Bước tới nội dung

Mahidolia mystacina

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mahidolia mystacina
M. mystacina (không có đốm trên vây lưng)
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Gobiiformes
Họ: Gobiidae
Chi: Mahidolia
Loài:
M. mystacina
Danh pháp hai phần
Mahidolia mystacina
(Valenciennes, 1837)
Các đồng nghĩa
Danh sách
    • Gobius mystacinus Valenciennes, 1837
    • Gobius pulverulentus Kuhl & Van Hasselt, 1837
    • Gobius maxillaris Macleay, 1878
    • Waitea parvida Tanaka, 1915
    • Mahidiolia normani H. M. Smith & Koumans, 1932
    • Mahidiolia duque Smith, 1947
    • Waitea buchanani V. Visweswara Rao, 1972
    • Oligolepis fasciatus Wu & Lin, 1983

Mahidolia mystacina là một loài cá biển thuộc chi Mahidolia trong họ Cá bống trắng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1837.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh mystacina bắt nguồn từ μύστᾰξ (mústax) trong tiếng Hy Lạp cổ đại nghĩa là “ria mép”, hàm ý đề cập đến cấu tạo hàm của loài cá này, được nối với góc xương trước nắp mang bằng một dây hãm dày (hậu tố înos bắt nguồn từ ινος dùng để chuyển đổi danh từ thành tính từ).[2]

Tình trạng phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

M. mystacina có nhiều biến dị kiểu hình về màu sắc và hình dạng vây lưng. Vài trong số đó là kiểu hình dị hình giới tính, nhưng vẫn có khả năng là có nhiều loài ẩn sinh (cryptic species) cùng tồn tại dưới danh pháp M. mystacina.[3][4]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

M. mystacina tạm thời vẫn được xem là loài hợp lệ cho đến khi có những phân tích hình thái và di truyền để giải quyết tình trạng phân loại của chúng.[3] Hiện loài này có phân bố khắp vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, gồm cả Biển Đỏ.[5] Từ MozambiqueMadagascar, phạm vi của M. mystacina trải dài về phía đông đến quần đảo Marshallquần đảo Société, xa về phía nam đến bờ bắc ÚcNouvelle-Calédonie, ngược lên phía bắc đến miền nam Nhật Bản.[6]

Ở Việt Nam, M. mystacina được ghi nhận tại khu vực vịnh Bắc Bộ,[7] vùng vịnh Khánh Hòa,[8] đầm Đông Hồ (Kiên Giang).[9]

M. mystacina sống trên nền đáy bùncửa sông, trong rừng ngập mặnrạn san hô ngoài khơi, độ sâu khoảng 5–25 m.[1]

M. mystacina và tôm Alpheus

M. mystacina có nhiều kiểu màu được biết đến, bao gồm trắng xám, vàng nâu hoặc nâu sẫm.[3] Cơ thể có nhiều sọc nâu đen. Đầu có nhiều chấm cam. Vây lưng trước hình quạt, có một hoặc nhiều đốm đen (cá đực), hoặc xen kẽ các sọc màu sẫm và sáng sắc (cá cái).[4]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

M. mystacina sống cộng sinh trong hang với tôm gõ mõ Alpheus.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Larson, H. (2016). Mahidolia mystacina. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T192982A2180744. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T192982A2180744.en. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (i-p)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ a b c Allen, Gerald R.; Erdmann, Mark V. (2019). Mahidolia paucipora, a new species of shrimpgoby (Teleostei: Gobiidae) from Papua New Guinea”. Journal of the Ocean Science Foundation. 32: 79–88. doi:10.5281/zenodo.2635805.
  4. ^ a b Helen K. Larson (2022). “Gobiidae”. Trong Phillip C. Heemstra; E. Heemstra; David A. Ebert; W. Holleman; John E. Randall (biên tập). Coastal fishes of the western Indian Ocean (tập 5) (PDF). South African Institute for Aquatic Biodiversity. tr. 115.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  5. ^ Bogorodsky, Sergey V.; Goren, Menachem (2023). “An updated checklist of the Red Sea gobioid species (Teleostei: Gobiiformes), with four new records”. Zoology in the Middle East. 69 (2): 123–163. doi:10.1080/09397140.2023.2203978. ISSN 0939-7140.
  6. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Mahidolia mystacina trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Phạm Văn Long; Đặng Thị Thanh Hương; Hà Lương Thái Dương; Nguyễn Quang Huy; Trần Đức Hậu (2022). “Tổng quan thành phần loài cá bống (Actinopterygii: Gobiiformes) ở khu vực ven biển Bắc Việt Nam”. Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ: 414–426. doi:10.15625/vap.2022.0046.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Prokofiev, A. M. (2016). “Gobies (Gobioidei) of soft bottoms from Nha Trang and Van Phong bays (South China Sea, Vietnam)”. Journal of Ichthyology. 56 (6): 799–817. doi:10.1134/S0032945216060096. ISSN 1555-6425.
  9. ^ Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Phi Uy Vũ (2020). “Thành phần loài và các loại nghề khai thác cá ở đầm Đông Hồ, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang”. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. 2: 79–89.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  10. ^ Ilan Karplus; Andrew Richard Thompson (2011). “The Partnership between Gobiid Fishes and Burrowing Alpheid Shrimps” (PDF). Trong James L. Van Tassell; Robert Patzner; Marcelo Kovacic; B. G. Kapoor (biên tập). The Biology of Gobies. CRC Press. tr. 559–1607. ISBN 978-0-429-06287-2.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)