Ngày lễ độc thân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày lễ độc thân hay Quang côn tiết là một ngày lễ mua sắm phổ biến với người trẻ Trung Quốc[1] nhằm tôn vinh niềm tự hào là người độc thân. Ngày 11 tháng 11 (11/11) được chọn bởi vì số "1" gợi nhắc đến một cá nhân hãy còn đơn thân. Ngày lễ này còn trở thành một ngày phổ biến nhằm kỷ niệm các mối quan hệ, với hơn 4.000 cặp đôi đã kết hôn ở Bắc Kinh vào ngày này trong năm 2011, đối chiếu với con số trung bình 700 cặp một ngày.

Ban đầu ngày này được một nhóm nhỏ các cử nhân đại học tôn vinh như một sự phản ứng lại những lễ hội với trọng tâm là các cặp đôi theo truyền thống, tuy nhiên vào năm 2009, CEO của hãng Alibaba là Trương Dũng đã khởi đầu việc sử dụng ngày này như một kỳ nghỉ lễ dành để mua sắm xuyên suốt 24 giờ nhằm đem lại các chiết khấu mua hàng trực tuyến và hoạt động giải trí ngoại tuyến.[2][3][4] Đến nay ngày lễ này đã trở thành ngày hội mua sắm ngoại tuyếntrực tuyến lớn nhất trên thế giới, với số người mua hàng của hãng Alibaba vượt quá con số 168,2 tỉ nhân dân tệ (tương đương 25,4 tỉ đô la Mỹ) tiền chi tiêu trong suốt ngày kỷ niệm năm 2017.[5][6] Hãng JD.com đối thủ cũng tổ chức lễ hội mua sắm 11 ngày, thu về 19,1 tỉ đô la Mỹ, mang lại cho người Trung Quốc tổng cộng lên tới 44,5 tỉ đô la Mỹ.[7] Người mua hàng của Alibaba dành ra tổng chi tiêu vượt quá con số 213,5 tỉ nhân dân tệ (tương đương 30,7 tỉ đô la Mỹ) cho lễ độc thân năm 2018.[6][8] Trong năm 2019, Alibaba tuyên bố rằng tổng lượng hàng hóa của hãng cho toàn bộ mùa lễ là 268,4 tỉ tệ (tương đương 38,4 tỉ đô), tăng 26% so với năm trước.[9] Năm 2021, cả hai hãng Alibaba và JD đều đạt mức kỷ lục mới về doanh thu cho toàn bộ mùa lễ độc thân là 139 tỉ đô la Mỹ.[10]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Doanh thu của hãng JD trong Ngày lễ độc thân
Năm Nhân dân tệ (tỉ) Tăng trưởng
2021 349,1[11] +28,6%
2020 271,5[12]
2019 204,4[13]
2018 159,8[14]
2017 127,1[15]
Doanh thu của hãng Alibaba trong Ngày lễ độc thân
Năm Đô la Mỹ (tỉ) Nhân dân tệ (tỉ) Tăng trưởng
2021 84,5[16] 540,3[16] +8,5%
2020 75[17] 498,2[17] +85%
2019 38,4[9] 268,4[9][18] +26%[9]
2018 30,7[19] 213,5[19] +27%
2017 25,3[20] 168,2[20] +39%
2016 17,73[21] 120,7[21] +32%
2015 14,32[22] 91,2[22] +60%
2014 9,3[23] 57,1[23] +63%
2013 5,75[24] 35[24] +83%
2012 3,04[25] 19,1[25] +267%
2011 0,75[26] 5,2[26] +456%
2010 0,135[26] 0,936[26] +1700%
2009 0,007[26] 0,052[27] Ø

