Cổng thông tin:Đế chế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cổng tri thức Đế quốc

Đế quốc thông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia.

Theo định nghĩa của các nhà sử học Marxist thì đế quốc là quốc gia đi xâm lược các nước khác, thống trị các nước chiếm được, tiến hành vơ vét của cải, khai thác tài nguyên và bóc lột sức lao động dân bản xứ. Đế quốc là một nước thống trị nhiều nước, và các nước bị thống trị được gọi là thuộc địa. Trường phái Marxist chỉ trích rất nặng nề đối với "đế quốc" nhất là giai đoạn đối đầu ý thức hệ trong thế kỷ XX.

Theo cách lý giải của những nhà sử học tư bản phương Tây thì đế quốc là tập hợp nhiều quốc gia, trong đó có một quốc gia nắm vai trò lãnh đạo cả hệ thống. Đế quốc theo quan niệm này không phải là một nước, mà là một hệ thống. Những nhà sử học thuộc trường phái này mặc dù thừa nhận sự tiêu cực của đế quốc nhưng vẫn mô tả mặt tích cực của nó, như sự lây lan của văn minh phương Tây với nhiều tiến bộ.

Quan niệm thống nhất giữa hai trường phái sử học đối với "đế quốc" thì quan hệ giữa nước thống trị và bị trị trong hệ thống đế quốc đó là bất bình đẳng. Vì nếu sự bất bình đẳng không tồn tại thì hệ thống sẽ được gọi là "liên bang".

Bài viết chọn lọc

Đệ nhất đế chế là một chế độ chính trị trong lịch sử nước Pháp, do Napoléon Bonaparte lập ra, để thay thế cho Chế độ tổng tài (Consulat). Đệ nhất đế chế bắt đầu từ ngày 18 tháng 5 năm 1804 - khi có quyết nghị của Nghị viện nguyên lão (Sénatus-consulte) tuyên bố tôn Napoléon Bonaparte lên làm hoàng đế nước Pháp - và kết thúc ngày 6 tháng 4 năm 1814, khi Napoléon thoái vị, đi đày sang đảo Elba

Thời đó, nước Pháp đã trải qua cuộc Cách mạng, rồi Chế độ đốc chính (Directoire). Ngày 18 tháng Sương mù, tức ngày 9.11.1799, Napoléon làm một cuộc đảo chính và lập ra Chế độ tổng tài (Consulat) gồm 3 người cai trị nước Pháp do Napoléon làm Đệ nhất tổng tài (Premier consul), cùng với Emmanuel J. SieyèsRoger Ducos.

Cuộc trưng cầu dân ý (plébiscite) ngày 6 tháng 11 năm 1804 đã hợp thức hóa việc chuyển sang Đệ nhất đế chế. Nghị viện nguyên lão công bố nghị quyết tôn Napoléon lên làm hoàng đế nước Pháp từ ngày 18.5.1804. Napoléon Bonaparte được giáo hoàng Pius VII làm lễ phong vương tại Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2 tháng 12 năm 1804 với danh hiệu Napoléon đệ nhất. Tuy nhiên, khi đội vương miện thì chính Napoléon đã giật lấy từ tay giáo hoàng và tự đội lên đầu mình.


Nhân vật lịch sử

Thành Cát Tư Hãn (tiếng Mông Cổ: , Činggis Qaγan; tiếng Trung: 成吉思汗), sinh ra với tên Thiết Mộc Chân (Тэмүүжин = Temüjin, 铁木真), họ Bột Nhi Chỉ Cân (Боржигин/Борджигин = Borjigin, 孛儿只斤) khoảng năm 1155/1162/1167 và mất ngày 18 tháng 8 năm 1227, là Hãn vương của Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206. Là một nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới, ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự ổn định về chính trị và kinh tế cho khu vực Á-Âu trong lãnh thổ của ông, mặc dù đã gây ra những tổn thất to lớn đối với những người chống lại ông. Cháu nội của ông và là người kế tục sau này, đại hãn Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc (12711368) sau khi lật đổ triều đại Nam Tống. Năm 1271 sau khi lập ra nhà Nguyên, Hốt Tất Liệt đã truy tôn Thành Cát Tư Hãn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng đế, nên ông còn được gọi là Nguyên Thái Tổ.


Hình ảnh chọn lọc


Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia


Đại đế

Jalāl ud-Dīn Muhammad Akbar' (جلال الدین محمد اکبر) hay Akbar Đại đế (Akbar-e-Azam) (phiên âm Hán-ViệtA Cách Bá, tiếng ViệtAcba) (15 tháng 10, 154217/27 tháng 10, 1605), (danh xưng đầy đủ là: Al-Sultan al-'Azam wal Khaqan al-Mukarram, Imam-i-'Adil, Sultan ul-Islam Kaffatt ul-Anam, Amir ul-Mu'minin, Khalifat ul-Muta'ali Abu'l-Fath Jalal ud-din Muhammad Akbar I Sahib-i-Zaman, Padshah Ghazi Zillu'llah ['Arsh-Ashyani]) là vị vua thứ ba của nhà Mogul trong lịch sử Ấn Độ. Ông ở ngôi từ năm 1556 đến năm 1605, hầu như hoàn toàn tương đương với triều đại Elizabeth I của Anh. Ông là người Đột Quyết, Mông Cổ thuộc dòng dõi nhà Timur, con của Humayun, và cháu nội của Babur sáng tổ nhà Mogul. Khi ông qua đời năm 1605 đế quốc Mogul đã ngự trị trên khắp miền Bắc Ấn.

Ông được xem là người tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và cũng có thể là của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời trung đại. Ông lên ngôi lúc mới 13 tuổi sau khi vua cha Humayun qua đời . Ông đã mở nhiều cuộc chinh phạt để củng cố quyền lực của mình và sát nhập các vùng đất ở miền Bắc và Trung Ấn Độ vào lãnh thổ của mình. Trong trận Panipat lần thứ hai năm 1556, ông đã cùng nhiếp chính Bairam đánh tan tác đạo quân xâm lược của nhà Sur ở Afghanistan chỉ huy bởi vua người Ấn Độ giáo là Samrat Hemu Chandra Vikramaditya, giết chết Hemu và trừ bỏ được mối họa xâm lăng của người Afghan Akbar cũng củng cố sự thống trị của mình bằng cách khuất phục và kết giao với các bộ lạc người Raijput, thậm chí ông còn lấy một công chúa người Raijput làm vợ.(Xem thêm...)


Thể loại

Tham gia

Chủ đề Đế chế đang được xây dựng nên rất cần sự giúp đỡ, đóng góp của các bạn về nội dung lẫn giao diện. Các bạn có thể:

  • Sửa chữa và bổ sung cho các bài sơ khởi trong thể loại (trợ giúp):
  • Viết hay dịch bài mới bằng cách gõ tên bài mới vào trường rối ấn nút Viết trang mới (trợ giúp).


Chủ đề liên quan