Bước tới nội dung

Nguyễn Cận

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Cận
Chức vụ
Phó tư lệnh kiêm Chủ nhiệm phòng không-Quân khu 4, tư lệnh sư đoàn 341B, tư lệnh Binh đoàn 318 dầu khí.
Vị tríViệt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1920
Thanh Chương, Nghệ An
Mất1999
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Cận (1920-1999) là một sĩ quan cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá. Ông nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 57 thuộc sư đoàn 304, là đơn vị tiếp quản Hà Nội đầu tiên vào ngày 9 tháng 10 năm 1954.[1], nguyên Phó tư lệnh kiêm Chủ nhiệm phòng không-Quân khu 4, nguyên tư lệnh sư đoàn 341B, nguyên Tư lệnh Binh đoàn 318 dầu khí của Bộ Quốc phòng.[2]

Thân thế sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông sinh năm 1920, tại thôn Liễu Nha, xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ ông đã có nền tảng học vấn khá tốt, sau ông theo học tại trường Quốc Học ở Vinh. Năm 1945, Cách mạng tháng 8 bùng nổ, ông tham gia Vệ quốc đoàn, trở thành tiểu đội trưởng trong Chi đội Đội Cung, tiền thân của Trung đoàn 57 sau này. Trong tiểu đội ông bấy giờ có một liên lạc viên mới 17 tuổi, tên là Lê Hoàng Thống, chính là Trung tướng Lê Nam Phong sau này.[3]
  • Cuối năm 1946, quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương. Chi đội Đội Cung trở thành đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của Khu 4, sau của cả Liên khu 4, cuối năm 1948 được tổ chức lại thành Trung đoàn 57. Ông cùng đơn vị tham gia chiến đấu nhiều trận, thăng dần lên Trung đội trưởng, Đại đội trưởng. Năm 1950, Đại đoàn 304 được thành lập, gồm Trung đoàn 9, 66 và 57[4]. Bấy giờ ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 418, thuộc Trung đoàn 57.[5]
  • Năm 1954, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 57, tham gia trận Điện Biên Phủ, chỉ huy đơn vị bao vây cứ điểm Hồng Cúm[6]. Sau khi Hiệp định Genève, 1954 được ký kết, ông được lệnh cùng đơn vị tiến vào tiếp quản Hà Nội ngày 9 tháng 10 năm 1954[7]
  • Ngay sau khi tiếp quản Hà Nội, do có kiến thức văn hóa cao so với mặt bằng bấy giờ, ông được phân công đi học về pháo phòng không. Khi Đại đoàn Pháo cao xạ 367 được thành lập, ông được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 689. Ông được phong quân hàm Trung tá trong đợt phong hàm chính quy đầu tiên.
  • Đầu năm 1965, ông được điều về Bộ Tư lệnh Đoàn 559, giữ chức Tham mưu phó phòng không[8]. Đến đầu năm 1967, ông lại được điều về Quân khu 4, giữ chức vụ Phó tư lệnh kiêm Chủ nhiệm phòng không, hàm Thượng tá. Năm 1974, ông được thăng Đại tá.
  • Năm 1976, theo chỉ thị của Trung ương, sư đoàn 341B được thành lập[9], phụ trách việc xây dựng đường sắt Thống Nhất. Ông được cử làm Tư lệnh sư đoàn.
  • Cuối năm 1979, ông được điều vào Vũng Tàu, làm Tư lệnh Binh đoàn 318 Dầu khí – Bộ Quốc phòng. Binh đoàn có quân số khoảng từ 1 đến 2 vạn người, có vị trí và quyền hạn như một quân đoàn.[2]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vẹn nguyên ký ức hào hùng
  2. ^ a b “Bản hùng ca Bộ đội Cụ Hồ xây dựng ngành dầu khí”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ Lê Nam Phong, Cuộc đời và chiến trận (hồi ký). 2007. Chương III: "Chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn".
  4. ^ Giải mã đơn vị ‘tiền trạm’ tiếp quản Thủ đô
  5. ^ Nhớ mãi trận Phù Trịch
  6. ^ “Bao vây Hồng Cúm”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2014.
  7. ^ Trung đoàn 57, sư đoàn 304 - Đơn vị đầu tiên tiếp quản Hà Nội
  8. ^ Trường Sơn - Đường khát vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009. Chương II: Những bước tiến dài, vươn rộng.
  9. ^ Đây không phải là Sư đoàn 341, còn gọi là Đoàn Sông Lam, thành lập năm 1972.
  10. ^ Đồng chí Nguyễn Côn[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]