NGC 2736
Tinh vân | |
---|---|
Dữ liệu quan sát: kỷ nguyên J2000 | |
Xích kinh | 9h 0m 17s[1] |
Xích vĩ | −45° 54′ 57″[1] |
Khoảng cách | 815 ly |
Cấp sao biểu kiến (V) | +12,0? |
Không gian biểu kiến (V) | 30'x7' |
Chòm sao | Thuyền Phàm[2] |
Đặc trưng vật lý | |
Bán kính | ~5,0 ly |
Tên gọi khác | NGC 2736, Tinh vân Bút chì |
NGC 2736 (còn được gọi là Tinh vân Bút chì) là một phần nhỏ của Tàn dư siêu tân tinh Thuyền Phàm, nằm gần sao xung Thuyền Phàm trong chòm sao Thuyền Phàm. Bề ngoài thẳng của tinh vân này đã tạo ra tên gọi phổ biến của nó. Nó nằm cách hệ Mặt Trời khoảng 815 năm ánh sáng (250 parsec). Nó được cho là được hình thành từ một phần của sóng xung kích của tàn dư siêu tân tinh Thuyền Phàm lớn hơn. Tinh vân Bút chì đang chuyển động với vận tốc khoảng 644.000 km/h (400.000 dặm/h).
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Vào ngày 1 tháng 3 năm 1835, John Herschel đã phát hiện ra thiên thể này tại mũi Hảo Vọng và mô tả nó là "eeF, L, vvmE, một tia sáng hẹp cực kỳ dài nhưng độ sáng yếu quá mức, vị trí 19 ±. Dài ít nhất 20', trải dài vượt ra ngoài giới hạn của phạm vi [quan sát]... ". Điều này hoàn toàn phù hợp với danh sách ESO-Uppsala N2736 = E260-N14, một tinh vân có kích thước 30' × 7', góc vị trí 20 và ghi chú "sợi sáng". Harold Corwin bổ sung rằng trên phim ESO IIIa-F thì tinh vân này là mảng sáng nhất của tàn dư siêu tân tinh khổng lồ (Tinh vân Gum) với dải sáng mỏng của nó che phủ khắp phạm vi quan sát. Một ngôi sao tương đối sáng nhận chìm trong N2736 (được Herschel đề cập).[3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “NASA/IPAC Extrargalatic Database”. Results for NGC 2736. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2007.
- ^ “Hubble Heritage Site”. Results for NGC 2736. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2007.
- ^ Steve Gottlieb. “Correction to the RNGC:5”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 1999. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới NGC 2736 tại Wikimedia Commons
- Bài viết trên Space.com về NGC 2736
- Đặc trưng trên trang web của NASA Lưu trữ 2010-07-12 tại Wayback Machine