Elias Hrawi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Elias Hrawi
الياس الهراوي

Chân dung của Ngài Tổng thống Elias Hrawi, 1989
Tổng thống Liban thứ 9
Nhiệm kỳ
24 tháng 11 năm 1989 – 23 tháng 11 năm 1998*
Thủ tướngSelim Hoss
Rafic Hariri
Tiền nhiệmSelim Hoss (quyền)
Kế nhiệmÉmile Lahoud
Thông tin cá nhân
Sinh(1926-09-04)4 tháng 9, 1926
Zahlé, Đại Liban
Mất7 tháng 7 năm 2006(2006-07-07) (79 tuổi)
Beirut, Liban
Quốc tịch Liban
Đảng chính trịĐộc lập
Phối ngẫuMona Jammal
Con cáiGeorge (vợ thứ nhất),
Roy,
Roland,
Rina,
Zalfa
Alma materĐại học Saint Joseph
Chuyên nghiệpDoanh nhân, luật sư, chính trị gia
*Việc gọi Elias Hrawi là tổng thống đã bị tướng Michel Aoun cấm cho đến 13 tháng 10 năm 1990.

Elias Hrawi (tiếng Ả Rập: الياس الهراوي‎, 4 tháng 9 năm 1926 - 7 tháng 7 năm 2006) là một tổng thống của Liban, nhiệm kỳ từ năm 1989 đến năm 1998.

Thiếu thời và giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Hrawi sinh ra ở Hawch Al Umara, Zahlé vào ngày 4 tháng 9 năm 1925, đến từ một gia đình Maronite giàu có tại thung lũng Bekaa.[1][2] Ông là con của Khalil Hrawi và Helena Harb.[3] Ông tốt nghiệp tại Viện Sagesse vào năm 1947.[4] Ông cũng đã theo học khoa luật tại đại học St. Joseph, nhưng không hoàn thành.[4]

Kinh doanh[sửa | sửa mã nguồn]

Hrawi kinh doanh nông nghiệp cho đến khi ông là thành viên của nghị viện Liban năm 1972.[5] Là một thương gia giàu có, Hrawi thành lập một doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, cạnh tranh với các công ty lớn của Thụy Sĩ. Ông cũng đứng đầu hợp tác xã mía đường Beqaa. Khi việc kinh doanh xuất khẩu của ông bị trình trệ trong cuộc nội chiến kéo dài từ năm 1975 đến năm 1990, ông chuyển sang nhập khẩu dầu.[6]

Sự nghiệp chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Ông nằm trong một gia đình chính trị nổi tiếng, Hrawi theo các anh em của mình là Georges và Joseph tham gia vào nghị viện năm 1972. Từ năm 1980 đến năm 1982, ông là bộ trưởng công trình công cộng trong nội các tổng thống Elias Sarkisthủ tướng Shafik Wazzan.[5] Ông tập trung xây dựng cầu và các đường cao tốc để liên kết các vùng trên đất nước.[6]

Hrawi là thành viên của khối Công giáo Maronite độc ​​lập trong nghị viện. Nhóm này bao gồm 9 nhà lập pháp Công giáo Maronite nhằm mục đích giải phóng quân đội Kitô giáo và duy trì các mối quan hệ tích cực với cả người Hồi giáoSyria.[7]

Tổng thống Liban[sửa | sửa mã nguồn]

Hrawi được bầu tại Park Hotel ở Chtoura bởi 47 trong số 53 thành viên của nghị viện vào ngày 24 tháng 10 năm 1989[5] hai ngày sau khi tổng thống Liban René Mouawad bị ám sát.[8] Năm người trong số các nghị sĩ đã bỏ phiếu trắng.[5]

Cuộc sống cá nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Hrawi đã kết hôn hai lần.[2] Ông kết hôn với Evelyn Chidiac năm 1947 và có ba đứa con: Rena, George và Roy. Ông cũng đã kết hôn với người vợ thứ hai, Mona Jammal, vào năm 1961, và có hai con, Zalfa và Roland.[4]

Con rể của ông, Fares Boueiz, là bộ trưởng ngoại giao từ năm 1990 đến năm 1998.[9] Các con trai của ông có một công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu xăng dầu.[10] Con trai cả của ông chạy đua vào các cuộc tổng tuyển cử vào năm 1992 nhưng thất bại ở Zahle.[11]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Hrawi qua đời vì ung thư tại Bệnh viện Đại học Hoa Kỳ tại Beirut vào ngày 7 tháng 7 năm 2006.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Elias Hrawi”. The Independent. ngày 11 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012.
  2. ^ a b Kifner, John (ngày 25 tháng 11 năm 1989). “Elias Hrawi; An Earthy Politician Who Makes Both Ends Meet”. The New York Times. tr. 4. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2013.
  3. ^ “Announcement the death of former Lebanese President Elias Hrawi in Beirut”. 26 September. ngày 7 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
  4. ^ a b c “Elias Hrawi”. Presidency of the Republic of Lebanon. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012.
  5. ^ a b c d “Former President Hrawi loses fight against cancer”. The Daily Star. ngày 8 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012.
  6. ^ a b “Elias Hrawi”. Embassy of Lebanon, USA. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012.
  7. ^ Kifner, John (ngày 25 tháng 11 năm 1989). “Elias Hrawi; An Earthy Politician Who Makes Both Ends Meet”. The New York Times.
  8. ^ Seeberg, Peter (tháng 2 năm 2007). “Fragmented loyalties. Nation and Democracy in Lebanon after the Cedar Revolution” (PDF). University of Southern Denmark. Bản gốc (Working Papers) lưu trữ ngày 4 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2012.
  9. ^ Kechichian, Joseph A. (ngày 23 tháng 9 năm 2007). “The wait for a leader”. Ya Libnan. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012.
  10. ^ Gambill, Gary C.; Ziad K. Abdelnour (tháng 7 năm 2001). “Dossier: Rafiq Hariri”. Middle East Intelligence Bulletin. 3 (7). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2013.
  11. ^ Hijazi, Ihsan A. (ngày 26 tháng 8 năm 1992). “2 More Lebanese Ministers Quit to Protest Election”. The New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2013.
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Selim Hoss
(quyền)
Tổng thống Liban
1976–1982
Kế nhiệm:
Émile Lahoud