Bước tới nội dung

Dự phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thanh Cao Tông Dự phi
清高宗豫妃
Càn Long Đế phi
Thông tin chung
Sinh(1730-02-12)12 tháng 2, 1730
Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ
Mất31 tháng 1, 1774(1774-01-31) (43 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng26 tháng 10 năm 1776
Phi viên tẩm trong Dụ lăng
Phu quânThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Tước hiệu[Đa quý nhân; 多貴人]
[Dự tần; 豫嬪]
[Dự phi; 豫妃]
Thân phụCăn Đôn

Dự phi Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị (chữ Hán: 豫妃博爾濟吉特氏; 12 tháng 2 năm 1730 - 31 tháng 1 năm 1774), người Mông Cổ, biệt xưng Ngạch Nhĩ Khắc phi (額爾克妃), là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị sinh ngày 25 tháng 12 (âm lịch) năm Ung Chính thứ 7 (1729), là con gái của Căn Đôn (根敦) - vị Tể tang (宰桑), thủ lĩnh đứng đầu của bộ tộc Chuẩn Cát Lặc Tạp Đặc (准噶勒杂特部).

Tuy là họ Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, nhưng Dự phi không hề có liên hệ gì đến Hiếu Trang Văn hoàng hậu của Khoa Nhĩ Thấm hay Hiếu Tĩnh Thành Hoàng hậu về sau của Đạo Quang Đế, thị tộc của gia tộc bà là một bộ tộc nhỏ ở biên giới, là một phiên thuộc của Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ. Cái họ ["Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị"] chỉ là một cái họ chung rất phổ biến của các tộc Mông Cổ.

Năm Càn Long thứ 21 (1756), ngày 5 tháng 6 (âm lịch), nhân do thường xuyên bị Uriankhai (乌梁海; Ô Lương Hải) cướp bóc, cùng với việc Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ đã bị Đại Thanh quy phục, Tể tang của Chuẩn Cát Lặc Tạp Đặc bộ là Căn Đôn phải đem toàn bộ bộ tộc quy phục Đại Thanh. Càn Long Đế gia ân ban cho Căn Đôn chức [Tá lĩnh; 佐领][1][2]. Tể tang Căn Đôn khi ấy rất cảm kích, nên đã để đứa con gái gần 30 tuổi vào cung hầu. Về cơ bản, Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị cùng Dung phi Hòa Trác thị giống nhau đều là [cống nữ] dâng cho Càn Long Đế để đổi lấy hòa bình của bộ tộc mình.

Năm Càn Long thứ 22 (1757), Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị nhập cung. Do không trải qua Bát Kỳ tuyển tú, bà chỉ được dự vào hàng Cung nữ tử. Đổi với các hậu phi được đưa vào không theo Tuyển tú quy chuẩn thì đây là quá trình bình thường dưới thời Càn Long, sau khi học đầy đủ quy củ trong cung thì Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị chính thức ban phong (tương tự Dung phi cùng Thận tần). Cùng năm, ngày 20 tháng 6 (âm lịch), Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị thụ phong Quý nhân, được gọi là Đa Quý nhân (多貴人)[3].

Phong Tần tấn Phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thứ 24 (1759), ngày 10 tháng 6, Đa Quý nhân mang thai, ngày 11 thêm đại phu, thêm nhũ mẫu. Ngày 1 tháng 9, ngưng thêm than cho Đa Quý nhân, do sảy thai[4][5]. Ngày 21 tháng 11, Càn Long Đế tấn phong Đa Quý nhân làm Dự tần (豫嬪)[6]. Theo Hồng xưng thông dụng, "Dự" có Mãn văn là 「Sebjengge」, nghĩa là "vui sướng".

Ngày 18 tháng 12, lấy Đại học sĩ Ngạc Di Đạt (鄂弥达) làm Chính sứ, Lễ bộ Tả thị lang Giới Phúc (介福) làm phó sứ, hành sách phong[7].

Năm Càn Long thứ 28 (1763), ngày 10 tháng 9, tấn phong Dự phi (豫妃). Năm thứ 29 (1764), ngày 4 tháng 7, hành sách phong lễ.

Sinh thời, bà được ghi nhận gọi là [Ngạch Nhĩ Khắc phi; 額爾克妃]. Theo hồ sơ ghi lại thời điểm bà qua đời, Thái giám và Cung nữ ở Thừa Càn cung bị điều chỉnh, thì Dự phi có thể sinh thời từng ở tại Thừa Càn cung[8]. Hơn 30 tuổi mang thai và sinh non, Dự phi sau đó không thể sinh dục được nữa, Càn Long Đế đối với Dự phi cũng ân cần hơn, ban thưởng nhiều tiện ích[9], lại trong thời gian ngắn thăng từ Tần lên Phi. Ngoài ra, Dự phi sinh thời cũng rất nhiều lần cùng Càn Long Đế tùy ý du ngoạn[10].

