Bước tới nội dung

Người Tharu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tharu
थारु
Một người phụ nữ Tharu
Khu vực có số dân đáng kể
   Nepal1,737,470[1]
 India
Ngôn ngữ
Tiếng Tharu, Tiếng Nepal
Tôn giáo
Ấn Độ giáo, Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian khác
Sắc tộc có liên quan

Tharu là một nhóm sắc tộc bản địa sinh sống ở vùng chân đồi phía nam của dãy Himalaya; đa số người Tharu ở khu vực vùng Terai thuộc phạm vi Nepal.[4][5][6][7] Một số nhóm Tharu còn lại sống ở vùng Terai Ấn Độ, chủ yếu ở Uttarakhand, Uttar Pradesh và Bihar.[8][9][10] Người Tharu được Chính phủ Nepal công nhận là một dân tộc chính thức,[11] và được xem như một bộ tộc bởi Chính phủ Ấn Đô. Từ थारू (thāru)[12] được cho là xuất phát từ chữ sthavir có nghĩa là tín đồ Phật giáo Thượng tọa bộ.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]
Người phụ nữ Tharu trong trang phục truyền thống.

Năm 2011, người Tharu ở Nepal được thống kê tổng là 1,737,470 người, tức chiếm 6.6% dân số cả nước.[1] Năm 2009, đại bộ phận người Tharu được cho là sinh sống chủ yếu ở Nepal.[13] Những phân nhóm Tharu nằm rải rác hầu hết vùng Terai:[14]

Một ngôi làng Tharu nằm gần Công viên Quốc gia Bardia.
Một người đàn ông Tharu.

Bản thân những người Tharu nói rằng họ là người rừng. Người Tharu tại Chitwan đã sống trong những cánh rừng bản địa hơn ngàn năm nay với tập tục canh tác nương rẫy bằng hình thức du canh du cư. Họ trồng lúa, hột cải (mù tạt), ngô và đậu lăng, nhưng cũng đồng thời thu hái lâm sản như hoa quả tự nhiên, rau, cây dược liệu và vật liệu để xây dựng nhà cửa; săn bắt hươu, nai, thỏ và lợn rừng, đánh bắt cá ở những vùng sông, hồ.

Cấu trúc hộ gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở vùng phía tây khu vực Terai, đa số những người Rana Tharu thích sống trong những Badaghar gọi là nhà dài với một đại gia đình truyền thống gồm nhiều thế hệ và có khoảng hơn 40 thành viên. Tất cả các thành viên trong gia đình tập trung lao động cùng nhau, đóng góp thu nhập cho nhau, chia sẻ chi tiêu với nhau và dùng chung một nhà bếp.[20]

Cấu trúc xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Tharu ở vùng viễn tây và viễn đông Nepal thực hiện hệ thống hình thái xã hội Badghar, trong đó Badghar là thủ lĩnh được bầu ra của một ngôi làng hay một nhóm nhỏ của ngôi làng đó trong một năm. Cuộc bầu cử thũ lĩnh thường diễn ra trong tháng Magh (Tháng 1/ Tháng 2), sau khi tổ chức Lễ hội Maghi và hoàn thành đầy đủ các hoạt động canh tác nông nghiệp. 

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cộng đồng người Tharu sinh sống ở những vùng khác nhau của Nepal và Ấn Độ không có chung một ngôn ngữ. Một vài cộng đồng nói tiếng địa phương riêng. Ở phía tây Nepal và các vùng lân cận của Ấn Độ, người Tharu dùng những biến ngữ của tiếng Hindi, Urdu và Awadhi để giao tiếp. Ở vùng trung tâm Nepal và các vùng xung quanh, các phân nhóm Tharu sử dụng biến ngữ tiếng Bhojpuri. Còn cộng đồng Tharu sinh sống ở phía đông Nepal thì giao tiếp bằng biến ngữ Maithili[cần dẫn nguồn]

Ẩm thực Tharu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống hôn nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống, hôn nhân thường được sắp xếp rất sớm từ trước trong khoảng thời gian mang thai của hai người phụ nữ. Nếu họ sinh ra hai đứa trẻ khác giới, hai đứa trẻ đó được coi là vợ chồng nếu chúng lớn lên cùng nhau như hai người bạn. Đó là không chắc chắn rằng nếu có một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành và từ chối người mà nó đã được đính ước từ trước hay không. Và nếu trường hợp này xảy ra thì rất khó để tìm một người bạn đời khác thay thế vì hầu hết những đứa bé đều được đính hôn từ nhỏ trước. Tuy nhiên phong tục này đã và đang biến mất dần hoặc có thể sẽ vẫn tiếp tục biến mất trong tương lai. 

