Cổng thông tin:Thần đạo/Thần/Lưu trữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Amaterasu

Amaterasu là một vị thần trong thần thoại Nhật Bản, và một là vị thần quan trọng trong Thần đạo. Amaterasu không chỉ được coi là vị thần của mặt trời, mà còn là vị thần của vũ trụ. Tên gọi Amaterasu có nguồn gốc từ cụm từ amateru, mang ý nghĩa "tỏa sáng trên thiên đường." Ý nghĩa của toàn bộ tên gọi của nữ thần này, Amaterasu-ōmikami, là "vị kami vĩ đại uy nghi toả sáng trên thiên đường". Theo KojikiNihon Shoki trong thần thoại Nhật Bản, các Thiên hoàng Nhật Bản được coi là hậu duệ trực tiếp của Amaterasu. Bà được sinh ra từ mắt trái của Izanagi khi ông đang tẩy uế trong một dòng sông và kế tục trở thành chủ nhân của Takamagahara.

Tsukuyomi

Tsukuyomi là vị thần mặt trăng trong thần đạothần thoại Nhật Bản. Khác với những thần thoại của các quốc gia khác, thần mặt trăng của Nhật Bản là một vị nam thần, điều này được nói rõ trong các thư tịch cổ như Cổ sự kýVạn diệp tập.

Tsukuyomi là người được sinh ra thứ hai trong "tam quý tử", ba vị thần được Izanagi sinh ra lúc đang tẩy uế sau khi rời hoàng tuyền, theo đó, Tsukuyomi được sinh ra từ mắt phải của Izanagi. Tsukuyomi đã cưới chính người chị gái của mình là nữ thần mặt trời Amaterasu. Nhưng tình cảm của hai vị thần này đã bị rạn nứt sau khi Tsukuyomi giết chết nữ thần thực phẩm Uke Mochi, dẫn tới việc ngày và đêm bị chia tách.

Susanoo

Susanoo là vị thần biển cảbão tố của Thần đạo, đồng thời là người cai trị Neno-Katasu-Kuni.

Trong thần thoại Nhật Bản, Susanoo, vị thần bão tố hùng mạnh của Mùa hè, là em trai của Amaterasu, nữ thần Mặt Trời, và của Tsukuyomi, thần Mặt Trăng. Cả ba đều được sinh ra từ Izanagi, khi ông rửa sạch mặt mình khỏi bụi bẩn của Yomi, Hoàng Tuyền. Amaterasu được sinh ra khi Izanagi rửa mắt trái, Tsukuyomi được sinh ra khi ông rửa mắt phải, và Susanoo khi rửa mũi. Susanoo sử dụng Thanh kiếm Kusanagi làm vũ khí của mình.

Izanagi

Izanagi là một trong 12 vị thần thuộc thần thế thất đại trong thần thoại Nhật BảnThần đạo. Izanagi và vợ, đồng thời cũng là em gái, Izanami, đã sáng tạo ra các hòn đảo của Nhật Bản và sinh ra nhiều vị thần quyền năng trong thần đạo. Izanami đã chết sau khi sinh ra thần lửa Kagu-tsuchi, quá phẫn nộ, Izanagi đã lập tức chém Kagu-tsuchi thành tám khúc bằng thanh kiếm Totsuka-no-Tsurugi. Ông sau đó đã xuống hoàng tuyền để cứu vợ nhưng không thành, trên đường trở về từ hoàng tuyền, ông sinh ra ba vị thần là Amaterasu, TsukuyomiSusanoo.

Fūjin

Fūjin là vị thần gió của Nhật Bản và là một trong những vị thần Shinto lâu đời nhất. Ông được miêu tả là một con quỷ phù thủy đáng sợ, giống như một con người da đỏ đầu xanh mặc áo da báo, mang một túi gió lớn trên vai. Trong nghệ thuật Nhật Bản, vị thần thường được miêu tả cùng với Raijin, thần sét, sấm sét và bão tố.