Năm Càn Long thứ 38 (1773), ngày 15 tháng 9 (âm lịch), sau khi tùy giá Càn Long Đế đến Nhiệt Hà, Dự phi sinh bệnh. Càn Long Đế sai người đưa Dự phi về Bắc Kinh, còn đặc biệt phái hai người con của Hoàng quý phi Ngụy thị là Cố Luân Hòa Tĩnh công chúa cùng Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân nghênh đón[11]. Sang ngày 20 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, Dự phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị qua đời tại Cát An sở (吉安所)[12], chung niên 44 tuổi.

Do Dự phi là vị Phi mất đầu tiên trong triều Càn Long, nên Nội vụ phủ chưa biết phải xử lý tang nghi như thế nào. Sau nhiều lần thỉnh tấu, Hoàng đế bèn án theo lễ tang của Ninh phi Võ thị của Ung Chính Đế mà làm. Theo đó, Càn Long Đế ra chỉ dụ nghỉ triều 3 ngày, phái Hoàng bát tử (Vĩnh Tuyền), Hoàng thập nhị tử (Vĩnh Cơ), Thất Công chúa (Hòa Tĩnh) và Thất Ngạch phụ Lạp Vượng Đa Nhĩ Tế mặc tang phục. Lấy Hoàng lục tử Chất Quận vương (Vĩnh Dung), Nội vụ Phủ đại thần Kim Giản xử lý tang nghi. Sở hữu ứng hành sự nghi. Các nên nha môn sát lệ cụ tấu[13].

Năm Càn Long thứ 40 (1775), ngày 26 tháng 10 (âm lịch), kim quan của Dự phi được an táng tại Phi viên tẩm trong Dụ lăng, Thanh Đông lăng[14]. Vị trí mộ phần của bà thuộc hàng thứ 2, ngang hàng với Du Quý phi vốn có địa vị lâu và Dung phi có tiếng sủng ái của Càn Long Đế.

