Bước tới nội dung

Galaxiidae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Galaxiiformes)
Galaxiidae
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Protacanthopterygii
Bộ (ordo)Galaxiiformes
Họ (familia)Galaxiidae
Müller, 1844
Các phân họ và chi
Xem văn bản.

Galaxiidae là một họ cá nhỏ, chứa khoảng 50 loài cá trong 7 chi có bề ngoài giống như cá hồi hay cá tuế, là tương đương về mặt sinh thái ở Nam bán cầu với các loài cá hồi (Salmonidae) hay cá tuế trong khu vực ôn đới Bắc bán cầu.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài cá trong họ này chủ yếu là cá nước ngọt, nhưng có một số loài với cá bột sinh sống ngoài biển khơi, chúng sinh sống trong vùng nước lạnh vùng cao nguyên ở Australia (11 loài), New Zealand (22 loài), đảo Lord Howe, quần đảo Chatham, quần đảo Aucklandquần đảo Campbell, Nouvelle-Calédonie (1 loài), phần cực nam Nam Phi (1 loài), miền nam Nam Mỹ (4 loài) và quần đảo Falkland. Phần lớn các loài sinh sống ở New Zealand (22 loài) và Tasmania (15 loài). Loài Galaxias maculatus có phạm vi phân bố rộng nhất, sinh sống trong phần lớn khu vực thuộc phạm vi phân bố của họ, trừ Nam Phi. Điều này là một trong những chứng cứ giải thích cho thuyết trôi dạt lục địa. Cùng lúc đó, người ta cũng nhận ra rằng các quần thể tại tây và đông Thái Bình Dương là không khác nhau nhiều lắm về mặt di truyền và sự phân bố rộng khắp của các loài trong họ này được giải thích là do sự phát tán trên đại dương trong giai đoạn ấu trùng.

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Galaxiidae là cá có hình dáng thuôn dài, không vảy, miệng to hay giống như miệng cá tuế, có chiều dài từ 5 tới 40 cm. Bụng không có sống sừng, có một đường bên. Vây đuôi có 12-14 tia vây chính phân nhánh. Vây lưng và vây hậu môn nằm đối diện nhau và ở phía sau của nửa thân sau. Không có răng trên các xương hàm trên, xương lá mía, xương vòm miệng và xương xương gốc cung mang. Tuyến sinh dục là các cơ quan có cặp đôi. Trong phân họ Lovettinae, các loài có 52-58 đốt sống, chiều dài tối đa khoảng 8 cm; phân họ Aplochitoninae có 64-74 đốt sống, chiều dài tối đa 38 cm; và phân họ Galaxiinae có 37-66 đốt sống[1].

Galaxiidae sống trong vùng nước lạnh về mùa hè tại vùng ôn đới Nam bán cầu. Thức ăn của chúng là côn trùng thủy sinh và các loại thức ăn động vật có thể tiếp cận được (như các loại côn trùng rơi xuống nước) và là cá có khả năng nhảy tốt lên trên mặt nước. Nhiều loài là cá di cư xuôi dòng ra cửa sông để đẻ trứng (không giống như các loại cá hồi lại ngược dòng từ biển về sông để đẻ trứng). Trứng trôi dạt ra biển và giai đoạn phát triển của cá bột là ở biển. Sau đó cá con di cư ngược trở lại vùng nước ngọt. Nhiều loài có vòng đời ngắn, với một vài loài chỉ sống được một năm.

Phân loại và hệ thống học

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Galaxiidae trước đây từng được xếp trong bộ cá ốt me (Osmeriformes)[1] và cùng với cá ốt me/cá thyman New Zealand (Retropinnidae) và Lepidogalaxias salamandroides (họ Lepidogalaxiidae) tạo thành siêu họ Galaxioidea. Tuy nhiên, theo các kết quả phân tích phát sinh chủng loài gần đây thì họ này không có quan hệ họ hàng gần với cá ốt me "nước ngọt" mà là nhóm cá có quan hệ chị-em với EsociformesSalmoniformes, trong khi cá ốt me "nước ngọt" (không chứa Lepidogalaxias) có quan hệ chị em với các loài cá biển sâu của bộ Stomiiformes. Vì thế họ Galaxiidae trong sửa đổi gần đây đã được nâng cấp lên thành cấp bộ với danh pháp Galaxiiformes.

Trong sửa đổi này, bộ Galaxiiformes cùng với cá ốt me "biển" (bộ Argentiniformes), cá chó (bộ Esociformes) và cá hồi (bộ Salmoniformes) tạo thành nhóm Protacanthopterygii[2].

Phân loại nội bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Galaxiidae được chia ra thành 3 phân họ, với 7 chi và khoảng 50 loài:

  • Phân họ Galaxiinae: Có khoảng 48 loài trong phân họ Galaxiinae. Chúng là cá không vảy và không có vây lưng.
  • Phân họ Aplochitoninae: Hai loài ca trong phân họ Aplochitoninae dài 28–33 cm (11-13 inch), là cá không vảy nhưng có vây lưng và có vây béo. Vây lưng của chúng nằm ở vị trí phía trước so với vây chậu.
  • Phân họ Lovettinae hay Lovettiinae: 1 loài ở Tasmania, dài tối đa 7,7 cm (3 inch), là cá không vảy nhưng có vây lưng và có vây béo.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ với các bộ/nhánh khác từng chứa một phần của bộ Osmeriformes theo định nghĩa cũ như sau (vị trí của Argentiniformes và Galaxiiformes trong Li et al (2010) đảo chỗ so với trong cây phát sinh theo Betancur et al 2013) [2][3]:

 Clupeocephala 
 Otomorpha 

Clupeiformes

Alepocephaliformes*

Ostariophysi

 Euteleosteomorpha 
 Lepidogalaxii 

Lepidogalaxiiformes*

 Protacanthopterygii 

Argentiniformes*

Galaxiiformes*

Salmoniformes

Esociformes

 Stomiatii 

Osmeriformes

Stomiatiformes

Neoteleostei

Ghi chú: Các bộ từng thuộc về Osmeriformes được đánh dấu *.

Quan hệ trong nội bộ bộ Galaxiiformes như sau[2]:

 Galaxiiformes 

Aplochilon

Galaxiella

Brachygalaxias

Neochanna

Galaxias

Hóa thạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hóa thạch của cá thuộc chi Galaxias được biết đến tại New Zealand. Các hóa thạch của Stompooria từ cuối kỷ Creta ở Nam Phi cũng có thể thuộc về họ này.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2012). "Galaxiidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2012.
  2. ^ a b c Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288
  3. ^ Jun Li, Rong Xia, R.M. McDowall, J. Andrés López, Guangchun Lei, Cuizhang Fu, 2010, Phylogenetic position of the enigmatic Lepidogalaxias salamandroides with comment on the orders of lower euteleostean fishes, Mol. Phylogenet. Evol. 57(2): 932–936, doi:10.1016/j.ympev.2010.07.016

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “New Zealand large galaxiid recovery plan, 2003-13: shortjaw kokopu, giant kokopu, banded kokopu, and koaro (Threatened Species Recovery Plan 55)” (PDF). Department of Conservation, Wellington, New Zealand. 2004. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2007.
  • “New Zealand non-migratory galaxiid fishes recovery plan (Threatened Species Recovery Plan 53)” (PDF). Department of Conservation, Wellington, New Zealand. 2004. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2007.
  • “New Zealand ecology - native freshwater galaxiid fish (webpage)”. TerraNature, Auckland, New Zealand. 2010.