Kẻ săn đuổi (phim 2008)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Kẻ đi săn (phim 2008))
Kẻ săn đuổi
Áp phích phim tại Hàn Quốc
Hangul추격
Hanja追擊
Romaja quốc ngữChugyeokja
McCune–ReischauerCh‘ugyŏkja
Hán–ViệtTruy kích giả
Đạo diễnNa Hong-jin
Sản xuấtKim Su-jin
Yun In-beom
Tác giảNa Hong-jin
Shinho Lee
Hong Won-chan
Diễn viênKim Yoon-seok
Ha Jung-woo
Seo Young-hee
Âm nhạcKim Jun-seok
Choi Yong-rak
Quay phimLee Sung-jae
Dựng phimKim Sun-min
Phát hànhShowbox
Công chiếu
  • 14 tháng 2 năm 2008 (2008-02-14)
Độ dài
123 phút
Quốc giaHàn Quốc
Ngôn ngữTiếng Hàn Quốc
Doanh thu35.8 triệu US$[1]

Kẻ săn đuổi (Hangul: 추격자, tựa tiếng Anh: The Chaser) là một bộ phim hình sự, kinh dị của điện ảnh Hàn Quốc ra mắt năm 2008. Đồng thời là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Na Hong-jin.[2] Phim có sự tham gia diễn xuất của hai ngôi sao Kim Yoon-seokHa Jung-woo.[3] Kẻ săn đuổi dựa trên câu chuyện có thật về tên giết người hàng loạt Yoo Young-chul, khi bị bắt vào năm 2004, hắn khai nhận đã giết hơn 20 người và ăn nội tạng của 4 nạn nhân.[4][5]

Dù bị gắn mác không dành cho người xem dưới 18 tuổi,[6] nhưng Kẻ săn đuổi vẫn thu hút hơn 5 triệu khán giả tới rạp.[7][8] Nhà phê bình quá cố Roger Ebert từng đánh giá đây là tác phẩm lớn của điện ảnh Hàn Quốc mười năm đầu thế kỷ 21.[9]

Chuyện phim xoay quanh nhân vật Eom Joong-ho (Kim Yoon-seok) vốn là một cảnh sát nhưng do nhận hối lộ nên bị sa thải và kiếm sống bằng công việc môi giới mại dâm ở các tụ điểm ăn chơi. Vào một ngày, hai trong số những gái làng chơi mà Joong-ho quản lý đột nhiên bặt vô âm tín. Anh cử một cô gái khác tên Min-ji (Seo Young-hee) đến phục vụ vị khách hàng bí ẩn và phát hiện ra hắn ta có liên quan đến hai vụ mất tích. Nhận thấy nguy hiểm đang rình rập Min-ji, Joong-ho quyết định truy tìm tên khách hàng để cứu cô.[10]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu ý: Phân đoạn dưới đây tiết lộ toàn bộ nội dung của tác phẩm.

Eom Jong-hoo là một Cảnh sát biến chất vừa bị trục xuất khỏi ngành, giờ đây đang là Ma cô dẫn gái mại dâm tại các tụ điểm ăn chơi. Công việc làm ăn của Jong-hoo gặp chút rắc rối khi hai gái làng chơi của anh ta mất tích cùng một lúc. Một đêm nọ, Jong-hoo yêu cầu Mi-jin tới phục vụ một khách hàng mà anh tin chắc là kẻ cuối cùng nhìn thấy hai cô gái. Dù Mi-jin đang bị ốm nhưng vì sợ rằng gã đàn ông kia có thể là một tên buôn người, Jong-hoo vẫn yêu cầu cô tới nhà vị khách bí ẩn để giúp anh dò la tin tức. Đồng thời, anh cũng nhờ tới sự hỗ trợ của những đồng đội cũ nhưng họ đều đang bận giải quyết vụ lùm xùm xoay quanh ngài thị trưởng.

Người đàn ông mà Mi-jin phải tiếp cận, Yeong-min, dẫn cô vào nhà của hắn. Tại đây, Mi-jin trốn vào nhà vệ sinh nhưng không thể liên lạc được cho Jong-hoo vì mất sóng điện thoại. Sau khi trói Mi-jin, Yeong-min cố giết cô bằng đục và búa, nhờ kháng cự quyết liệt Mi-jin vẫn giữ được mạng và chỉ bị bất tỉnh. Ngay lúc này, vợ chồng người hàng xóm sang hỏi Yeong-min về ông Park, chủ nhân thật của ngôi nhà hắn đang ở. Trong cơn bực tức, Yeong-min mời họ vào nhà và giết cả hai.

