Bước tới nội dung

Tân Thành, thành phố Ninh Bình

Tân Thành
Phường
Phường Tân Thành
Một khách sạn ở Tân Thành
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốNinh Bình
Trụ sở UBNDĐường Trần Hưng Đạo, tổ dân phố Tân Trung
Thành lập1/1/1997[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°15′34″B 105°57′36″Đ / 20,25944°B 105,96°Đ / 20.25944; 105.96000
Tân Thành trên bản đồ Việt Nam
Tân Thành
Tân Thành
Vị trí phường Tân Thành trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1,75 km²[2]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng10.861 người[2]
Mật độ6.206 người/km²
Khác
Mã hành chính14323[3]
Mã bưu chính431300
Websitetanthanh.tpninhbinh.ninhbinh.gov.vn

Tân Thành là một phường thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Tân Thành nằm ở trung tâm thành phố Ninh Bình, có vị trí địa lý:

Phường Tân Thành có diện tích là 1,75 km², dân số năm 2023 là 10.861 người,[2] mật độ dân số đạt 6.206 người/km².

Phường có tuyến Quốc lộ 1 xuyên Việt đi qua.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Tân Thành được chia thành 14 tổ dân phố: Bắc Thành, Đẩu Long, Khánh Thành, Khánh Trung, Kỳ Lân, Nhật Tân, Phúc Tân, Tân An, Tân Khang, Tân Quý, Tân Thịnh, Tân Trung, Tân Văn, Trung Nhì.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 4 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 151-CP[5] về việc thành lập phường Lương Văn Tụy thuộc thị xã Ninh Bình trên cơ sở tách một phần diện tích và nhân khẩu của thị trấn Ninh Bình cũ thuộc huyện Hoa Lư.

Ngày 17 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 200-HĐBT[6] về việc tách xã Ninh Thành của huyện Hoa Lư (trừ 20 hécta đất của thôn Phúc Ám) để sáp nhập vào thị xã Ninh Bình quản lý.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[7] về việc chia tỉnh Hà Nam Ninh thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Khi đó, phường Lương Văn Tụy, xã Ninh Thành thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Ngày 2 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 69-CP (nghị định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1997)[1] về việc:

  • Sáp nhập 29,97 ha diện tích tự nhiên và 855 nhân khẩu của xã Ninh Khánh thuộc huyện Hoa Lư vào thị xã Ninh Bình quản lý.
  • Thành lập phường Tân Thành trên cơ sở 123,05 ha diện tích tự nhiên và 3.058 nhân khẩu của xã Ninh Thành; 9 ha diện tích tự nhiên và 994 nhân khẩu của phường Lương Văn Tuỵ; 23,47 ha diện tích tự nhiên và 849 nhân khẩu của một phần xã Ninh Khánh.

Phường Tân Thành có diện tích tự nhiên 155,52 ha và 4.901 nhân khẩu.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2007/NĐ-CP[8] về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình. Phường Tân Thành trực thuộc thành phố Ninh Bình.

Ngày 16 tháng 7 năm 2014, HĐND tỉnh Ninh Bình ban hành Nghị quyết số 08/NQ-HĐND[9] về việc:

  • Thành lập tổ dân phố Tân An trên cơ sở một phần của các tổ dân phố Bắc Thành và Kỳ Lân.
  • Thành lập tổ dân phố Tân Thịnh trên cơ sở một phần của tổ dân phố Đẩu Long.

Tân Thành hiện là phường có tốc độ đô thị hóa và phát triển mạnh của thành phố Ninh Bình với khu đô thị Tân An, công viên văn hóa Tràng An và các công trình hạ tầng thuộc dự án khu du lịch Tràng An.

Chợ Đón nằm tại đường Lương Văn Tuy là chợ trong danh sách các chợ loại 1, 2, 3 ở tỉnh Ninh Bình.

  • Khu đô thị mới Tân An hiện đang được xây dựng trên địa bàn phường.
  • Khu công viên văn hóa Tràng An được quy hoạch với diện tích trên 288 ha thuộc phường Ninh Khánh, phường Tân Thành, xã Ninh Nhất của thành phố Ninh Bình và xã Ninh Xuân của huyện Hoa Lư. Công viên văn hóa Tràng An được xây dựng gồm nhiều phân khu chức năng như: khu quản lý điều hành, khu cây xanh công viên, khu dịch vụ, khách sạn,...

Chùa Đẩu Long thuộc phường Tân Thành, cùng với chùa A Nậu là một trong 2 chùa của thành phố được xếp bằng di tích văn hóa cấp quốc gia. Chùa này cùng với chùa Linh Cốc, chùa A Nậu, chùa Dầu, chùa Tháp là những chùa thời Trần còn lại trên đất Ninh Bình.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định số 69-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư, thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình; thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 2 tháng 11 năm 1996.
  2. ^ a b c “Dự thảo báo cáo tóm tắt Đề án: "Thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc" (PDF). 11 tháng 7 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Thông tư số 06/2019/TT-BTNMT ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thuỷ văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Ninh Bình”. Thư viện Pháp luật. 28 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Quyết định số 151-CP năm 1981 về việc một số đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Thư viện pháp luật. 9 tháng 4 năm 1981.
  6. ^ “Quyết định số 200-HĐBT năm 1982 về việc mở rộng địa giới hai thị xã Hà Nam, Ninh Bình và thành lập thị xã Tam Điệp thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Thư viện pháp luật. 17 tháng 12 năm 1982.
  7. ^ “Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”. Thư viện pháp luật. 26 tháng 12 năm 1991.
  8. ^ “Nghị định số 19/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 7 tháng 2 năm 2007.
  9. ^ HĐND tỉnh Ninh Bình (16 tháng 7 năm 2014). “Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc thành lập, sáp nhập, điều chỉnh, sắp xếp lại, đổi tên tổ dân phố thuộc thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô và sáp nhập, điều chỉnh, thành lập một số tổ dân phố thuộc phường Nam Thành, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Caselaw Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]