Hachiman

Hachimanthần chiến tranh của đạo Shinto, và người bảo vệ thiêng liêng của nước Nhật và người Nhật. Tên của vị thần này có nghĩa là Thần của tám cờ hiệu, nói đến 8 cờ hiệu trên trời báo hiệu sự ra đời của Thiên hoàng Ōjin thần thánh. Con vật biểu tượng và người truyền thông điệp của ông là chim bồ câu.

Từ thời cổ đại, Hachiman đã được nông dân thờ làm thần nông nghiệp và ngư dân hy vọng ông sẽ mang đầy cá vào lưới của họ. Trong tôn giáo Shinto, ông được đồng nhất bằng huyền thoại với Thiên hoàng Ojin, con trai của Hoàng hậu Jingū, từ thế kỷ 3-4 CN. Tuy vậy, sau khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, Hachiman trở thành một vị thần chung, hòa trộn giữa tín ngưỡng Shinto bản địa với Phật giáo. Trong Phật giáo, từ thế kỷ 8, ông có liên hệ với vị bồ tát Daibosatsu.

Hoori

Hoori là một vị thần trong thần thoại Nhật Bản. Ông là con trai út của thần Ninigi-no-Mikoto và công chúa hoa nở Konohanasakuya-hime. Ông là một trong các tổ tiên của các Thiên hoàng Nhật Bản.

Truyền thuyết về Hoori được chép cả trong Cổ sự kýNhật Bản thư kỷ. Hoori làm nghề săn bắt. Ông tranh cãi với anh trai Hoderi làm nghề đánh cá về một lưỡi câu Hoori đã ép anh trai mình cho mượn rồi đánh mất. Hoderi cho rằng Hoori nên trả lại đúng chiếc lưỡi câu đó và không chấp nhận một chiếc khác. Hoori phải lặn xuống đáy biển tìm mà vẫn không thấy. Nhưng anh lại tìm thấy Toyotama-hime, con gái của thần biển Ryūjin. Thần biển giúp Hoori tìm lưỡi câu của Hoderi, sau đó Hoori kết hôn với con gái thần biển Toyotamahime.

Inari Ōkami

Inari Ōkamikami của loài cáo, của sự phì nhiêu, gạo, tràsake, của nông nghiệpcông nghiệp, của sự thịnh vượng chung và sự thành công của thế gian, và là một trong những kami chính của Thần đạo. Trong thời kì đầu của Nhật Bản, Inari cũng là người bảo trợ của thợ rèn kiếmthương gia. Đại diện như nam, nữ, hoặc bán nam bán nữ, Inari đôi khi được xem như là một tập thể của ba hoặc năm cá nhân kami. Inari dường như đã được tôn thờ từ khi thành lập một đền thờ tại Núi Inari vào năm 711, mặc dù một số học giả tin rằng sự thờ phụng bắt đầu vào cuối thế kỷ thứ 5.

Kichijōten

Kichijōten là một nữ thần Nhật Bản. Được du nhập từ hình ảnh nữ thần Lakshmi trong Ấn Độ giáo, đôi khi bà cũng nằm trong Thất Phúc Thần, thay thế cho Thọ Lão Nhân. Bà là nữ thần tượng trưng cho sự hạnh phúc, sanh sôi và sắc đẹp.

Konohana Sakuya Hime

Konohanasakuya-hime là một nhân vật trong thần thoại Nhật Bản, nàng công chúa của hoa nở, biểu tượng cho nét thanh nhã của trời đất. Nàng là con gái của thần núi Ohoyamatsumi. Nàng thường được coi là hóa thân của đời sống người Nhật, đặc biệt là vì biểu tượng của nàng là hoa anh đào.

Nàng là vợ của thần Ninigi. Họ gặp và yêu nhau bên bờ biển; Ninigi đã xin Oho-yama được cưới nàng. Oho-Yama muốn gả con gái lớn Iwa-Naga nhưng trái tim Ninigi đã thuộc về Kono-hana. Oho-Yama miễn cưỡng phải chấp thuận, Ninigi và Kono-hana nên vợ nên chồng. Vì Ningi từ chối công chúa của đá Iwa-Naga nên đời sống con người mới ngắn ngủi và phù du như bông hoa anh đào chứ không lâu dài và vĩnh cửu như đá tảng.

