Bước tới nội dung

Ninh Khánh

Ninh Khánh
Phường
Phường Ninh Khánh
Khách sạn Legend tại Ninh Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốNinh Bình
Trụ sở UBNDĐường Ninh Khánh, tổ dân phố Khánh Bình
Thành lập28/4/2005[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°16′41″B 105°57′55″Đ / 20,27806°B 105,96528°Đ / 20.27806; 105.96528
Ninh Khánh trên bản đồ Việt Nam
Ninh Khánh
Ninh Khánh
Vị trí phường Ninh Khánh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,37 km²[2]
Dân số (31/12/2023)
Tổng cộng13.281 người[2]
Mật độ2.473 người/km²
Khác
Mã hành chính14344[3]
Mã bưu chính431670
Websiteninhkhanh.tpninhbinh.ninhbinh.gov.vn

Ninh Khánh là một phường thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Ninh Khánh nằm ở phía bắc thành phố Ninh Bình, có vị trí địa lý:

Phường Ninh Khánh có diện tích là 5,37 km², dân số năm 2023 là 13.281 người,[2] mật độ dân số đạt 2.473 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Ninh Khánh được chia thành 16 tổ dân phố: Bình Chương, Bình Hà, Bình Hòa, Bình Khang, Bình Yên, Bình Yên Tây, Hợp Thành, Hưng Phúc, Khánh Bình, Khánh Minh, Khánh Tân, Kim Đa, Mía Đông, Mía Tây, Trung Thành, Vinh Quang.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối thế kỷ 19 về trước, vùng đất Ninh Khánh bao gồm 2 xã: Cam Giá, Đái Nhân và thôn Kim Đa thuộc tổng Đa Giá, huyện Gia Viễn.

Đầu thế kỷ 20, thành lập huyện Gia Khánh, tổng Đa Giá thuộc huyện Gia Khánh.

Tháng 9 năm 1948, thành lập xã Nhân Hòa trên cơ sở 2 xã: Cam Giá, Đái Nhân và thôn Kim Đa.

Tháng 6 năm 1949, thành lập xã Ninh Khánh trên cơ sở xã Nhân Hòa và xã Đại La.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chia xã Ninh Khánh thành xã Ninh Khang và xã Ninh Khánh thuộc huyện Hoa Lư.[5]

Ngày 9 tháng 4 năm 1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 151-CP[6] về việc thành lập thị xã Ninh Bình trên cơ sở tách thị trấn Ninh Bình của huyện Hoa Lư. Huyện lỵ Hoa Lư dời về xã Ninh Khánh.

Ngày 2 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 69-CP[7] về việc:

  • Sáp nhập 29,97 ha diện tích tự nhiên và 855 nhân khẩu của xã Ninh Khánh thuộc huyện Hoa Lư vào thị xã Ninh Bình quản lý.
  • Thành lập phường Tân Thành trên cơ sở điều chỉnh 23,47 ha diện tích tự nhiên và 849 nhân khẩu của xã Ninh Khánh.
  • Thành lập phường Đông Thành trên cơ sở điều chỉnh 6,50 ha diện tích tự nhiên và 6 nhân khẩu của xã Ninh Khánh.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Ninh Khánh còn lại 521,95 ha diện tích tự nhiên và 9.522 nhân khẩu.

Ngày 9 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2004/NĐ-CP[8] về việc chuyển xã Ninh Khánh thuộc huyện Hoa Lư về thị xã Ninh Bình quản lý.

Ngày 28 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2005/NĐ-CP[1] về việc thành lập phường Ninh Khánh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Ninh Khánh.

Phường Ninh Khánh có 535,82 ha diện tích tự nhiên và 7.027 nhân khẩu.

Ngày 7 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2007/NĐ-CP[9] về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình. Phường Ninh Khánh trực thuộc thành phố Ninh Bình.

Ninh Khánh là một phường mới, vì vậy mà hiện tại ở đây đang được đầu tư xây dựng khá mạnh với nhiều dự án lớn như: Quảng trường tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế, Công viên Tràng An, các khách sạn, đường giao thông...