Ngày lễ độc thân hoạt động như một dịp để những người độc thân gặp gỡ nhau và tổ chức hoạt động tiệc tùng. Ngày lễ này ban đầu chỉ có các nam thanh niên trẻ đứng ra cử hành, do đó cái tên Ngày Cử nhân ra đời. Tuy nhiên hiện nay nó được kỷ niệm rộng rãi bởi cả hai giới. Những buổi tiệc hẹn hò giấu mặt ngày nay cũng phổ biến, trong một nỗ lực nhằm thay đổi tình trạng độc thân của người tham gia. Một số trường đại học tổ chức các chương trình đặc biệt nhằm tập hợp những người độc thân lại để ăn mừng cùng nhau. Những người này có thể chuốc lấy thái độ bị chọc tức hoặc tự phản kháng nhằm đáp lại việc duy trì tình trạng một sinh viên độc thân, tuy nhiên những sáng kiến của trường đại học đã giúp kìm hãm sự tiêu cực này. Mặc dù ý nghĩa của ngày này là để quãng đời độc thân nhưng khao khát tìm kiếm một nửa kia hay bạn đời vẫn thường được người trẻ Trung Quốc thể hiện ra trong ngày này, còn truyền thông Trung Quốc thì đem những vấn đề khác liên quan đến tình yêu ra để thảo luận.

Mua sắm[sửa | sửa mã nguồn]

Sự kiện này không phải ngày lễ được công nhận chính thức ở Trung Quốc,[28] mặc dù nó đang dần trở thành ngày hội mua sắm trực tuyếnngoại tuyến lớn nhất trên thế giới.[6] Doanh số trên các trang của Alibaba, TmallTaobao đạt ngưỡng 5,8 tỉ đô la Mỹ trong năm 2013, 9,3 tỉ trong năm 2014, 14,3 tỉ trong năm 2015, 17,8 tỉ năm 2016 và trên 25,4 tỉ trong năm 2017. Hãng JD.com cũng chạm mức kỷ lục doanh thu 19,1 tỉ đô la Mỹ trong năm 2017, trong khi Lazada quảng cáo rùm beng là 123 triệu đô.[29][30][31][32][33][34]

Khi ngày càng nhiều người tham gia chào đón ngày lễ này thì nhiều công ty đã tận dụng cơ hội nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ hơn bao gồm các doanh nghiệp như nhà hàng, quán karaoke và các trung tâm mua sắm trực tuyến. Lấy ví dụ, chợ thương mại trực tuyến của Trung Quốc là Taobao đã bán tất cả hàng hóa trị giá 19 tỉ nhân dân tệ (tức khoảng 3 tỉ đô la Mỹ) trong ngày 11 tháng 11 năm 2012.[35]

Ngày lễ độc thân năm 2017, Alibaba đã thiết lập kỷ lục thế giới cho nhiều giao dịch trả tiền nhất trong suốt mùa lễ. Ứng dụng ví điện tử Alipay của hãng này đã thực hiện 256.000 giao dịch trả tiền mỗi giây. Tổng cộng 1,48 tỉ giao dịch đã được Alipay tiến hành trong toàn bộ 24 giờ với các đơn vận chuyển thông qua Cainiao (chi nhánh kho vận của Alibaba) chạm đến con số 700 triệu đơn, phá vỡ kỷ lục được thiết lập trước đó vào năm 2016. Hiện nay sự kiện này có quy mô gấp gần bốn lần các ngày hội mua sắm lớn nhất nước Mỹ là Thứ Sáu ĐenThứ Hai điện tử.[36]

Sự kiện văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày lễ độc thân còn đại diện cho một sự kiện về văn hóa. Alibaba thường xuyên tổ chức những lễ kỷ niệm lớn vào ban đêm trước khi diễn ra ngày hội mua sắm lớn nhất của họ và thường nổi bật với sự xuất hiện của những người nổi tiếng trên toàn cầu như Nicole Kidman năm 2017, Taylor Swift tại Ngày hội Thượng Hải của Alibaba năm 2019, và Katy Perry biểu diễn trong một buổi livestream năm 2020.[37] Không chỉ đơn thuần là một ngày hội mua sắm mà mùa lễ này còn là một ngày để mọi người có thể vui chơi tiệc tùng, để hòa nhập với xã hội và gặp gỡ những người khác cũng như thực hành những truyền thống ăn mừng cuộc sống độc thân.[38]

