Chu Thúy Quỳnh
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Chu Thúy Quỳnh | |
---|---|
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa IV | |
Nhiệm kỳ | Tháng 7, 1971 – Tháng 3, 1975 |
Đại diện | Nam Hà |
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VIII, IX, X | |
Nhiệm kỳ | 17 tháng 6, 1987 – 18 tháng 7, 2002 15 năm, 31 ngày |
Đại diện | Hà Nội (khóa VIII, IX) Hòa Bình (khóa X) |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 10 tháng 10, 1941 |
Nơi sinh | Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nghề nghiệp |
|
Lĩnh vực | Múa |
Khen thưởng | Huân chương Lao động hạng Nhất |
Danh hiệu | Nghệ sĩ nhân dân (1988) |
Giải thưởng | |
Giải thưởng Nhà nước 2001 Văn học nghệ thuật | |
Giải thưởng Hồ Chí Minh 2017 Văn học nghệ thuật | |
Chu Thuý Quỳnh (sinh ngày 10 tháng 10 năm 1941) là một diễn viên, biên đạo múa và đạo diễn chương trình, từng là chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, nguyên Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam.[1] Bà được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1988), Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (2001) và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2017).[2]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Chu Thuý Quỳnh sinh năm 1941 tại Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội, là hậu duệ của danh nhân Chu Văn An. Năm 14 tuổi, bà thi vào Đoàn ca múa nhân dân Trung ương, trúng tuyển cùng đợt với Xuân Quỳnh. Bà cùng với Xuân Quỳnh đi biểu diễn đầu tiên tại Hải Phòng, sau đó đi công tác dài ngày lên Tây Bắc, về nông thôn biểu diễn trong Cải cách ruộng đất.
Năm 1958, bà bắt đầu chính thức đi học múa. Năm 1960, bà đóng vai chính trong vở kịch múa Tấm Cám (một trong ba vở kịch múa đầu tiên của Việt Nam). Thập niên 1960, bà công tác tại Đoàn ca múa nhân dân Trung ương, là solist múa được nhiều người ái mộ với những tác phẩm múa như Cánh chim và mặt trời (Thái Ly), Tiếng gọi quê hương, Gặp gỡ bên mâm pháo,... Thời gian này bà cùng đoàn đi biểu diễn ở các chiến trường, biểu diễn ở các sân khấu ngoài nước.
Năm 1983, bà đi học múa cổ điển Ấn Độ khi đã hơn 40 tuổi. Sau khi đi tu nghiệp ở Ấn Độ, bà trở về Việt Nam, giữ cương vị Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương. Năm 1994, bà giữ cương vị Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam khoá II, sau này tiếp tục giữ Tổng thư ký Hội khoá III (2000) và chủ tịch Hội khoá IV (2005). Bà là Đại biểu Quốc hội khoá IV, VIII, IX và X, hiện là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội, đồng thời là một trong những người sáng lập và là ủy viên Hôi Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam.
Ngoài công tác quản lý, Chu Thuý Quỳnh còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Với vai trò biên đạo múa, bà đã cho ra đời nhiều tác phẩm đạt giải thưởng cao của Hội Nghệ sĩ múa, như Hoa Tràng An, Vũ khúc đàn T'rưng, Hương xuân, Hương quê, Cánh chim không mỏi, Trống hội, Những cô gái Việt Nam... Bà còn là nhà nghiên cứu phê bình múa, tác giả của nhiều giáo trình múa và các công trình nghiên cứu. Bà là tổng đạo diễn, chỉ huy nhiều chương trình lớn như Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam 6 -7 - 8, Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nước ASEAN, Cúp Bóng đá ASEAN Tiger 1998, Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (cùng với Phạm Thị Thành), Chương trình khai mạc và bế mạc SEA Games 22...[3]
Năm 1988, bà nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 1998, bà được tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Năm 2001, bà nhận Giải thưởng Nhà nước đợt II về văn học nghệ thuật. Năm 2017, bà được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về văn học nghệ thuật.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ https://tuoitre.vn/nu-dai-bieu-quoc-hoi-dau-tien-cua-nganh-mua-viet-nam-20210516170720754.htm
- ^ “Nữ đại biểu Quốc hội đầu tiên của ngành múa Việt Nam”.
- ^ “NSND Chu Thúy Quỳnh: Nghệ thuật múa - niềm đam mê bất tận”.
- ^ https://baodantoc.vn/nghe-si-nhan-dan-chu-thuy-quynh-nu-dai-bieu-quoc-hoi-dau-tien-trong-nganh-mua-2379.htm