Ninh Sơn, thành phố Ninh Bình

Ninh Sơn
Phường
Phường Ninh Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốNinh Bình
Trụ sở UBNDPhố Phúc Khánh
Thành lập3/12/2007[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°13′45″B 105°59′24″Đ / 20,22917°B 105,99°Đ / 20.22917; 105.99000
Ninh Sơn trên bản đồ Việt Nam
Ninh Sơn
Ninh Sơn
Vị trí phường Ninh Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích4,70 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng10.860 người[2]
Mật độ2.311 người/km²
Khác
Mã hành chính14356[3]
Mã bưu chính431620

Ninh Sơn là một phường thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Ninh Sơn nằm ở phía nam thành phố Ninh Bình, cách trung tâm thành phố 3,5 km, có vị trí địa lý:

Phường Ninh Sơn có diện tích là 4,70 km², dân số năm 2019 là 10.860 người[2], mật độ dân số đạt 2.311 người/km².

Đây là phường có nghề trồng hoa và rau sạch nổi tiếng của thành phố. Đây cũng là phường có tuyến đường quốc lộ 35, tức đường nối cảng Ninh Phúc mới tránh thành phố Ninh Bình (đường Trần Nhân Tông) và Quốc lộ 10 đi qua.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Ninh Sơn được chia thành 12 tổ dân phố: Bắc Thịnh, Bích Đào, Hợp Thiện, Hưng Phúc, Nam Thịnh, Phong Đào, Phúc Khánh, Phương Đình, Thanh Bình, Thiện Tân, Thiện Tiến, Thượng Lân.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 69-CP[5] về việc sáp nhập trên cơ sở 102,35 ha diện tích tự nhiên và 2.290 nhân khẩu của xã Ninh Sơn thuộc huyện Hoa Lư vào thị xã Ninh Bình quản lý để thành lập phường Bích Đào.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Ninh Sơn còn lại 465,15 ha diện tích tự nhiên và 8.247 nhân khẩu.

Ngày 9 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2004/NĐ-CP[6] về việc chuyển xã Ninh Sơn thuộc huyện Hoa Lư về thị xã Ninh Bình quản lý.

Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2005/NĐ-CP[7] về việc điều chỉnh 26 ha diện tích tự nhiên và 1.300 nhân khẩu của xã Ninh Sơn về phường Nam Bình quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Ninh Sơn có 470,01 ha diện tích tự nhiên và 8.054 nhân khẩu.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2007/NĐ-CP[8] về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình và xã Ninh Sơn trực thuộc thành phố Ninh Bình.

Ngày 3 tháng 12 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 177/2007/NĐ-CP[1] về việc thành lập phường Ninh Sơn thuộc thành phố Ninh Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Ninh Sơn.

Phường Ninh Sơn có 466,43 ha diện tích tự nhiên và 8.615 nhân khẩu.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Khu công nghiệp Phúc Sơn Lưu trữ 2013-12-27 tại Wayback Machine (thuộc phường Ninh Sơn và xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình). Tổng diện tích 145ha, là khu công nghiệp sạch với sản phẩm may mặc, lắp ráp điện tử, dụng cụ đo lường và sản xuất phần mềm. Khu được Thành lập trên cơ sở cụm công nghiệp Phúc Sơn đã được Quy hoạch, thu hồi đất và xây dựng một phần cơ sở hạ tầng, có các điều kiện về kinh tế, xã hội rất tốt.

Chợ Chẹo thuộc làng Thiên Trạo xã Ninh Sơn là chợ quê trên địa bàn thành phố Ninh Bình nằm trong danh sách các chợ loại 1, 2, 3 ở Ninh Bình từ năm 2008.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Nghị định 177/2007/NĐ-CP thành lập phường Ninh Sơn thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 3 tháng 2 năm 2007.
  2. ^ a b Đặng Đức Tân (3 tháng 10 năm 2019). STT 112: Dân số tại thời điểm theo đơn vị hành chính cấp xã, 01/4/2019 - tỉnh Ninh Bình (Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 tại tỉnh Ninh Bình). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Thông tư số 06/2019/TT-BTNMT ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thuỷ văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Ninh Bình”. Thư viện Pháp luật. 28 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Nghị định 69-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư, thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình; thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 2 tháng 11 năm 1996.
  6. ^ “Nghị định 16/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 9 tháng 1 năm 2004.
  7. ^ “Nghị định 58/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã và thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 28 tháng 4 năm 2005.
  8. ^ “Nghị định 19/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 7 tháng 2 năm 2007.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]