Bước tới nội dung

Nguyễn Mậu Tài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Mậu Tài
An Lĩnh bá
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1616
Nơi sinh
Hà Nội
Mất
Ngày mất
1688
Nơi mất
Hà Nội
Giới tínhnam
Tước hiệuAn Lĩnh nam
An Lĩnh bá
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Lê trung hưng

Nguyễn Mậu Tài (chữ Hán: 阮茂才; 1616-1688) là đại thần nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Mậu Tài người làng Kim Sơn, nay thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Năm 31 tuổi (1646), ông đỗ đồng tiến sĩ đời Lê Chân Tông.

Trong niên hiệu Dương Đức (1672-1673) đời Lê Gia Tông, ông làm Đô ngự sử, lĩnh tước An Lĩnh nam. Ông được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc cống nhà Minh, khi về được thăng làm Thượng thư bộ Hình, lên tước tử, sau đó sang làm Thượng thư bộ Binh.

Năm 1676 đời Lê Hy Tông, ông cùng thượng thư bộ Công là Hồ Sĩ Dương vào làm Tham tụng trong phủ chúa. Ít lâu sau ông sang làm Thượng thư bộ Lễ, giữ chức Tể tướng trong 6 năm, được mọi người khen là không có lầm lỗi[1].

Năm 1682, ông làm tham chính ở Thanh Hoa, bị Nguyễn Văn Đương (là thông gia và cùng cánh với Hồ Sĩ Dương) tố cáo là kết bè cánh nên bị cách chức Tể tướng, giáng làm Tả thị lang bộ Hộ.

Năm 1685, ông lên làm Thượng thư bộ Công, sau đó lại vào phủ chúa làm Tham tụng, giữ chức An Lĩnh bá.

Lúc đó vì tuổi cao, Nguyễn Mậu Tài xin nghỉ hưu. Chúa Trịnh Căn có ban cho ông 5 chữ "Kỳ cựu trấn nhã tục", nghĩa là "tuổi già làm quan lâu, làm gương cho người nhã, kẻ tục" và cố giữ ông lại không cho về.

Năm 1688, ông đã 73 tuổi, lại xin nghỉ hưu, nhưng chưa kịp về thì đã qua đời. Triều đình truy tặng ông là Thượng thư bộ Lễ, hàm Thiếu bảo.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Em ông là Nguyễn Mậu Dị đỗ đồng tiến sĩ khoa Kỷ Hợi 1559 làm đế Phó ngự sử, Bồi tụng.

Con ông là Nguyễn Duy Viên đỗ đồng tiến sĩ khoa Giáp Tuất 1694, làm đến Thiêm đô ngự sử.

Cháu ông là Nguyễn Khiêm Ích làm đến chức Thượng thư, Tham tụng thời Lê Thuần Tông tới Lê Ý Tông.

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử gia Phan Huy Chú nhận định về ông như sau[2]:

Ông là người trong sạch, nhã nhặn, đứng đắn, chắc chắn; đối với người không bao giờ gây oán. Bấy giờ ai cũng tôn ông là người có đức và độ lượng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 332
  2. ^ Phan Huy Chú, sách đã dẫn, tr 333