Năm 2011 đánh dấu Ngày lễ độc thân của thế kỷ (bính âm: Shiji Guanggun Jie) bởi ngày hôm đó có sáu số "một" nhiều hơn là bốn, làm tăng thêm ý nghĩa của dịp lễ này.[39] Trong năm 2011, có một số lượng trên mức trung bình những buổi lễ kỷ niệm ngày cưới diễn ra ở Hồng Kông và Bắc Kinh vào ngày 11 tháng 11.[40]

Các ký hiệu tượng trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Những ký hiệu tượng trưng dưới đây có liên quan đến ngày đặc biệt:

  • 1: số 1 là biểu tượng của một cá nhân, một người độc thân.
  • 11: hai cá nhân tìm đến nhau và đứng cùng về một phía của ngày đặc biệt (11.11).
  • 2 x (11): một lễ kỷ niệm dành cho hai hay nhiều cặp đôi, một cặp gồm có hai cá nhân tìm thấy nhau trong ngày đặc biệt (11.11).

Bên ngoài Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày lễ độc thân đã và đang được phổ biến thông qua mạng Internet và nay còn được cử hành tại một vài nơi bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.[41] Ngày lễ này đặc biệt phát triển tại khu vực Đông Nam Á, với các khách hàng của Lazada tại thị trường này đặt mua tất cả 6,5 triệu món đồ trong năm 2017. Lấy ví dụ tại Indonesia, ngày 11 tháng 11 được mệnh danh là "Harbolnas" (Ngày hội mua sắm trực tuyến toàn dân) và một lượng lớn chiết khấu đã được các nhà bán lẻ trực tuyến quy mô lớn đưa ra.[42] Trước đây nó diễn ra vào ngày 12 tháng 12.[43]

Tại Vương quốc Anh, ngày lễ độc thân hay còn gọi là Ngày độc thân quốc gia, được kỷ niệm vào ngày 11 tháng 3. Nó được một nhóm các chuyên gia hẹn hò được quốc tế công nhận đề xướng ra nhằm giúp những người độc thân nếu không thể cứ ở tình trạng độc thân thì cũng nên 'làm một điều gì đó về nó'.[44]

MediaMarkt, một công ty của Đức, cũng quảng bá Ngày lễ độc thân trong chuỗi cửa hàng của mình.[45] MediaMarkt chi nhánh Bỉ cũng tham gia cuộc chơi này, tuy nhiên lại nhận về phản ứng tiêu cực bởi ngày 11 tháng 11 trùng với lễ kỷ niệm Ngày đình chiến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, và ngày này cũng liên quan đến lễ tưởng niệm đầy bi thương về những nạn nhân chết trong chiến tranh tại Bỉ.[46] Năm 2016, hãng bán lẻ đồ điện tử của Thụy Điển là Elgiganten đã thúc đẩy chiến dịch Ngày Độc thân ở Na Uy trước khi tiến hành ở các quốc gia Bắc Âu khác trong năm tiếp theo.[47][48]

