Catharina-Amalia của Hà Lan
Thái nữ Catharina-Amalia | |||||
---|---|---|---|---|---|
Thân vương xứ Oranje | |||||
![]() Nữ thân vương xứ Oranje năm 2019 | |||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 7 tháng 12, 2003 [1] Bệnh viện Bronovo The Hague, Hà Lan | ||||
| |||||
Hoàng tộc | Nhà Orange-Nassau | ||||
Thân phụ | Quốc vương Willem-Alexander | ||||
Thân mẫu | Vương hậu Máxima | ||||
Tôn giáo | Giáo hội Tin Lành Hà Lan |
Catharina-Amalia Beatrix Carmen Victoria (Amalia), Thân vương xứ Oranje, Công chúa Hà Lan, Công nương xứ Oranje-Nassau (tiếng Hà Lan: Catharina-Amalia Beatrix Carmen Victoria (Amalia), Prinses van Oranje, Prinses der Nederlanden, Prinses van Oranje-Nassau; sinh ngày 7 tháng 12 năm 2003) là người con lớn nhất của Quốc vương Hà Lan Willem-Alexander và hiện đang đứng đầu trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Hà Lan, bao gồm cả các lãnh thổ phụ thuộc: Curaçao, Aruba và Sint Maarten. Danh hiệu hoàng gia của cô là: Thân vương xứ Oranje, Công chúa Hà Lan, Công nương xứ Orange-Nassau.
Công chúa Catharina-Amalia được sinh ra ở The Hague, là người con lớn nhất của Quốc vương Willem-Alexander và Vương hậu Máxima. Cô là cháu gái thứ hai của cựu nữ vương Beatrix và Vương tế Claus. Cô đã trở thành người thừa kế ngai vàng của Vương quốc Hà Lan, sau khi cha của cô lên ngôi vua vào ngày 30 tháng 4 năm 2013. Công chúa Catharina-Amalia sống cùng với gia đình tại Villa Eikenhorst ở Wassenaar. Cô đi học tại Trường tiểu học công lập Bloemcamp thuộc thành phố này.
Sinh và rửa tội[sửa | sửa mã nguồn]
Công chúa Catharina-Amalia được sinh ra vào lúc 17:01 CET ngày 7 tháng 12 năm 2003 tại Bệnh viện Bronovo ở The Hague.[1] Cô là con gái đầu lòng của Hoàng tử Willem-Alexander và Công nương Máxima, và cháu thứ hai của Nữ hoàng Beatrix và Hoàng thân Claus. Sau khi sự kiện cô ra đời được công bố, 101 bức ảnh chào đời của cô đã được trình chiếu cho công chúng tại bốn địa điểm ở Vương quốc Hà Lan: Den Helder và The Hague, Hà Lan, Willemstad tại Antilles Hà Lan, và Oranjestad thuộc Aruba.[2]
Ông bà ngoại của công chúa Catharina-Amalia là Jorge Zorreguieta và María del Carmen Cerruti Carricart, bị cấm không được tham dự đám cưới của bố mẹ cô năm 2002 do sự tham gia của Zorreguieta trong chế độ độc tài của Tổng thống Argentina Jorge Rafael Videla, nhưng đã có mặt tại lễ rửa tội của cô.[3]
Địa vị[sửa | sửa mã nguồn]
Từ năm 1983, ngai vàng của Hoàng gia Hà Lan đã được truyền qua nhiều thế hệ theo chế độ ưu tiên quyền trưởng nam. Từ năm 1814 đến năm 1887, ngai vàng được truyền cho trưởng nữ nếu Đức vua đương nhiệm không có hoàng nam. Công chúa Catharina-Amalia hiện đứng đầu trong dòng kế vị ngai vàng của Vương quốc Hà Lan và cô sẽ trở thành Nữ hoàng thứ tư trong lịch sử Hà Lan nếu cha mẹ cô không có người thừa kế nam. Cô cùng với 4 Công chúa châu Âu khác là Công chúa Ingrid Alexandra của Na Uy, Công chúa Élisabeth của Bỉ, Công chúa Estelle của Thụy Điển và Công chúa Leonor của Tây Ban Nha sẽ trở thành những Nữ hoàng tương lai của thế giới.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b “Newly-born Princess Catharina-Amalia second in line for Dutch throne”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2013.
- ^ A new government and Dutch troops go to Iraq, Museum of National History. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
- ^ Joyful christening of Catharina-Amalia
- ^ a b c d (tiếng Hà Lan) Wapens van leden van het Koninklijk Huis Lưu trữ 2013-01-23 tại Wayback Machine, Hoàng gia Hà Lan. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Catharina-Amalia của Hà Lan. |
- Princess Catharina-Amalia at the website of the Nhà Orange-Nassau
Catharina-Amalia của Hà Lan Nhánh thứ của Amsberg Sinh: 7 tháng 12, 2003
| ||
Nhà Orange-Nassau | ||
---|---|---|
Tiền nhiệm Willem-Alexander của Hà Lan |
Thân vương xứ Oranje 2013-nay |
Đương nhiệm |
Kế vị | ||
Đầu tiên trong dòng | Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia Hà Lan | Kế nhiệm Công chúa Alexia của Hà Lan |
Tiền nhiệm Beatrix của Hà Lan |
Dòng kế vị ngai vàng nước Anh hâu duệ của Anne, Công chúa Hoàng gia và Công chúa xứ Orange, con gái của George II của Anh |