Hōshō (tàu sân bay Nhật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hàng không mẫu hạm Hōshō)
Tàu sân bay Hōshō, năm 1924
Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọi Hoso
Xưởng đóng tàu Ụ tàu Asano, Yokosuka
Đặt lườn 16 tháng 12 năm 1919
Hạ thủy 13 tháng 11 năm 1921
Hoạt động 27 tháng 12 năm 1922
Xóa đăng bạ tháng 6 năm 1946
Số phận Bị dỡ bỏ vào năm 1947
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu sân bay riêng lẻ
Trọng tải choán nước
  • 7.470 tấn (tiêu chuẩn)
  • 9.330 tấn (thử nghiệm)
  • 10.500 tấn (đầy tải)
Chiều dài 168 m (551 ft 2 in)
Sườn ngang 18,0 m (59 ft)
Mớn nước 6,17 m (20 ft 3 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × Turbine hơi nước,
  • 12 × nồi hơi,
  • 2 × trục,
  • công suất 30.000 mã lực (22 MW)
Tốc độ 46 km/h (25 knot)
Thủy thủ đoàn 550
Vũ khí
  • 4 × pháo 140 mm/50 caliber (1×4)
  • 2 × pháo phòng không 80 mm/40 caliber (1×2)
  • 2 × súng máy
Máy bay mang theo 26

Hōshō (tiếng Nhật: 鳳翔; phiên âm Hán-Việt: Phụng tường, cú lượn của chim phượng) là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1921, và là chiếc tàu sân bay đầu tiên của thế giới được thiết kế ngay từ đầu vào mục đích này được đưa vào hoạt động.[1]

Tiền thân của nó trong lịch sử của Hải quân Đế quốc Nhật Bản là những chiếc tàu chở thủy phi cơ; như là chiếc Wakamiya (được cải biến vào năm 1920 thành một tàu sân bay với một sàn phóng máy bay phía trước), hay chiếc Notoro.

Cấu tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Sườn của chiếc Hōshō được dựa trên thiết kế một chiếc tàu tuần dương, nhưng không phải là một sự cải biến. Nó được cấu tạo ngay từ lườn như là một tàu sân bay. Hōshō được đưa vào hoạt động vào ngày 27 tháng 12 năm 1922, mười ba tháng trước chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh được chế tạo ngay từ đầu nhằm mục đích này là chiếc Hermes, vốn được thiết kế trước chiếc Hōshō. Tuy nhiên, chiếc Hōshō thoạt đầu được hình thành như là một sự pha trộn giữa một tàu sân bay và một tàu chở thủy phi cơ; và chỉ trong quá trình chế tạo mà thiết kế của nó được cải biến để trở thành một tàu sân bay chuyên dụng.

Thiết kế của nó nguyên thủy dựa trên lườn một chiếc tàu tuần dương, một sàn đáp với phần phía trước được hạ thấp xuống nhằm tạo sự gia tốc để máy bay cất cánh, một đảo cấu trúc thượng tầng bên mạn phải, và ba ống khói bên mạn phải có thể nghiêng xuống khi máy bay hoạt động. Sau các hoạt động thử nghiệm, nó được cải tiến bằng cách tháo dỡ đảo cấu trúc thượng tầng và làm phẳng sàn đáp, khiến cho nó có dạng một sàn đáp phẳng.

Lịch sử hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh Trung-Nhật[sửa | sửa mã nguồn]

Là chiếc tàu đầu tiên trong kiểu của nó của Hải quân, Hōshō được sử dụng một cách tích cực trong việc phát triển các phương pháp hoạt động và chiến thuật sử dụng tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong những năm 1920. Việc này được mở đầu bởi chiếc tàu chở thủy phi cơ Wakamiya năm 1913, vốn đã đóng góp và việc phát triển kỹ thuật tàu sân bay mà Hōshō sử dụng. Đến năm 1932, lực lượng không quân của Hōshō bao gồm chín máy bay tiêm kích A1N1 (Kiểu 3), ba máy bay ném bom B1M2 (Kiểu 13) và ba máy bay trinh sát C1M (Kiểu 10).

Nó đã tham gia hoạt động trong sự kiện Thượng Hải (ném bom Thượng Hải vào ngày 28 tháng 1 năm 1932) và trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1937, Hōshō, như là một phần của Hạm đội Tàu sân bay thứ nhất cùng với chiếc Ryūjō, đã hỗ trợ các hoạt động đổ bộ của Lục quân Nhật Bản vào Trung Quốc. Vào lúc này lực lượng không quân của nó bao gồm chín máy bay tiêm kích Nakajima A2N và sáu máy bay cường kích Yokosuka B3Y1 [2].

Đến năm 1937, lực lượng không quân của Hōshō bao gồm chín máy bay tiêm kích A4N1 (Kiểu 95), và sáu máy bay ném bom B3Y1 (Kiểu 92)

Thế Chiến II[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc khởi đầu Thế Chiến II, Hōshō đã bị các kiểu tàu khác vượt qua. Nó quá nhỏ và quá chậm để có thể mang được các kiểu máy bay mới nhất hoạt động trên tàu sân bay như Mitsubishi A6M Zero. Tuy vậy nó cũng từng tham gia hoạt động trong trận Midway vào tháng 6 năm 1942, cung cấp sự hỗ trợ khiêm tốn cho hạm đội chính. Lực lượng không quân của nó bao gồm tám máy bay ném ngư lôi cánh kép Yokosuka B4Y1 'Jean' với bộ càng đáp cố định [3]. Chính một trong những chiếc máy bay này đã chụp ảnh chiếc tàu sân bay Hiryu đang bị cháy và đang trôi dạt vào xế chiều ngày 4 tháng 6 năm 1942.

Các nỗ lực đã được thực hiện nhằm tìm cách kéo dài và mở rộng sàn đáp, nhưng việc này làm suy yếu độ ổn định và khả năng đi biển của nó. Chiếc tàu được đưa về làm nhiệm vụ huấn luyện trong vùng biển nội địa Nhật Bản từ năm 1943.

Sau chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh, nó được sử dụng để chuyên chở nhân sự Nhật Bản hồi hương từ nước ngoài cho đến tận tháng 6 năm 1946. Hōshō là một trong bốn tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản còn sống sót sau chiến tranh, nhưng nó bị tháo dỡ vào năm 1947.

Danh sách thuyền trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ "The Imperial Japanese Navy was a pioneer in naval aviation, having commissioned the world's first built-from-the-keel-up carrier, the Hosho." Source.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]