  • Khu công viên văn hóa Tràng An được quy hoạch với diện tích trên 288ha thuộc các phường Ninh Khánh, Tân Thành, xã Ninh Nhất (thành phố Ninh Bình) và xã Ninh Xuân (Hoa Lư). Công viên văn hóa Tràng An được xây dựng gồm nhiều phân khu chức năng như khu quản lý điều hành, khu cây xanh công viên, khu dịch vụ, khách sạn,...
  • Dự án Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế tại trung tâm thành phố Ninh Bình đang được thi công với mức tổng đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, quy mô gần 60ha, trong đó khu quảng trường chính, tượng đài gần 20ha, còn lại là cây xanh, hồ nước công viên. Tượng Đinh Tiên Hoàng Đế có khối lượng 100 tấn, phần thân cao 9,9m, phần bệ cao 10m. Theo quy mô đã được phê duyệt, ngoài phần tượng Đinh Tiên Hoàng Đế, 4 góc xung quanh tượng đài còn có tượng 4 vị quan đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cao 5m, có lính canh và ngựa bằng đá.
  • Khách sạn Ninh Binh Legend Hotel (Ninh Bình Huyền Thoại) thuộc phường Ninh Khánh đạt tiêu chuẩn 4 sao đã khai trương vào dịp Xuân 2010. Đây là khách sạn Phía bắc giáp quảng trường trung tâm thành phố Ninh Bình, Phía nam nhìn về du du lịch sinh thái Tràng Ancố đô Hoa Lư. Khách sạn Ninh Bình Huyền Thoại được thiết kế theo phong cách Pháp trên tổng diện tích 5.680 m². Với 10.000 m² xây dựng, 11 tầng và 108 buồng nghỉ. Tất cả các buồng nghỉ đều có cửa sổ lớn nhìn ra không gian núi non.
  • Dự án Xây dựng Đại lộ Đinh Tiên Hoàng với mục tiêu mở rộng không gian đô thị thành phố Ninh Bình là một dự án lớn, có quy mô vốn đầu tư dự kiến 30 triệu USD gồm đường trục chính xây mới dài khoảng 6 km với điểm đầu Quảng trường 2, điểm cuối nút giao ngã tư đầu cầu Gián Khẩu.[10] Dự án Đại lộ Đinh Tiên Hoàng đi qua địa bàn các phường Đông Thành, Ninh Khánh của thành phố Ninh Bình và các xã Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Giang của huyện Hoa Lư.
  • Khách sạn Hoàng Sơn Peace đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Tính đến năm 2010, Ninh Khánh có 1 di tích cấp quốc gia là chùa A Nậu – một trong hàng chục ngôi chùa được vua Trần Thái Tông xây dựng trên đất cố đô Hoa Lư khi ông về ẩn náu tại hành cung Vũ âm. Các đền, chùa khác được Trần Thái Tông xây dựng là: chùa Linh Cốc, chùa Sen, chùa Đẩu Long, chùa Dầu, chùa Tháp và đền thờ thần Quý Minh trấn nam Hoa Lư tứ trấn tại Tràng An,... Ninh Khánh cũng là phường được công nhận Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dânNinh Bình.

Chùa A Nậu (chùa Sêu) ở Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Nghị định số 58/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường, xã và thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 28 tháng 4 năm 2005.
  2. ^ a b c “Dự thảo báo cáo tóm tắt Đề án: "Thành lập thành phố Hoa Lư, đồng thời sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường trực thuộc" (PDF). 11 tháng 7 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Thông tư số 06/2019/TT-BTNMT ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thuỷ văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Ninh Bình”. Thư viện Pháp luật. 28 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Lịch sử hành chính phường Ninh Khánh”. Trang thông tin điện tử phường Ninh Khánh. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.
  6. ^ “Quyết định 151-CP năm 1981 về việc một số đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã thuộc tỉnh Hà Nam Ninh”. Thư viện pháp luật. 9 tháng 4 năm 1981.
  7. ^ “Nghị định số 69-CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Bình và huyện Hoa Lư, thành lập phường thuộc thị xã Ninh Bình; thành lập thị trấn huyện lỵ huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 2 tháng 11 năm 1996.
  8. ^ “Nghị định số 16/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 9 tháng 1 năm 2004.
  9. ^ “Nghị định số 19/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 7 tháng 2 năm 2007.
  10. ^ “Xây dựng Đại lộ Đinh Tiên Hoàng ngày=”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2015.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]