Bước tới nội dung

Kali carbonat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cacbonat kali)
Kali carbonat
Danh pháp IUPACPotassium carbonate
Tên khácCacbonat của muối kali, kali cacbonat, cacbonat phụ của bồ tạt, tro ngọc trai, bồ tạt, muối cao răng, muối của cây ngải cứu.
Nhận dạng
Số CAS584-08-7
PubChem11430
ChEBI131526
Số RTECSTS7750000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • C(=O)([O-])[O-].[K+].[K+]

InChI
đầy đủ
  • 1/CH2O3.2K/c2-1(3)4;;/h(H2,2,3,4);;/q;2*+1/p-2
UNIIBQN1B9B9HA
Thuộc tính
Công thức phân tửK
2
CO
3
Khối lượng mol138.205 g/mol
Bề ngoàichất rắn hút ẩm màu trắng
Khối lượng riêng2.43 g/cm³
Điểm nóng chảy 891 °C (1.164 K; 1.636 °F)
Điểm sôiphân hủy
Độ hòa tan trong nước110.3 g/100 mL (20 °C)
149.2 g/100 mL (100 °C)
Độ hòa tan
MagSus−59.0·10−6 cm³/mol
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
1
0
 
Điểm bắt lửaKhông cháy
LD501870 mg/kg (miệng, chuột cống)[1]
Ký hiệu GHSThe exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)
Báo hiệu GHSNguy hiểm
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH302, H315, H319, H335
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP261, P305+P351+P338
Các hợp chất liên quan
Anion khácKali bicarbonat
Cation khácLithi carbonat
Natri carbonat
Rubidi carbonat
Caesi carbonat
Hợp chất liên quanAmoni cacbonat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Kali carbonat, còn gọi là bồ tạt, tro ngọc trai, muối cao rănghợp chất vô cơ có công thức K2CO3. Nó là một loại muối carbonat, có thể hòa tan trong nước như natri carbonat. Nó hút ẩm mạnh, thường xuất hiện dưới dạng chất rắn ẩm. Kali carbonat được sử dụng chủ yếu trong sản xuất xà phòngthủy tinh[2].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Kali cacbonat là thành phần chính của bồ tạt, tro ngọc trai và muối cao răng. Trong lịch sử, tro ngọc trai được tạo ra bằng cách nung nóng bồ tạt trong lò để loại bỏ tạp chất. Phần bột trắng mịn còn lại là tro ngọc trai. Bằng sáng chế đầu tiên được cấp bởi Văn phòng Sáng chế Hoa Kỳ đã được trao cho Samuel Hopkins vào năm 1790 cho một phương pháp cải tiến tạo ra bồ tạt và tro ngọc trai.

Vào cuối thế kỷ 18 ở Bắc Mỹ, trước khi bột nở phát triển, tro ngọc trai được sử dụng làm chất tạo men cho bánh mì[3][4].

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Kali cacbonat được điều chế thương mại bằng phản ứng sục khí carbon dioxide vào dung dịch kali hydroxide[2]:

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

Từ chất rắn kết tinh sesquihydrat K2CO3·H2O (kali hydrat), đun nóng chất rắn này trên 200 °C thu được muối khan. Trong một phương pháp thay thế, kali chloride được xử lý bằng carbon dioxide với sự có mặt của một amin hữu cơ để tạo ra kali bicarbonat, sau đó được đun nóng:

2KHCO3 → K2CO3 + H2O + CO2

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Từng được dùng để sản xuất xà phòng, thủy tinh, chén bát.
  • Được sử dụng làm chất hút ẩm, làm khô alcohol, keton, amin,...[5]
  • Được sử dụng làm phụ gia thực phẩm.
  • Được sử dụng làm chất trung gian trong sản xuất rượu vang.
  • Từng được sử dụng làm mềm nước cứng[6].
  • Được sử dụng làm chất chữa cháy.
  • Được sử dụng làm thành phần trong chất trợ dung hàn, và trong lớp phủ chất trợ dung trên que hàn hồ quang.
  • Được sử dụng làm chất điều chỉnh độ acid.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chambers, Michael. “ChemIDplus - 584-08-7 - BWHMMNNQKKPAPP-UHFFFAOYSA-L - Potassium carbonate [USP] - Similar structures search, synonyms, formulas, resource links, and other chemical information”. chem.sis.nlm.nih.gov. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ a b H. Schultz, G. Bauer, E. Schachl, F. Hagedorn, P. Schmittinger (2005). “Potassium Compounds”. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry. Weinheim: Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a22_039.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ See references to "pearl ash" in "American Cookery" by Amelia Simmons, printed by Hudson & Goodwin, Hartford, 1796.
  4. ^ Civitello, Linda (2017). Baking powder wars: the cutthroat food fight that revolutionized cooking. Urbana, Illinois: University of Illinois Press. tr. 18–22. ISBN 9780252041082.
  5. ^ Leonard, J.; Lygo, B.; Procter, G. "Advanced Practical Organic Chemistry" 1998, Stanley Thomas Publishers Ltd
  6. ^ Child, Lydia M. "The American Frugal Housewife" 1832

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]