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Central Bureau of Statistics (2012). National Population and Housing Census 2011 (National Report) (PDF). Government of Nepal, National Planning Commission Secretariat, Kathmandu. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ Office of the Registrar General, India (2001). “Uttaranchal. Data Highlights: The Scheduled Tribes. Census of India 2001” (PDF). Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2008.
  3. ^ Office of the Registrar General, India (2001). “Uttar Pradesh. Data Highlights: The Scheduled Tribes. Census of India 2001” (PDF).
  4. ^ Bista, D. B. (1971). People of Nepal . Kathmandu: Ratna Pustak Bhandar.
  5. ^ Rajaure, D. P. (1981). “Tharus of Dang: the people and the social context” (PDF). Kailash. Kathmandu: Ratna Pustak Bhandar. 8 (3/4): 155–185.
  6. ^ McLean, J. (1999). “Conservation and the impact of relocation on the Tharus of Chitwan, Nepal”. XIX (2). Himalayan Research Bulletin: 38–44. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ Guneratne, A. (2002). Many tongues, one people: The making of Tharu identity in Nepal. Ithaca, New York: Cornell University Press.
  8. ^ Verma, S.C. (2010). “The eco-friendly Tharu tribe: A study in socio-cultural dynamics” (PDF). Journal of Asia Pacific Studies. 1 (2): 177–187.[liên kết hỏng]
  9. ^ “Genes and Resistance to Disease”. tr. 110. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2017.
  10. ^ “Internal Conflicts: Military Perspectives”. tr. 62. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2017.
  11. ^ Lewis, M. P., G. F. Simons, and C. D. Fennig (eds.) (2014). “Tharu, Chitwania: a language of Nepal”. Ethnologue: Languages of the World, Seventeenth edition. Dallas, Texas: SIL International, online version.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)CS1 maint: Multiple names: authors list (link) CS1 maint: Extra text: authors list (link)
  12. ^ Turner, R. L. (1931). “थारु thāru”. A Comparative and Etymological Dictionary of the Nepali Language. London: K. Paul, Trench, Trubner. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2017.
  13. ^ Central Bureau of Statistics (2009). “Chapter 1: Area and Population; Table 1.7: Population Distribution by Caste/Ethnic Groups and Sex for Nepal, 2001”. Statistical Year Book of Nepal 2009. Kathmandu: Government of Nepal.
  14. ^ Krauskopff, G. (1995). “The anthropology of the Tharus: an annoted bibliography” (PDF). Kailash. 17 (3/4): 185–213.
  15. ^ Lewis, M. P., G. F. Simons, and C. D. Fennig (eds.) (2014). “Tharu, Kathoriya: a language of Nepal”. Ethnologue: Languages of the World, Seventeenth edition.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)CS1 maint: Multiple names: authors list (link) CS1 maint: Extra text: authors list (link)
  16. ^ Lewis, M. P., G. F. Simons, and C. D. Fennig (eds.) (2014). “Sonha, a language of Nepal”. Ethnologue: Languages of the World, Seventeenth edition. Dallas, Texas: SIL International. Online version.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)CS1 maint: Multiple names: authors list (link) CS1 maint: Extra text: authors list (link)
  17. ^ Lewis, M. P., G. F. Simons, and C. D. Fennig (eds.) (2014). “Tharu, Dangaura: a language of Nepal”. Ethnologue: Languages of the World, Seventeenth edition. Dallas, Texas: SIL International. Online version.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)CS1 maint: Multiple names: authors list (link) CS1 maint: Extra text: authors list (link)
  18. ^ Lewis, M. P., G. F. Simons, and C. D. Fennig (eds.) (2014). “Tharu, Kochila: a language of Nepal”. Ethnologue: Languages of the World, Seventeenth edition. Dallas, Texas: SIL International. Online version.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)CS1 maint: Multiple names: authors list (link) CS1 maint: Extra text: authors list (link)
  19. ^ Lewis, M. P., G. F. Simons, and C. D. Fennig (eds.) (2014). “Dhanwar: a language of Nepal”. Ethnologue: Languages of the World, Seventeenth edition. Dallas, Texas: SIL International. Online version.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)CS1 maint: Multiple names: authors list (link) CS1 maint: Extra text: authors list (link)
  20. ^ Lam, L. M. (2009). “Park, hill migration and changes in household livelihood systems of Rana Tharus in Far-western Nepal” (PDF). University of Adelaide. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]