Tại Hàn Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Black Day (tiếng Hàn: 블랙데이, Ngày Đen) là ngày lễ không chính thức dành cho người độc thânHàn Quốc, nhằm ngày 14 tháng 04 mỗi năm. Ngày này có liên quan đến ngày valentineWhite Day như là các ngày lễ vào ngày 14.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ CNN Trung Quốc China's biggest problem? Too many men (Vấn đề lớn nhất của Trung Quốc là có quá nhiều nam giới), Tháng 11 năm 2012
  2. ^ “Singles' Day posts a record haul even at the slowest pace in a decade”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 12 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ Huy, Quy (11 tháng 12 năm 2019). “For Alibaba, Singles Day Is About More Than Huge Sales”. Harvard Business Review. ISSN 0017-8012. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “How Alibaba made Singles' Day the world's largest shopping festival”. Fortune (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ Benjamin Haas (ngày 12 tháng 11 năm 2017). “Chinese shoppers spend a record $25bn in Singles Day splurge [Người mua hàng Trung Quốc dành kỷ lục 25 tỉ đô la Mỹ tiền chi tiêu ngày lễ độc thân]”. Nhật báo The Guardian (Người bảo vệ) (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ a b c C. Custer (ngày 14 tháng 10 năm 2014). “Tmall CEO: this year, Alibaba plans to take Singles Day global [Tổng giám đốc Tmall: Năm nay, Alibaba có kế hoạch đưa Ngày lễ độc thân ra quy mô toàn cầu]”. Tech in Asia. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2014.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Trang SinglesDayBest.com (bằng tiếng Anh). ngày 26 tháng 7 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2019. Đã định rõ hơn một tham số trong |tiêu đề=|title= (trợ giúp)
  8. ^ Haas, Benjamin (12 tháng 11 năm 2017). “Chinese shoppers spend a record $25bn in Singles Day splurge”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2018.
  9. ^ a b c d “Alibaba's Singles' Day sales hit record $38 billion; growth slows”. Reuters. 10 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2020.
  10. ^ Kharpal, Arjun (12 tháng 11 năm 2021). “Alibaba, JD smash Singles Day record with $139 billion of sales and focus on 'social responsibility'. CNBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “Alibaba, JD.com shares rise as Singles Day comes to a close”. 11 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ “双11落幕:天猫4982亿 京东2715亿 小米也是大赢家”. 12 tháng 11 năm 2020.
  13. ^ “一文读懂双11战报:京东累计下单超2044亿 阿里销售额达2684亿_腾讯新闻”.
  14. ^ “2018双十一全网销售总成绩:3143.2亿_京东”.
  15. ^ “【钛晨报】2017双11全网销售额达2539.7亿,手机销售额占比8.7%”.
  16. ^ a b Emily Bary. “Alibaba, JD.com shares rise as Singles Day comes to a close”. Market Watch. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ a b Sherisse Pham. “Singles Day: Alibaba sales blitz rakes in $75 billion as Chinese shake off Covid-19”. CNN. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020.
  18. ^ Kharpal, Arjun (11 tháng 11 năm 2020). “Alibaba's $56 billion Singles Day record overshadowed by 10% stock plunge as China proposes new regulation”. CNBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020.
  19. ^ a b “Alibaba Sets Singles' Day Record With $31 Billion in Sales [Alibaba xác lập kỷ lục Ngày lễ độc thân với doanh thu 31 tỉ đô la Mỹ]”. Bloomberg. ngày 11 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  20. ^ a b “Alibaba's Singles' Day Goes Global With Record $25 Billion in Sales [Ngày lễ độc thân của Alibaba tiến ra quy mô toàn cầu với kỷ lục doanh thu 25 tỉ đô la Mỹ]”. Bloomberg. ngày 12 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