Jong-hoo với thông tin ít ỏi, lùng sục tìm nhà của Yeong-min. Xe của hai người vô tình va vào nhau tại một giao lộ nhỏ, thấy áo Yeong-min vấy máu và tên này nhất quyết từ chối đưa số điện thoại để Jong-hoo lo việc bảo hiểm, Jong-hoo lập tức nghi ngờ. Anh gọi theo số máy của tên khách hàng và điện thoại của Yeong-min đổ chuông. Yeong-min tháo chạy nhưng bị Jong-hoo tóm được. Cuối cùng, cả hai bị dẫn tới đồn cảnh sát địa phương. Ở đây, Yeong-min thản nhiên thừa nhận mình là thủ phạm của 9 vụ giết người. Các đơn vị cảnh sát bắt đầu tranh cãi về việc ai sẽ phải chịu trách nhiệm điều tra những vụ án còn bỏ ngõ mà Yeong-min vừa thú nhận.

Mặc cho lời thú tội, cảnh sát không thể giam giữ Yeong-min lâu hơn 12 giờ vì thiếu bằng chứng. Yeong-min cũng tiết lộ Mi-jin đang còn sống nhưng các thanh tra đều nghi ngờ điều này. Jong-hoo đưa nhân viên pháp y tới thu thập mẫu DNA tại nhà Mi-jin rồi dẫn con gái Mi-jin là Eun-ji theo mình đi điều tra một đầu mối tại quê nhà Yeong-min. Anh biết được Yeong-min đã từng ở tù ba năm vì tấn công vào đầu đứa cháu trai. Theo lời của một gái điếm, Jong-hoo cũng phát hiện Yeong-min không có khả năng quan hệ tình dục, điều này càng được chứng thực khi hắn phát điên lúc bị một thanh tra hỏi rằng liệu có phải hắn phạm tội với phụ nữ vì bản thân là kẻ "bất lực" hay không. Gã tay chân của Jong-hoo tìm được một căn nhà nhỏ nơi Yeong-min từng sống. Trong khi Jong-hoo xem xét những bức tranh tường do Yeong-min vẽ, cô bé Eun-ji vì mãi đi theo một người phụ nữ giống mẹ mình nên gặp phải tai nạn và được Jong-hoo đưa vào viện.

Bị Jong-hoo cho một trận đòn nhừ tử, Yeong-min tiếp tục khai gian. Công tố viên yêu cầu trả tự do cho Yeong-min mà không cần chờ kết quả giám định DNA và bắt giam Jong-hoo vì cáo buộc hành hung nghi can. Trên đường áp giải, Jong-hoo vùng thoát khỏi nhóm cảnh sát, tiếp tục truy lùng Yeong-min.

Cùng lúc đó, Mi-jin cởi được trói, tự mình thoát khỏi căn nhà. Bị thương nặng, cô chỉ có thể tạm náu mình tại một cửa hiệu tạp hóa nhỏ gần đó và chờ người tới giúp đỡ. Cảnh sát khu vực được thông báo nhưng không ai đến giúp Mi-jin vì đều đang say giấc ngủ trưa. Không may, Yeong-min trên đường về nhà dừng ngay chính tiệm tạp hóa Mi-jin đang trú ẩn để mua thuốc lá. Không hay biết Yeong-min chính là kẻ thủ ác, bà chủ tiệm kể cho hắn nghe tất cả về Mi-jin. Yeong-min dùng một chiếc búa giết cả Mi-jin lẫn bà chủ tiệm. Chạy theo tiếng còi báo động của xe cảnh sát, Jong-hoo đến được hiện trường, sớm nhận ra mình đã tới quá muộn. Về phần Yeong-min, hắn vội vã quay lại căn nhà cũ, bỏ đầu và tứ chi của Mi-jin vào bể cá rồi đem chôn xác của hai vợ chồng hàng xóm.

Cả sở cảnh sát Seoul bị bẽ mặt, dồn mọi nguồn lực tìm kiếm tên sát nhân. Trong tận cùng của sự chán nản, Jong-hoo tìm tới nhà thờ gần đó và chợt nhận ra hình dáng các bức tượng trong nhà thờ này y hệt thứ mà Yeong-min vẽ trên tường căn nhà cũ. Phó tế của nhà thờ cho Jong-hoo biết ông Park là thợ điêu khắc nên các bức tượng, còn Yeong-min là phụ tá của ông. Jong-hoo tìm tới nhà ông Park, bắt gặp Yeong-min vừa bước ra cổng, chuẩn bị tới nhà thờ. Hai người lao vào quần chiến, Jong-hoo chiếm được thế thượng phong. Ngay lúc chuẩn bị kết liễu Yeong-min, vài người đồng đội cũ kịp lao vào ngăn Jong-hoo. Lực lượng cảnh sát nhanh chóng bủa vây căn nhà, vất vả khai quật hàng chục xác chết trong sân vườn giữa cơn mưa nặng hạt.

