lực ngoại quốc nào có thể cầm quyền ở Nga thông qua quyền họ nội). Mặt khác, về Catherine thì đã kết hôn với Công tước Karl Leopold xứ Mecklenburg-Schwerin, điều này sẽ có hại cho nước Nga nếu Karl Leopold thông qua cuộc hôn nhân với vợ muốn cầm quyền cai trị nước Nga một cách gián tiếp, và đặc biệt là Catherine đã có một đứa con gái với Karl Leopold.

Hội đồng Cơ mật Tối cao muốn một người góa phụ không con giống Anna lên ngôi hơn thay vì các chị em của bà. Vì họ mong muốn rằng một khi đăng quang bà sẽ cảm thấy mang ơn các quý tộc và trở thành một bù nhìn. Để đảm bảo điều đó, Hội đồng đã thuyết phục Anna ký kết một tuyên bố về "những điều kiện", trong đó nói rằng Anna sẽ cai trị theo sự thương nghị của họ và không được phép bắt đầu một cuộc chiến tranh hoặc kêu gọi hòa bình và đặt các loại thuế, chi tiêu ngân sách nhà nước mà không có sự đồng ý của họ.[2] Bà cũng không được xử phạt bất cứ ai trong giới quý tộc mà không qua thưa kiện, không thể ban cho bất cứ ai các khoản tài trợ, không thể bổ nhiệm bất cứ ai vào các vị trí quan lại dù người đó có là người ngoại quốc hay là người Nga mà không có sự đồng ý của Hội đồng.[3]

Ngày 18 Tháng 1 Năm 1730, Anna ký kết tuyên bố về "những điều kiện" ở Jelgava, và sau đó tiến tới thủ đô nước Nga. Trong vòng một vài ngày, các phe phái khác đã nhanh chóng dấy lên phản đối "những điều kiện" này vì trong "những điều kiện" này quy định Dolgorouki và Galitzin sẽ là hai gia tộc gián tiếp cai trị nước Nga. Ngày 7 Tháng 3 Năm 1730, một nhóm người thuộc phe phái này đi đến cung điện và kiến nghị với Nữ hoàng về việc bãi bỏ "những điều kiện" này và phục hồi quyền chuyên chế chấp chính của bà giống các sa hoàng trước đây.[4] Một trong những người kêu gọi Anna bác bỏ hiệp ước này có chị bà Công chúa Catherine.[5] Ngay sau đó bà nhanh chóng nắm quyền lực chuyên chế và cai trị như một sa hoàng. Vào chính đêm đó bà xé rách các hiệp ước, có lời đồn rằng lúc đó xuất hiện một cực quang trên bầu trời.


Chính sách[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên trong nội các chính phủ của Nữ hoàng Anna Ivanovna,vẽ bởi Valery Jacobi.[a]
Court jesters of Empress Anna Ioanovna. Painting by Valery Jacobi.

Anna đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc rực rỡ và xa hoa ở St. Petersburg. Bà đã cho hoàn thành nốt một con đường thủy được khởi xướng xây dựng dưới thời vua Pyotr Đại Đế để tiếp tục mở rộng quy mô hải quân.

Viện Hàn lâm Khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu xây dựng dưới thời vua Pyotr Đại Đế, Anna đã cho tiếp tục tài trợ nguồn vốn để hoàn thành công trình Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Sự Tây hoá[sửa | sửa mã nguồn]

Việc Tây hoá toàn thể nước Nga vẫn được tiếp diễn sau thời kỳ trị vì của Pyotr Đại Đế bằng các lĩnh vực mang đậm nét phương Tây như Viện Hàn Lâm Khoa học, kịch trường và opera. Dù tốc độ Tây hoá không được nhanh giống như thời kỳ của chú bà trị vì nhưng rõ ràng đây là một thời kỳ văn hóa trong việc mở rộng kiến thức. Có ý kiến cho rằng thành công trong việc Tây hoá toàn cõi nước Nga là do những nỗ lực của giới quý tộc Đức.[6]

Trong một khía cạnh, triều đại của bà khác xa so với triều đại của các Sa hoàng Nga khác trong lịch sử, triều đình của bà đa số là các triều thần ngoại quốc, phần lớn trong số đó là người Đức.

Có rất nhiều đề cập đến Đức trong suốt triều đại của Anna. Thí dụ như, bà thường ban cho họ những địa vị và đặc quyền quan trọng trong nội các chính phủ. Điều này là do bà rất ít tin tưởng vào người Nga.

Băng hà và kế tục[sửa | sửa mã nguồn]

Vì sức khoẻ ngày một suy giảm, bà đã bổ nhiệm Ivan cháu trai bà là người thừa kế ngai vàng và Biron là nhiếp chính. Đây là một nỗ lực để đảm bảo rằng các Sa hoàng đời sau sẽ luôn là các hậu duệ của cha bà thay vì là hậu duệ của chú bà.

17 Tháng 10 Năm 1740, Nữ hoàng Anna băng hà. Ivan VI chỉ mới được hai tháng tuổi vào lúc đó và mẹ của ông Anna Leopoldovna, bị ghét vì những mối quan hệ với người Đức. Như một hậu quả, ngay sau cái chết của Anna, Elizaveta của Nga, người con gái đã được hợp pháp hoá của Pyotr Đại Đế, đã thành công trong việc đạt được sự ủng hộ của quần chúng, giam cầm Ivan VI của Nga và lưu đày mẹ ông, Nữ hoàng Anna đã được an táng 3 tháng sau đó 15 Tháng 1, 1741, để lại phía sau sự không chắc chắn về tương lai của nước Nga.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ In Jacobi's ironic and critical historical pastiche, the thoroughly Frenchified ministers, their weaknesses symbolized by crutches and a rolling invalid's chair, are dominated by the absent presence of the Empress, through her empty seat at table and her shadowed portrait looming on the wall; at right a courtier behind the screen eavesdrops on the proceedings.
  1. ^ Baynes 1878.
  2. ^ Lipski 1959, tr. 2.
  3. ^ In Jacobi's ironic and critical historical pastiche, the thoroughly Frenchified ministers, their weaknesses symbolized by crutches and a rolling invalid's chair, are dominated by the absent presence of the Empress, through her empty seat at table and her shadowed portrait looming on the wall; at right a courtier behind the screen eavesdrops on the proceedings.
  4. ^ Lipski 1959, tr. 5.
  5. ^ Lipski 1956, tr. 488.
  6. ^ Lipski.[cần chú thích đầy đủ]