Lớp Mặt thằn lằn
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Lớp Mặt thằn lằn | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Cuối kỷ Than Đá- gần đây 312–0 triệu năm trước đây | |
![]() Cá sấu mõm ngắn Mỹ (Alligator mississippiensis) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Phân ngành (subphylum) | Vertebrata |
Liên lớp (superclass) | Tetrapoda |
Nhánh | Amniota |
Lớp (class) | Sauropsida Huxley, 1873 |
Subgroups | |
Sauropsida hay lớp Mặt thằn lằn là một nhóm động vật có màng ối trong đó bao gồm tất cả các loài bò sát còn sinh tồn, khủng long, chim và chỉ một phần các loài bò sát đã tuyệt chủng (ngoại trừ những loài nào được xếp vào lớp Synapsida). Trong số động vật có màng ối, Sauropsida là để phân biệt với Synapsida ("Một cung bên") hay còn gọi là Theropsida ("Mặt thú"). Việc gộp thêm cả nhóm Aves và loại bỏ một số nhóm bò sát đã tuyệt chủng ra khỏi lớp Reptilia cũ để tạo thành Sauropsida mới làm cho nó trở thành một nhóm đơn ngành, phù hợp với các quan điểm của phát sinh loài học hiện đại.
Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]
Cụm từ Sauropsida có nguồn gốc từ tiếng Latinh mới với gốc từ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Σαυρό (Sauro) hay Σαύρα (Saura) nghĩa là thằn lằn, αψις (hapsis/apsis) nghĩa là cung, vòng. Trong tiếng Trung người ta gọi lớp này là 蜥形綱/蜥形纲 (tích hình cương) nghĩa là lớp hình [dáng] Thằn lằn, tiếng Nga gọi lớp này là Завропсиды với nghĩa là "ящеричная морда" (mõm thằn lằn). Tiếng Pháp giải nghĩa Sauropsida/Sauropside là "saura" nghĩa là "lézard" (thằn lằn) cộng với "apsis" nghĩa là "liaison" (liên kết, cung v.v). Tiếng Anh giải thích nó nghĩa là "lizard-face" (mặt thằn lằn).
Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]




Đặc trưng để phân biệt các nhóm động vật trong lớp này với các động vật trong lớp Một cung bên (Synapsida) là cấu trúc hộp sọ. Ở lớp Một cung bên, hộp sọ có 1 hốc thái dương phía sau hốc mắt, nằm ở phía dưới của xương sau hốc mắt và xương vảy, trong khi ở Sauropsida có thể là không có hốc thái dương, như ở phân lớp Không cung (Anapsida); hoặc 2 hốc thái dương, như ở phân lớp Hai cung (Diapsida). Nhóm trước đây được gọi là Euryapsida cũng chỉ có 1 hốc thái dương, nhưng nằm ở phía trên của xương sau hốc mắt và xương vảy, được người ta cho là có quan hệ gần gũi với nhóm Diapsida nhưng đã mất đi hốc thái dương dưới trong quá trình tiến hóa. Nhóm này trên thực tế là đa ngành và hiện nay được coi là một phần của phân lớp Diapsida.
Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại từ năm 2004, lớp Sauropsida được chia ra:
- Lớp Sauropsida (Lớp Mặt thằn lằn)
- Phân lớp Anapsida (Không cung)
- Bộ Testudines (Rùa, ba ba, vích, đồi mồi v.v)
- Phân lớp Diapsida (Hai cung)
- Bộ Araeoscelidia
- Bộ Younginiformes
- Phân thứ lớp Ichthyosauria
- Phân thứ lớp Lepidosauromorpha
- Liên bộ Sauropterygia
- Bộ Placodontia
- Bộ Nothosauroidea
- Bộ Plesiosauria
- Liên bộ Lepidosauria
- Bộ Sphenodontida (Tuatara)
- Bộ Squamata (Thằn lằn và rắn...)
- Liên bộ Sauropterygia
- Phân thứ lớp Archosauromorpha
- Bộ Prolacertiformes
- Không phân hạng Archosauria
- Không phân hạng Crurotarsi
- Liên bộ Crocodylomorpha
- Bộ Crocodilia (Bộ Cá sấu)
- Liên bộ Crocodylomorpha
- Không phân hạng Avemetatarsalia
- Không phân hạng Ornithodira
- Bộ Pterosauria
- Liên bộ Dinosauria (Khủng long)
- Bộ Saurischia
- Lớp Aves (Chim)
- Bộ Ornithischia (Khủng long hông chim)
- Bộ Saurischia
- Không phân hạng Ornithodira
- Không phân hạng Crurotarsi
- Phân lớp Anapsida (Không cung)
Phát sinh loài[sửa | sửa mã nguồn]
Sauropsida |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Lớp Bò sát (Reptilia)
- Lớp Một cung bên (Synapsida)
Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lớp Mặt thằn lằn. |