Bộ phim kết thúc với cảnh Jong-hoo ngồi trầm tư bên bé Eun-ji trong phòng bệnh.

Hết phần cho biết trước nội dung của tác phẩm.

Dàn diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Một nam diễn viên đeo kính
Diễn viên Kim Yoon-seok
Một nam diễn viên để râu
Diễn viên Ha Jung-woo

Phát hành và doanh thu[sửa | sửa mã nguồn]

Kẻ săn đuổi ra rạp tại Hàn Quốc ngày 14 tháng 2 năm 2008.[8] Trong tuần mở màn, phim kiếm về 3.914.847 US$, xếp ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng doanh thu nội địa thị trường Hàn Quốc, sau bộ phim Những kẻ thống trị (2008) của Hoa Kỳ.[11] Kẻ săn đuổi vượt lên dẫn đầu phòng vé trong liên tiếp ba tuần sau đó. Tới ngày 1 tháng 6 năm 2008, doanh số của phim đã là 35.760.133US$.[11] Kết thúc đợt trình chiếu, tác phẩm đầu tay của đạo diễn Na Hong-jin đã thu hút 5.120.630 lượt khán giả tới xem. Trong năm 2008, Kẻ săn đuổi trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ ba tại Hàn Quốc, chỉ đứng sau Thiện, ác, quáiÔng ngoại tuổi 30.[8]

Đón nhận, phê bình[sửa | sửa mã nguồn]

Kẻ săn đuổi được Rotten Tomatoes chấm 82%, với mức điểm trung bình là 6.75/10 thông qua 34 lượt đánh giá.[12] IMDb cho phim điểm 7.9.[13]

Trong bài review trên chính website mang tên mình, nhà phê bình điện ảnh Roger Ebert có viết:

"Cốt truyện của Kẻ săn đuổi quả là bài tập thao túng tâm lý với mọi khán giả, đặc biệt với hình ảnh về một lực lượng cảnh sát kém cỏi, quan liêu xuyên suốt cả bộ phim. Rõ là đạo diễn Na Hong-jin biết mình đang làm gì. Cũng như Hitchcock, đạo diễn Na cung cấp đủ tình tiết khiến người xem bực tức. Chúng ta biết chắc những gì các nhân vật phải làm nhưng rồi lại liên tục xuất hiện các lí do hoàn hảo ngăn cản họ làm điều đó. Thực hiện được điều kể trên trong kịch bản nghĩa là phim của bạn đã ở đẳng cấp cao hơn những tác phẩm kinh dị thông thường khác.[14]

[...]

"Xem một bộ phim thế này, nhắc nhở tôi về những điều chúng ta đang thiếu. Nhiều sản phẩm gần đây đơn giản chỉ toàn thủ thuật đánh lừa khán giả. Phim giật gân sắp ra mắt chẳng có nỗi một lần mà nhân vật chính diễn xuất thực sự trong cả chuỗi cảnh hành động. Chúng ta cứ như đang thưởng thức một bộ truyện tranh và cố gắng dùng tâm trí để gắn kết từng chuyển động rời rạc giữa các khung hình. Bạn ngồi đó, Kẻ săn đuổi mở ra và đạo diễn biết chính xác cách để không xúc phạm người xem. Ngoài chuyện chỉ làm lại bộ phim này, Hollywood nên học tập từ nó."[14]

Bản làm lại[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay trong năm 2008, hãng Warner Bros. đã liên hệ với đơn vị chủ quản của Kẻ săn đuổi để mua lại bản quyền kịch bản phim với giá 1 triệu US$, kèm theo nhiều ưu đãi cho nhà sản xuất phía Hàn Quốc tùy vào doanh thu phòng vé của phiên bản làm lại.[15] Thời điểm đó, nhiều đồn đoán cho rằng phim sẽ có sự góp mặt của biên kịch William Monahandiễn viên Leonardo DiCaprio, bộ đôi đã từng hợp tác thành công trong Điệp vụ Boston (2006), bản remake tác phẩm Vô gian đạo của điện ảnh Hồng Kông.[16]

