Bước tới nội dung

Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày 10 tháng 9 năm 1996, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký quyết định số 991 KT/CTN trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho 33 công trình, cụm công trình khoa học công nghệ và 44 cụm tác phẩm thuộc lĩnh vực Văn họcNghệ thuật, bao gồm:

Khoa học công nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học xã hội (8 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn (Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô) với Cụm những công trình thuộc lĩnh vực sử học, trong đó nổi bật 2 cuốn Vài nhận xét về thời kỳ cuối nhà Lê đến nhà Nguyễn Gia Long (1954) và Vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản (1960).
  • Giáo sư Trần Huy Liệu (Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức) với công trình Lịch sử 80 năm chống Pháp.
  • Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đặng Thai Mai với các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.
  • Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Giàu: Toàn bộ công trình về Lịch sử Việt Nam gồm 5 bộ, 18 tập (1956 – 1957).
  • Giáo sư Vũ Khiêu (Đặng Vũ Khiêu) với Bộ sách về Mỹ học, Đạo đức học, Văn hóa học (1973 – 1978 – 1980).
  • Giáo sư Cao Xuân Huy với công trình nghiên cứu Tư tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu.
  • Giáo sư Hồ Tôn Trinh (tức Hoàng Trinh, Viện sĩ Danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Hungary) với Cụm công trình gồm bốn tác phẩm về nghiên cứu văn học và phê bình văn học (1962 – 1971, 1980, 1986, 1992).
  • Giáo sư Đinh Gia Khánh với cụm công trình gồm 4 tác phẩm nghiên cứu về văn học dân gian và văn hoá dân gian Việt Nam (1972, 1989, 1993, 1995).

Khoa học y - dược (13 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giáo sư Hồ Đắc Di với các công trình Sinh học và bệnh học đại cương, Quan điểm đường lối, Phương pháp luận đào tạo cán bộ y tế Việt Nam.
  • Giáo sư, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Văn Hưởng với các công trình Toa căn bản, Kháng sinh thảo mộc, Phương pháp dưỡng sinh.
  • Giáo sư Đặng Vũ Hỷ với hai cuốn sách chuyên khảo, 16 công trình nghiên cứu bệnh phong, bộ giáo trình Bệnh da liễu và 32 công trình nghiên cứu khác.
  • Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch với Cụm công trình 34 Công trình khoa học về phòng, chống bệnh lao ở Việt Nam và Năm nguyên tắc của ngành y tế nhân dân, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở - y tế nông thôn.
  • Giáo sư Tôn Thất Tùng với công trình Phương pháp cắt gan khô Tôn Thất Tùng (1962).
  • Giáo sư Đỗ Xuân Hợp với công trình Giải phẫu mô tả và Nhân Trắc học người Việt Nam (1950 – 1971).
  • Giáo sư Đặng Văn Ngữ với công trình Điều tra về muối sốt rét ở Việt NamChế dung dịch Pênixilin sử dụng chữa vết thương trong kháng chiến chống Pháp (1958).
  • Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đặng Văn Chung với Cụm công trình nghiên cứu nội khoa.
  • Giáo sư Trần Hữu Tước với công trình Chẩn đoán phát hiện điều trị ung thư vòm họng (1955 – 1965) và Phương pháp mổ mới ung thư thanh quản hạ họng (1960 – 1977).
  • Giáo sư Nguyễn Xuân Nguyên với các công trình nghiên cứu khoa học về phòng chống bệnh mắt hột và các bệnh mù lòa.
  • Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Trương Công Quyền với cụm tác phẩm Dược điển Việt Nam.
  • Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi với tác phẩm Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam.
  • Bác sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Hoàng Tích Mịnh với Cụm công trình nghiên cứu về vệ sinh nước sinh hoạt, nước ăn, nước thải và các quyển sách giáo khoa do ông biên soạn cũng như 38 công trình về vệ sinh thực phẩm - dinh dưỡng.

Khoa học tự nhiên và kỹ thuật (11 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]

Khoa học nông nghiệp (2 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giáo sư, Tiến sĩ Lương Định Của với công trình Chọn tạo giống lúa chiêm xuân và hè thu năng xuất cao (giống nông nghiệp 1, giống 813m, giống chiêm 314, giống nông nghiệp 8-3888, giống nông nghiệp 75-1) mở đầu phong trào thâm canh hạt 5 tấn lúa/ha ở miền Bắc Việt Nam năm 1955 – 1974.
  • Giáo sư Bùi Huy Đáp với công trình Tổng kết kinh nghiệm và thực nghiệm chuyển vụ lúa xuân ở miền Bắc Việt Nam nâng lên thành lý luận và phát động thành phong trào quần chúng năm 1965 – 1975.

Văn học và nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn học (14 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỹ thuật (8 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tô Ngọc Vân với tác phẩm tranh sơn mài: Bộ đội nghỉ bên chân đồi; tranh sơn dầu: Hồ Chủ tịch ở Bắc Bộ phủ, Xưởng quân giới; tranh khắc gỗ: Hồ Chủ tịch làm việc; các bộ tranh kí họa về nông dân trong cải cách ruộng đất (1953) và về bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
  • Nguyễn Sáng với các tác phẩm tranh sơn dầu: Giặc đốt làng tôi, Thiếu nữ bên hoa sen và các tác phẩm tranh sơn mài: Kết nạp đảng trong chiến hào Điện Biên Phủ, Thành đồng Tổ quốc.
  • Nguyễn Tư Nghiêm với các tác phẩm tranh sơn mài: Con nghé, Đêm giao thừa, Nông dân đấu tranh chống thuế, Tranh Gióng, Điệu múa cổ.
  • Trần Văn Cẩn với các tác phẩm tranh sơn mài: Tát nước đồng chiêm, Thằng cu đất mỏ, Mùa đông sắp đến, Mưa mai trên sông Kiến và các tác phẩm tranh sơn dầu: Công nhân mỏ, Nữ dân quan miền biển.
  • Bùi Xuân Phái với các tác phẩm tranh sơn dầu về Hà Nội: Hà Nội kháng chiến, Vợ chồng chèo, Sân khấu chèo, Xe bò trong phố cổ, Phố cổ Hà Nội, Phố vắngTrước giờ biểu diễn.
  • Nguyễn Đỗ Cung với các tác phẩm tranh sơn dầu: Chân dung Hồ Chủ tịch, Học hỏi lẫn nhau, Công nhân cơ khí, Tan ca, mời chị em đi học để thi thợ giỏi và các tác phẩm tranh bột màu: Du kích La Hai, Dân quân tập bắn.
  • Nguyễn Phan Chánh với các tác phẩm tranh lụa: Bữa cơm mùa thắng lợi, Sau giờ trực chiến, Trăng tơ, Chân dung tự họa, Chơi ô ăn quanCô gái rửa rau.
  • Diệp Minh Châu với tác phẩm tranh vẽ bằng máu trên lụa: Tranh Hồ Chủ tịch và Thiếu nhi Trung Nam Bắc và các bức tượng: Hương Sen, Võ Thị Sáu, Bác Hồ bên suối Lênin, Bác Hồ với thiếu nhi.

Nhiếp ảnh (4 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân khấu (5 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn nghệ dân gian (3 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc (5 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]

Múa (1 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Thái Ly với các tác phẩm Bả Khó, Bà mẹ Miền Nam, Bài ca hi vọng, Katu, Cánh chim và ánh mặt trời.

Điện ảnh (1 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiến trúc (3 giải)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]