  21. ^ a b “Alibaba posts record Singles' Day sales, but growth slows [Alibaba thông báo doanh thu Ngày lễ độc thân đạt kỷ lục, nhưng tăng trưởng chậm]”. Hãng tin Reuters. ngày 11 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  22. ^ a b “Alibaba's Singles' Day sales surge 60 percent to $14.3 billion [Doanh thu Ngày lễ độc thân của Alibaba tăng vọt 60% lên tới 14,3 tỉ đô la Mỹ]”. Hãng tin Reuters. ngày 12 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  23. ^ a b “Alibaba reports record $9 billion Singles' Day sales [Alibaba báo cáo doanh thu đạt kỷ lục 9 tỉ đô la Mỹ Ngày lễ độc thân]”. Hãng tin Reuters. ngày 12 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  24. ^ a b “Singles' Day sales hit 35 bln [Doanh thu Ngày lễ độc thân chạm mốc 35 tỉ]”. Thời báo Hoàn Cầu. ngày 12 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  25. ^ a b “Tmall and Taobao See $3 Billion in Sales During China's 24-Hour Online Shopfest [Tmall và Taobao trông ra doanh thu 3 tỉ trong suốt lễ hội mua sắm trực tuyến 24 giờ của Trung Quốc]”. Tech in Asia. ngày 12 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012.
  26. ^ a b c d e “Ten years of Singles' Day, China's ridiculously huge shopping festival [Mười năm Ngày lễ độc thân, lễ hội mua sắm khổng lồ đầy hài hước của Trung Quốc]”. Hãng tin Quartz. ngày 9 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  27. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Hãng tin Tân Hoa Xã. ngày 6 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2018. Đã định rõ hơn một tham số trong |tiêu đề=|title= (trợ giúp)
  28. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên auto
  29. ^ Charles Kauffman (14 tháng 11 năm 2017). “China's 11.11 volumes for Alibaba, JD.com continue to surge”. aircargoworld. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2017.
  30. ^ Steven Millward (12 tháng 11 năm 2014). “New record for world's biggest shopping day as Alibaba's shoppers spend $9.3 billion in 24 hours”. Tech in Asia. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014.
  31. ^ “Alibaba's Singles' Day sales hit $14.32 billion”. Reuters. Reuters. 11 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  32. ^ “Big Data Game-Changer: Alibaba's Double 11 Event Raises the Bar for Online Sales”. MIT Technology Review.
  33. ^ Horwitz, Josh. “Crazy statistics from China's biggest shopping day of the year”. Quartz.
  34. ^ “Alibaba smashes Singles Day record as shopping spree hits $25b”. www.techinasia.com.
  35. ^ VB business, online mall Taobao reports $3B in sales in one day, Nov. 2012
  36. ^ Haas, Benjamin (12 tháng 11 năm 2017). “Chinese shoppers spend a record $25bn in Singles Day splurge”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2017.
  37. ^ Tan, Huileng. “Singles' Day kicks off on Thursday in China with a massive party. Here are 5 stats that put the scale of the world's biggest shopping festival into perspective”. Business Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  38. ^ “Singles Day”. Days Of The Year (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2021.
  39. ^ A holiday invasion – Why are Chinese enthusiastically adopting new festive events? Thinking Chinese, November 2011
  40. ^ Wall Street Journal (2011). Chinese Couples Rush to the Altar on 11/11/11. Retrieved 16 November 2011.
  41. ^ Saiidi, Uptin (13 tháng 11 năm 2017). “Singles Day is not just for China anymore”. CNBC. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2018.
  42. ^ “Harbolnas 11.11, Ini Promo yang Ditawarkan Lazada, Shopee, dan Bukalapak”. KOMPAS.com (bằng tiếng Indonesia). 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  43. ^ “Apa Itu Harbolnas yang Digelar pada 12.12 Besok?”. tirto.id (bằng tiếng Indonesia). 11 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020.
  44. ^ “New UK Dating Fair Brings Singles & Brands Together To Mark National Singles Day”. 10 tháng 1 năm 2017.
  45. ^ “Der Singles Day 2018”. MediaMarkt Onlineshop. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2018.
  46. ^ jdb,sir. “Dit weekend vieren we een nieuwe feestdag, en die is vooral interessant voor koopjesjagers”. Het Nieuwsblad (bằng tiếng Hà Lan). Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2017.
  47. ^ Malmberg, Joakim (8 tháng 11 năm 2017). 'Singles Day', the world's biggest shopping fest, is finally coming to the Nordics”. Business Insider. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2018.
  48. ^ Chin, Josh (11 tháng 11 năm 2011). “Chinese Couples Rush to the Altar on 11/11/11”. WSJ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]