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo diễn Na Hong-jin tại Liên hoan phim châu Á Deauville 2009.
Năm Giải Hạng mục Đối tượng đề cử Kết quả
2008
Liên hoan phim Cannes lần thứ 61 Camera vàng Na Hong-jin Đề cử [17]
Giải nghệ thuật Beaksang lần thứ 44 Giải Daesang Kẻ săn đuổi Đoạt giải [18]
Phim hay nhất Đề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất Na Hong-jin Đề cử
Nam diễn viên xuất sắc nhất Kim Yoon-seok Đề cử
Ha Jung-woo Đề cử
Đạo diễn mới xuất sắc nhất Na Hong-jin Đoạt giải
Kịch bản hay nhất Na Hong-jin, Shinho Lee Đề cử
Giải phim nghệ thuật Chunsa lần thứ 16 Nam diễn viên xuất sắc nhất Kim Yoon-seok Đoạt giải [19]
Ha Jung-woo Đoạt giải
Đạo diễn mới xuất sắc nhất Na Hong-jin Đoạt giải
Kịch bản hay nhất Na Hong-jin, Shinho Lee Đoạt giải
Giải kỹ thuật Choi Tae-young Đoạt giải
Giải phê bình phim Busan lần thứ 9 Nam diễn viên xuất sắc nhất Kim Yoon-seok Đoạt giải [20]
Kịch bản hay nhất Na Hong-jin, Shinho Lee Đoạt giải
Giải thưởng phim Buil lần thứ 17 Phim hay nhất Kẻ săn đuổi Đề cử [21]
Đạo diễn xuất sắc nhất Na Hong-jin Đoạt giải
Nam diễn viên xuất sắc nhất Kim Yoon-seok Đoạt giải
Ha Jung-woo Đề cử
Đạo diễn mới xuất sắc nhất Na Hong-jin Đề cử
Kịch bản hay nhất Đề cử
Giải do độc giả bình chọn Kẻ săn đuổi Đoạt giải
Biên tập tốt nhất Kim Sun-min Đoạt giải
Quay phim tốt nhất Lee Sung-jae Đề cử
Hiệu ứng ánh sáng tốt nhất Lee Cheol-oh Đề cử
Giải Chuông Vàng lần thứ 45 Phim hay nhất Kẻ săn đuổi Đoạt giải [22]
Đạo diễn xuất sắc nhất Na Hong-jin Đoạt giải
Nam diễn viên xuất sắc nhất Kim Yoon-seok Đoạt giải
Ha Jung-woo Đề cử
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Seo Young-hee Đề cử
Đạo diễn mới xuất sắc nhất Na Hong-jin Đề cử
Kịch bản hay nhất Đề cử
Biên tập tốt nhất Kim Sun-min Đề cử
Quay phim tốt nhất Lee Sung-jae Đoạt giải
Hoạch định sản xuất tốt nhất Kim Su-jin, Yun In-beom Đoạt giải
Âm thanh tốt nhất Kim Sin-yong Đề cử
Giải Rồng Xanh lần thứ 29 Phim hay nhất Kẻ săn đuổi Đề cử [23]
Nam diễn viên xuất sắc nhất Kim Yoon-seok Đoạt giải
Ha Jung-woo Đề cử
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Seo Young-hee Đề cử
Đạo diễn mới xuất sắc nhất Na Hong-jin Đề cử
Kịch bản hay nhất Na Hong-jin, Shinho Lee Đề cử
Quay phim tốt nhất Lee Sung-jae Đề cử
Âm nhạc tốt nhất Kim Jun-seok, Choi Yong-rak Đề cử
Giải kỹ thuật Kim Sun-min (Biên tập phim) Đề cử
Giải điện ảnh Hàn Quốc lần thứ 7 Phim hay nhất Kẻ săn đuổi Đoạt giải [24]
Nam diễn viên xuất sắc nhất Kim Yoon-seok Đoạt giải
Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Seo Young-hee Đề cử
Đạo diễn xuất sắc nhất Na Hong-jin Đoạt giải
Đạo diễn mới xuất sắc nhất Đoạt giải
Kịch bản hay nhất Na Hong-jin, Shinho Lee Đoạt giải
Biên tập tốt nhất Kim Sun-min Đoạt giải
Quay phim tốt nhất Lee Sung-jae Đề cử
Âm nhạc tốt nhất Kim Jun-seok, Choi Yong-rak Đề cử
Liên hoan phim Đại học Hàn Quốc Nam diễn viên xuất sắc nhất Kim Yoon-seok Đoạt giải [25]
Giải Director's Cut lần thứ 11 Nam diễn viên xuất sắc nhất Ha Jung-woo Đoạt giải [26]
Đạo diễn mới xuất sắc nhất Na Hong-jin Đoạt giải
Giải Cine 21 Nam diễn viên xuất sắc nhất Ha Jung-woo Đoạt giải
Đạo diễn mới xuất sắc nhất Na Hong-jin Đoạt giải
Kịch bản hay nhất Na Hong-jin, Shinho Lee Đoạt giải
Giải điện ảnh Châu Á - Thái Bình Dương lần 2 Nam diễn viên xuất sắc nhất Kim Yoon-seok Đề cử [27]
LHP phim viễn tưởng Bucheon lần thứ 12 Phim hay nhất Kẻ săn đuổi Đoạt giải
Nữ diễn viên xuất sắc nhất Seo Young-hee Đoạt giải
Giải EFFFF Châu Á Kẻ săn đuổi Đoạt giải
2009
Giải điện ảnh Châu Á lần thứ 3 Nam diễn viên xuất sắc nhất Ha Jung-woo Đề cử [28]
Kịch bản hay nhất Na Hong-jin, Shinho Lee Đề cử
Biên tập tốt nhất Kim Sun-min Đoạt giải