Ninigi-no-Mikoto

Ninigi-no-Mikoto là một nhân vật trong Thần thoại Nhật Bản. Ông là con trai của Ame no Oshihomimi no Mikoto và là cháu nội của nữ thần Mặt trời Amaterasu. Nữ thần cử ông xuống trần gieo hạt trồng lúa. Ông là cụ nội của Thiên hoàng Jimmu. Tên ông còn được viết là Ninigi.

Amaterasu cử ông mang ba bảo vật cho Thiên hoàng xuống bình định Nhật Bản. Thanh kiếm Kusanagi, gương thần Yata no kagami, và ngọc bội Yasakani no magatama. Ba báu vật này biểu thị rằng Thiên hoàng là hậu duệ của chính Amaterasu.

Ryūjin

Ryūjin là thần cai quản biển khơi trong thần thoại Nhật Bản. Hình tượng con rồng Nhật Bản biểu trưng cho sức mạnh của đai dương có miệng lớn và có thể biến thành hình dạng con người. Ryujin sống ở cung điện Ryūgū-jō dưới biển khơi xây bằng san hô đỏ và trắng. Từ đây ông điều khiển thủy triều bằng hai viên ngọc KanjuManju. Rùa biển, sứa thường được vẽ làm nô bộc của Ryujin.

Ryūjin là cha của nữ thần xinh đẹp Otohime, vợ của hoàng tử thợ săn Hoori. Thiên hoàng đầu tiên của nước Nhật, Jimmu, được cho là cháu nội của Otohime và Hoori. Do đó, Ryujin được coi là một trong các tổ tiên của các Thiên hoàng Nhật Bản.

Toyotama-hime

Toyotama-hime là một nữ thần trong thần thoại Nhật Bản. Nàng là con gái của thần biển Ryūjin. Nàng kết hôn với chàng thợ săn Hoori và hạ sinh một con trai sau này là cha của Thiên hoàng Jimmu, Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản. Sau khi sinh con, bà biến thành một con rồng và bay đi mất.

Ugayafukiaezu

Ugayafukiaezu-no-Mikoto là một vị thần trong thần thoại Nhật Bản. Ông là cha của Thiên hoàng đầu tiên, Jimmu.

Ugayafukiaezu là con trai của Hoori, con trai của Ninigi-no-Mikoto, và Toyotama-hime, con gái của Ryūjin. Mặc dù Toyotama-hime có mang ở điện Ryūgū dưới biển khơi, nàng không muốn sinh con dưới biển nên tìm đến vùng bờ biển. Cả Hoori và Toyotama-hime đều muốn xây một ngôi nhà lợp lông chim chả thay vì cỏ thường để nàng lâm bồn.

Yamatohime-no-mikoto

Yamatohime-no-mikoto là một vị thần Nhật Bản được cho là đã lập nên đền Ise, nơi Thiên Chiếu đại thần Amaterasu Omikami ngự. Yamatohime-no-mikoto là con gái Thiên hoàng thứ 11 Suinin.

Truyền thuyết kể lại rằng khoảng 2000 năm trước, Thiên hoàng Suinin hạ lệnh cho con gái mình là Công chúa Yamatohime-no-mikoto, ra đi tìm một nơi thích hợp để tế lễ thần Amaterasu Ōmikami. Trước đó, Amaterasu Ōmikami được thờ trong Hoàng cung tại Yamato, trước khi một nơi thờ tạm được dựng lên ở phía Đông bồn địa Nara. Yamatohime-no-mikoto khởi hành từ núi Miwa đi suốt 20 năm ròng qua các vùng ŌmiMino tìm kiếm một địa điểm phù hợp.

Khi tới Ise, bà nghe thấy giọng nói của thần Amaterasu Ōmikami truyền rằng bà muốn sống mãi mãi ở vùng đất Ise giàu có, gần núi và biển. Yamatohime-no-mikoto dựng đền Ise ở đây.