Trong văn hóa đại chúng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim ảnh Diễn viên Nhân vật
2018 Như Ý truyện Triệu Kha
趙珂
Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Ách Âm Châu
(博爾濟吉特 厄音珠)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《清高宗实录》- 乾隆二十一年六月 ○又谕、据舒明等奏噶勒杂特宰桑根敦、得木齐巴图孟克率所属九十余户投诚等语根敦等被乌梁海等劫掠。率属来归。甚属可悯。著加恩授根敦为佐领。赏缎二疋。暂与丹毕游牧同居。前闻噶勒杂特宰桑。止哈萨克锡喇、都噶尔、特克勒德克等三人。根敦或系宰桑子弟。或系得木齐误称为宰桑。均未可定。今暂授为佐领。俟询明哈萨克锡喇等、具奏到日。应授何职衔。再降谕旨。并著舒明传谕根敦等、现在伊犁平定。与内地无异。伊等或归故土。或在此地游牧。悉从其便。此时念伊等远道前来。复被乌梁海劫掠。暂为休息。再图迁徙。至奏请来京入觐。现今天时暑热。根敦或尚未出痘。且无庸令其前来。至其所称、途中遇劫之乌梁海等。现在逃赴阿逆处等语。著传谕达勒当阿、哈达哈等沿途留心遇此等投赴阿逆之乌梁海等、即行剿灭并将为首之人。拏解来京治罪。(豫妃之父为噶勒杂特的宰桑,由此可知豫妃为外藩蒙古人,来自噶勒杂特部)
  2. ^ 《清史稿》卷三百一十六 舒明在邊,諸部降人至者,為之拊循。噶勒雜特宰桑根敦降,上授佐領,使與丹畢遊牧同處。
  3. ^ 《乾隆至嘉慶年添減底檔》六月二十日敬事房首領楊雙全傳說 新進官女子一人封為多貴人自二十一日起按例......
  4. ^ 乾隆至嘉庆年添减底档-乾隆24年:闰6月10日 令妃遇喜、 多贵人遇喜, 6月11日添守月大夫守月姥姥。闰6月22日 令妃下学规矩女子封瑞常在。9月1日 多贵人添炭止。
  5. ^ 《乾隆至嘉慶年添減底檔》九月初一日敬事房筆貼式武文成傳說 多貴人遇喜外添豐分紅羅炭二斛八兩、黑炭十斛全止......
  6. ^ 《清高宗實錄》諭、來年為朕五十誕辰,又來年即恭值聖母皇太后七旬萬壽。欽奉懿旨:彤闈集福,盛典駢臻。令妃、慶嬪、穎嬪、貴人博爾濟錦氏,俱淑慎敬恭、兄勷內職、宜加冊禮、以宏嘉禧,令妃著晉封貴妃,慶嬪、穎嬪著晉封為妃,貴人博爾濟錦氏著晉封為嬪,欽此。所有應行典禮各該衙門敬謹察例舉行。
  7. ^ 《清高宗實錄》命協辦大學士鄂彌達為正使。禮部左侍郎介福為副使。持節冊封貴人博爾濟錦氏為豫嬪。冊文曰。朕惟分九嬪以贊化。德重柔嘉。迓百福以承恩。儀維淑慎。爰加錫命。式煥綸音。爾貴人博爾濟錦氏。秉質溫純。宅心端謹。承慈顏於璇殿。內職無違。佐雅化於蘭宮。壼儀有恪。茲奉皇太后懿諭。冊封爾為豫嬪。尚其祇膺象服。崇令德而彌勤。式荷鴻庥。集繁禧而益永。欽哉。
  8. ^ 乾隆38年 12月20日 豫妃薨 新常在吉安所穿孝 、八阿哥、十二阿哥同福晋吉安所穿孝. 乾隆39年:正月3日 传承乾宫无有主子们住了,按空宫例用黑炭3斤煤10斤,给太监煮饭
  9. ^ 《穿戴档》記載:「上谕,将养心殿后殿东暖阁挂旧藕荷色春细面月白里帐一架赏豫嫔。」
  10. ^ 《撥用行文底簿》 乾隆二十六年七月十七日,皇帝外出哨鹿,同行后妃有:皇后、令貴妃、舒妃、豫嬪、郭貴人、伊貴人、瑞貴人、和貴人。八月二十七日郭貴人事出。乾隆二十七年七月初八日,皇帝出外哨鹿,同行后妃有:皇后、舒妃、穎妃、豫嬪、慎嬪、容嬪、郭常在,共七位,手下女子共十五人。乾隆二十八年五月十八日,皇帝駕行熱河,皇后住湯泉。同行嬪妃有:慶妃、穎妃、忻嬪、豫嬪、慎嬪、容嬪、新常在,共八位,手下女子十七人。乾隆二十九年七月十七日,皇帝出外哨鹿,同行有:皇后、令貴妃、慶妃、穎妃、容嬪、福貴人、新常在、永常在、寧常在、那常在、武常在。共十一位,手下女子二十三人。乾隆三十年正月十六日,皇帝駕行江南,同行有:皇后、令貴妃、慶妃、容嬪、永常在、寧常在六位。乾隆三十一年皇帝駕行木蘭,同行嬪妃有:令皇貴妃、舒妃、慶妃、豫妃、容嬪、祿常在、新常在、寧常在、武常在、那常在。乾隆三十二年七月二十日,上駕木蘭,同行嬪妃有:舒妃、慶妃、豫妃、容嬪、林貴人、蘭貴人、常貴人、寧常在、祿常在。乾隆三十六年二月,東巡泰山及曲阜,同行嬪妃有令皇貴妃,慶貴妃,穎妃,豫妃,容妃和順嬪。
  11. ^ 《寄諭內務府總管邁拉遜著報十七阿哥同公主來迎額爾克妃》 乾隆三十八年九月十五日。奉上諭:今豫妃病,先已挨站送京。將此著寄信邁拉遜,即行禀報七公主。十七阿哥來迎接。來時公主府第現有成輿,令十七阿哥同公主乘輿來迎接。欽此
  12. ^ Một phủ sở ở ngoài Tử Cấm Thành, phi tần hoặc hoàng tử hoàng nữ không phải đích-xuất thì khi hấp hối đều đưa ra đây
  13. ^ 《清高宗實錄》諭、本月二十日。豫妃薨逝。著輟朝三日。派皇八子、皇十二子、七公主及七額駙拉旺多爾濟穿孝。並著皇六子質郡王、內務府大臣金簡總理喪儀。所有應行事宜。著各該衙門察例具奏
  14. ^ 《清高宗實錄》諭曰、皇貴妃金棺。應於今冬送至勝水峪入寶城。慶貴妃、豫妃、金棺。亦應同時送至勝水峪妃衙門。著該衙門於十月內擇日、照例舉行。