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “South Korean Box Office Weekends For 2008”. Box Office Mojo. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Thiên Minh (11 tháng 9 năm 2017). “10 phim Hàn Quốc ghi dấu ấn mạnh với điện ảnh quốc tế”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ “Kẻ săn đuổi (The Chaser)”. KBS World. 14 tháng 4 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ Thúy Anh (21 tháng 9 năm 2019). “Những vụ giết người chấn động được dựng phim ở Hàn Quốc”. Ione. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ Ah Yong-huyn (13 tháng 8 năm 2004). “Serial Killer Claims to Have Eaten Victims' Organs”. The Chosulinbo. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ “The Chaser”. Time Out. 16 tháng 9 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ “Top 10 phim cấm trẻ em được xem nhiều nhất tại Hàn”. Infonet. 25 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ a b c Paquet, Darcy (26 tháng 2 năm 2011). “The best selling film of 2008”. Koreanfilm. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ Vũ Văn Việt (15 tháng 2 năm 2015). “10 phim hình sự đáng xem nhất của điện ảnh Hàn Quốc”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ “The Chaser”. Asian Wiki. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  11. ^ a b “South Korean Box Office Weekends For 2008”. Box Office Mojo. 12 tháng 8 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  12. ^ “The Chaser (Chugyeogja) (2008)”. Rotten Tomatoes. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  13. ^ “Chugyeogja (2008)”. Internet Movie Database. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  14. ^ a b Ebert, Roger (27 tháng 1 năm 2010). “The South Koreans are expert in grisly classic thrillers”. Roger Ebert. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  15. ^ Paquet, Darcy; Fleming, Michael (6 tháng 3 năm 2008). “Warner Bros. to remake 'The Chaser'. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  16. ^ “Leonardo DiCaprio and William Monahan Take on The Chaser”. MovieWeb. 7 tháng 3 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  17. ^ “The Caméra d'Or Selection”. Festival de Cannes. 22 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  18. ^ Javabeans (24 tháng 4 năm 2008). “44th Baeksang Arts Awards”. Drama Beans. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  19. ^ “Chunsa Film Art Awards 2008”. Internet Movie Database. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  20. ^ “Busan Film Critics Association (BCFA) 2008”. Internet Movie Database. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  21. ^ Yi Chang-ho (ngày 24 tháng 10 năm 2008). “The Chaser extends awards lead”. Korean Film Biz Zone. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2014.
  22. ^ "The Chaser - Awards" Lưu trữ 2011-08-14 tại Wayback Machine. Cinemasie. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2008.
  23. ^ “2008 (29th) Blue Dragon Film Awards”. Asian Wiki. 12 tháng 8 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  24. ^ Han Sunhee (4 tháng 12 năm 2008). “Korean Film Awards catch 'Chaser'. Variety. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  25. ^ “Kim Yoon-seok's Awards and Nominations”. Channel Korea. 11 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  26. ^ “Director's Cut Awards 2008”. Internet Movie Database. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  27. ^ “Kim Yun-seok in The Chaser (Chugyeogja)”. Asia Pacific Screen Awards. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  28. ^ “3rd AFA Nominees & Winners”. Asian Film Adwards Academy. 10 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]